Ăn cà chua có tốt không? Những lưu ý khi ăn loại quả này
Ăn cà chua có tốt không? Cách ăn cà chua đẹp da. Và nên ăn trong thời điểm nào trong ngày? Tất cả các sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Cà chua được rất nhiều người ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt chứa nhiều vitamin A, vitamin C và vitamin K, phốt pho, magie, mangan, kali, đồng,… Loại thực phẩm này đồng thời cũng được rất nhiều bác sĩ khuyên dùng để hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch, sỏi thận và hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, cà chua còn là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ và là một liệu pháp làm đẹp răng, tóc, da hiệu quả. Vậy ăn cà chua có tốt không thì câu trả lời là có.
1. Ăn cà chua có tốt không? Cà chua có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?
Cà chua là loại rau quả tốt cho sức khỏe, phù hợp để bạn bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Do đó, vậy ăn cà chua có tốt không thì câu trả lời chắc chắn là có. Bạn có thể tìm hiểu một số tác dụng tốt cho sức khỏe mà cà chua mang lại:
1.1. Cà chua có tác dụng phòng chống ung thư
Cà chua giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư như cổ tử cung, phổi, vòm họng, dạ dày… và đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, do trong thành phần có nhiều các chất chống oxy hóa. Một trong những chất chống oxy hóa phải nhắc đến là lycopene – thành phần này chứa rất nhiều trong cà chua.
1.2. Tác dụng của cà chua trong quá trình cải thiện thị lực
Cà chua có tác dụng tốt trong việc đem lại hiệu quả cải thiện thị lực vì trong loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt – Ảnh Internet
Do cà chua là thực phẩm có chứa lượng lớn vitamin A, vitamin C nên cà chua được biết tới với tác dụng giúp phòng ngừa bệnh quáng gà và cải thiện thị lực.
Thêm nữa, vitamin A còn có thể phòng tránh bệnh thoái hóa điểm vàng – căn bệnh có thể dẫn đến mù mắt. Bên cạnh đó, cà chứa còn chứa các chất chống oxy hóa như lutein, lycopene và zeaxanthin hỗ trợ bảo vệ tốt cho đôi mắt.
1.3. Giảm lượng đường trong máu
Lượng carbohydrate trong cà chua không nhiều nên hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, người ta tìm thấy chất oxy hóa có trong loại rau củ này có thể bảo vệ thành mạch và thận. Đây là 2 bộ phận dễ bị tổn thương do bệnh tiểu đường gây ra.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ và chất khoáng crom còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
1.4. Làm sáng da
Ăn cà chua có tác dụng gì cho da? Thành phần lycopene có trong cà chua sẽ giúp làn da n được bảo vệ tốt hơn, tránh khỏi sự ảnh hưởng xấu từ mặt trời. Do đó, bạn có thể sử dụng mỹ phẩm có chiết xuất từ cà chua sẽ giúp cải thiện tình trạng lỗ chân lông, tái tạo và làm săn chắc da mặt.
1.5. Cà chua giúp giảm cân
Video đang HOT
Ăn cà chua có giảm cân không? Như đã nói ở trên, loại rau củ này chứa nhiều các thành phần tốt và đều cần thiết cho sức khỏe, đồng thời giúp giảm cân hiệu quả. Lượng calo trong cà chua rất thấp, bên cạnh đó do chất xơ và các axit amin giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn, nâng cao trao đổi chất cũng như giảm sự tích tụ mỡ thừa. Không chỉ thế, nước ép cà chua còn giúp phòng tránh táo bón.
Bạn có thể ăn cà chua sống giảm cân với tần suất khoảng 1 – 2 quả mỗi ngày. Bạn nên chọn loại chín đỏ do có lượng lycopene nhiều hơn và tốt hơn. Đặc biệt nếu được hãy ăn cà chua bi vì vitamin trong loại này sẽ nhiều hơn.
Cà chua đem đến tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả – Ảnh Internet
2. Ăn cà chua đúng cách
2.1. Ăn cà chua chín đỏ tốt hơn cà chua xanh
Với những quả còn xanh thì còn chứa hàm lượng chất alkaloid khá lớn, nếu ăn nhiều thì cơ thể dễ bị ngộ độc thực phẩm. Một số triệu chứng ngộ độc thực phẩm do ăn cà chua xanh có thể là buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi,…. Còn với cà chua chín thì lượng alkaloid ít hơn và thậm chí là không còn.
Bên cạnh đó, nếu ăn cà chua sống thì hãy chọn những trái có màu sắc tự nhiên, vỏ căng bóng, không bị úng hoặc dập nát. Sau đó rửa cùng nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất bám trên vỏ quả trước khi ăn.
