Ăn cá như thế nào tốt cho sức khỏe?
Không ăn cá sống, phải loại bỏ ruột và mật cá trước khi ăn để hạn chế lây nhiễm ký sinh trùng.
Cá chứa nhiều protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, phải ăn đúng cách mới có thể hấp thu được toàn bộ chất dinh dưỡng.
Không ăn cá sống
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa cho người.
Ngoài ra, gan mật phát bệnh chủ yếu là do bệnh sán lá gan. Người ăn các món sống hoặc chưa nấu chín sẽ mang theo sán lá gan vào cơ thể, đặc biệt là khi ăn thủy sản nước ngọt như cá, tôm, ốc, các loại dễ nhiễm ký sinh trùng do môi trường sống ô nhiễm.
Ký sinh trùng nếu không được tiê.u diệ.t có thể lây sang cơ thể người, thậm chí cư trú trong ruột nhiều năm, phát triển tới chiều dài 1-2 m và gây ra những cơn đau quằn quại…
Ăn cá đúng cách để hấp thụ chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Ảnh: Health
Video đang HOT
Không ăn ruột và mật cá
Theo bác sĩ Ninh, ruột cá là bộ phận bẩn nhất do dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn. Do đó, nếu ăn ruột cá phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.
Mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi. Ăn mật cá có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chả.y má.u cấp thậm chí t.ử von.g. Lưu ý khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắ.n vào mắt.
Không ăn cá khi đói
Người bị gút nên hạn chế ăn cá khi đói để tránh làm bệnh thêm trầm trọng. Nguyên nhân là ăn cá khi bụng rỗng sẽ làm tăng lượng purine chuyển hóa thành dạng axit uric, một loại axit làm tổn thương ở mô, dẫn đến bệnh gút.
Khi dùng thuố.c ho
Theo bác sĩ, người ho lâu ngày và phải dùng thuố.c điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng. Trong cá biển có chứa nhiều histamine, khi được nạp vào cơ thể quá nhiều có thể gây dị ứng, không có lợi cho sức khỏe.
Sử dụng thuố.c ho hay các thuố.c kháng sinh liều cao cũng không nên ăn cá vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Ai không nên ăn cá?
Người mắc bệnh gút, dị ứng nên tìm hiểu kỹ trước khi ăn cá để bảo vệ sức khỏe.
Người bị rối loạn, suy giảm chức năng gan, thận nghiêm trọng cũng nên hạn chế ăn do cá giàu protein. Khi tiêu thụ quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng.
Người lớn cần cẩn thận để tránh hóc xương khi cho trẻ ăn cá bằng cách chọn cá ít xương hoặc vứt bỏ hết xương trước khi cho trẻ ăn.
Ăn cá hay thịt tốt hơn cho sức khỏe?
Không ít ý kiến cho rằng nên ăn cá hơn ăn thịt vì cá có nhiều dinh dưỡng hơn, một số người lại chọn ăn thịt vì hàm lượng protein cao, vậy ăn cá hay thịt tốt hơn?
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, muốn so sánh giữa cá và thịt xem loại nào có giá trị dinh dưỡng hơn cần dựa vào nhiều yếu tố.
Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm không dựa vào hàm lượng protein cao hay thấp, mà được tính bằng khả năng tiêu hóa trong cơ thể để biến thành chất dinh dưỡng hấp thụ.
Ăn cá hay thịt tốt hơn được rất nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa)
Xét về tiêu hóa, cấu trúc trong cá lỏng lẻo, các sợi protein ngắn hơn, mềm hơn thịt. Cá sau khi chế biến bằng cách rán hoặc nấu hay kho, chín nhừ, khi nhai sẽ dễ hơn thịt, thậm chí cho vào miệng đã tan.
Khi ăn, thành phần trong cá tiếp xúc với enzym trong dạ dày sẽ phân giải thành các axit amin dễ hơn, dễ tiêu hơn.
Thịt có cấu trúc cơ học săn chắc hơn, dai hơn cá, khi vào cơ thể khó tiêu hơn. Vậy nên, so sánh ăn 100g cá và 100g thịt, cơ thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng từ cá dễ hơn thịt. Từ đó, cá được coi là giàu dinh dưỡng hơn, có lợi cho con người, nhất là với người già.
Cá còn chứa rất nhiều khoáng chất quý. Các khoáng chất trong thịt ít hơn và không đa dạng như trong cá. Tuy nhiên, nhiều nơi nuôi cá sống trong môi trường nước rất bẩn, dễ nhiễm các chất độc kim loại nặng, chứa độc tố.
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ruột cá có thể nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Chuyên gia lưu ý, khi ăn cần chọn cá sống trong môi trường sạch, loại bỏ ruột cá. Ngoài ruột cá, bạn không nên ăn uống mật, như mật cá trắm, có thể gây ngộ độc, nguy cơ t.ử von.g.
Dù được cho là giàu giá trị dinh dưỡng hơn nhưng bạn không nên chỉ ăn cá. Thịt và các loại thực phẩm khác vẫn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, bạn cần có chế độ ăn lành mạnh là bổ sung đa dạng thực phẩm.
Điều này không chỉ giúp bổ sung đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng mà còn tạo cảm giác ngon miệng. Với người cao tuổ.i nên giảm bớt thịt, đặc biệt là thịt gia súc (loại 4 chân: bò, lợn, chó, dê và ăn cá nhiều hơn.
'Sát thủ của các vị vua', nguy hiểm nhất thế giới Nấm mũ tử thần được mệnh danh là 'sát thủ của các vị vua' trong nhiều thế kỷ. Loại nấm này cũng là nguyên nhân của 90% các ca ngộ độc nấm ngày nay với hơn 100 người chế.t mỗi năm. Nấm mũ tử thần mọc từ một lớp màng giống quả trứng trắng, khi nấm lớn lên sẽ để lại phần giống...