Ăn các thực phẩm này, tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn
Đau lưng có thể được ngăn ngừa bằng cách thay đổi thói quen tập thể dục, chỉnh sửa vị trí ngủ hoặc bạn có thể giảm triệu chứng đau lưng bằng cách tránh ăn thực phẩm này.
Đau lưng là một tình trạng phổ biến thường tự cải thiện trong vòng một vài tuần hoặc vài tháng. Căn bệnh này có thể gây ra bởi một chấn thương nhỏ, hoặc thậm chí ngủ ở vị trí sai. Tuy nhiên, chế độ ăn uống cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đau lưng.
Earle Logan, cố vấn cơ bắp và khớp của A. Vogel cho biết, các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng chất béo hoặc muối cao có thể gây viêm trong cơ thể và dẫn đến đau lưng. Uống cà phê buổi sáng cũng có thể gây đau lưng. Đặc biệt, thức ăn nhiều đường cũng là một nguy cơ. Nhiều loại thực phẩm có thể kích thích phản ứng viêm.
Các loại thực phẩm chế biến có hàm lượng chất béo hoặc muối cao có thể gây viêm trong cơ thể và dẫn đến đau lưng
Thay vào đó hãy tập trung vào những thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh như trái cây, rau và nhiều ngũ cốc nguyên hạt. Cần tăng lượng vitamin D và canxi của bạn bởi hai chất dinh dưỡng này đều rất quan trọng, nhằm hỗ trợ xương.
Một số bài tập cũng có thể giúp ngăn ngừa đau lưng. Bơi lội là một trong những bài tập tốt nhất để ngăn chặn cơn đau lưng khi trở lại, vì đó là một bài tập nhẹ nhàng và ít tác động. Các bài tập cũng có thể giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt, mà không gây ra bất kỳ đau hoặc khó chịu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tập thể dục quá mức cũng có thể làm căng cơ khiến tình trạng đau lưng tồi tệ hơn. Đau lưng dưới là loại đau lưng phổ biến nhất nhưng thường không cần lo lắng vì nó sẽ được cải thiện theo thời gian. Những người bị đau lưng có thể thử dùng thuốc giảm đau chống viêm để giảm đau ngắn hạn do đau lưng. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau lưng và tê quanh bộ phận sinh dục.
Huy Hoàng
T heo: express
Những tác dụng chữa bệnh 'thần kỳ' từ củ gừng
Gừng chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, cảm lạnh... Gừng còn giúp chữa đau lưng, đau vai, đau đầu, làm hạ huyết áp, chống ung thư cực tốt.
Ảnh minh hoạ: Internet
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn. Ảnh minh hoạ: Internet
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả. Ảnh minh hoạ: Internet
Đau lưng và đau vai: khi bị đau lưng và đau vai, nên dùng nước gừng nóng cho thêm chút muối và dấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và dấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này giúp cơ bắp được thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.
Trị giun kim: trước khi đi ngủ, nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng tươi nóng, đồng thời uống khoảng 1 - 2 cốc nước gừng nóng, kiên trì trong khoảng 10 ngày có tác dụng diệt giun kim hiệu quả.
Trị hôi chân: cho thêm chút muối và dấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.
Cao huyết áp: khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15 - 20 phút. Nước gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp sẽ từ từ hạ xuống.
Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở. Ảnh minh hoạ: Internet
Ngộ độc thực phẩm:Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Viêm nha chu: thường xuyên dùng nước trà tươi nóng để súc miệng hoặc uống đều có hiệu quả chữa trị bệnh viêm nha chu. Nên uống hoặc súc miệng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Nếu cổ họng bị rát, ngứa hoặc đau có thể cho thêm chút muối ăn vào hòa tan và uống nóng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.
Phòng ngừa và trị sâu răng: mỗi buổi sáng và tối kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày có tác dụng bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.
Những lưu ý khi dùng gừng
Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
HOÀ THUẬN
Theo Tiền Phong
Cứu sống cô gái 20 tuổi bị áp xe não do lao Bệnh nhân ở Quảng Bình đang điều trị lao bị áp xe não vừa được bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới cứu sống. Bệnh nhân đau lưng, đau đầu, liệt 2 chi dưới, đã đi khám nhiều nơi và uống nhiều thuốc nhưng không phát hiện ra bệnh. Ngày 8/3, bệnh nhân thăm khám tại Bệnh...