2.2. Không nên ăn hạt cà chua
Cũng như hạt ổi, hạt cà chua bạn không nên ăn vì trong quá vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt có thể lọt qua ruột thừa và gây viêm. Bên cạnh đó, đường ruột khó có thể tiêu hóa hoặc phân giải loại hạt này.
Ăn cà chua có tốt không, ăn cà chua rất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn hạt cà chua (Nguồn: Internet)
2.3. Không nên ăn cà chua khi bạn đang đói
Khi cơ thể đang đói thì lượng axit lúc này trong dạ dày tương đối cao. Nếu ăn cà chua trong thời gian này, chất pectin, nhựa phenolic sẽ phản ứng với axit, gây hiện tượng nôn mửa, đau bụng.
2.4. Không ăn cà chua khi đã được nấu quá lâu hay để lâu
Việc nấu quá kỹ cà chua quá hay để cà chua héo sẽ làm giảm đi hàm lượng chất dinh dưỡng và hương vị cũng sẽ không còn ngon như ban đầu. Không chỉ thế, khi ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng cơ thể bạn sẽ dễ bị ngộ độc thực phẩm.
2.5. Không nên ăn cà chua cùng dưa chuột
Trong dưa chuột có chứa Enzyme catabolic sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau quả khác nếu như bạn tiêu thụ cùng một lúc. Ăn cùng nhau sẽ làm giảm lượng vitamin C mà cơ thể hấp thụ.
3. Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng cà chua
3.1. Bầu ăn cà chua sống có tốt không?
Tuy có nhiều tác dụng tốt nhưng trong cà chua sống cũng chứa chất độc solanine. Khi ăn sống sẽ gặp phải các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Thêm vào đó nếu ăn cà chua chưa chín kỹ, sẽ có vị đắng chát, chứa nhiều độc tố hơn.
Do đó với phụ nữ mang thai, tốt nhất không nên ăn cà chua sống trực tiếp mà nên ép cà chua chín lấy nước uống sẽ tốt hơn.
Bà bầu không nên ăn cà chua sống (Nguồn: Internet)
3.2. Ăn cà chua vào thời điểm nào là tốt nhất?
Việc bạn ăn cà chua vào buổi tối cũng sẽ giúp bỏ được các thói quen ăn uống không lành mạnh. Bạn có thể làm thành các món salad giúp giảm cân đẹp da tốt cho sức khỏe, da dẻ. Đặc biệt, không nên sử dụng cà chua lúc đang đói bụng vì nếu ăn cà chua lúc đói bụng có thể gây ra hiện tượng bị trướng và đau dạ dày.
Ăn cà chua có tốt không? Cà chua cung cấp rất nhiều các vitamin cần thiết đồng thời hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên hãy đảm bảo ăn đúng cách để tránh biến cà chua thành chất độc cho cơ thể.
Không cần bổ sung vitamin, những rau củ này 'thừa chất', lại làm da căng mọng
Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. ngoài những lợi ích mang lại cho sức khỏe, nó còn là nguồn cung cấp các loại vitamin cho cơ thể, làm làn da luôn trẻ trung, căng mọng.
Ảnh minh họa: Internet
Cà rốt
Một ly cà rốt tươi chứa một một lượng vitamin A khổng lồ, 34.317 IU. Điều này khiến cà rốt trở thành loại thực vật giàu pro-vitamin A carotenes nhất. Ăn cà rốt có thể bảo vệ thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại bệnh ung thư. Loại thực phẩm có màu cam này cũng rất giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B, mangan, molebdenum, magiê, phốt pho, folate, chất xơ và kali.
Cà chua
cà chua là một loại thực phẩm vô địch về chất dinh dưỡng khi nó chứa hơn 20 vitamin và khoáng chất. Một tách cà chua chín đỏ cung cấp một số lượng vitamin A, C và K tuyệt vời. Nó còn là một nguồn cung cấp chất molebdenum, crom, mangan, kali, vitamin B1 và B6. Cà chua chứa đồng, folate, sắt, B phức tạp và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Cà chua được biết đến với hàm lượng lớn chất lycopene, một loại phytonutrient có khả năng chống oxy hóa và chống ung thư.
Dưa chuột
Dưa chuột là loại thực phẩm chứa nhiều nước và chất khoáng giúp cấp ẩm cho cơ thể và đặc biệt là làn da. Không chỉ vậy, dưa chuột còn dễ tìm vì nó được tròng quanh năm và giá thành cũng rất rẻ.
Bạn có thể thái lát dưa chuột và thêm một chút gia vị để ăn như một món giảm cân. Dưa chuột cũng có thể dùng làm món ăn vặt khi đói.
Củ đậu
Củ đậu là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt. Nó chứa đến 90% là nước. Ngoài ra, củ đậu còn có nhiều chất xơ, vitamin, kali và không chứa nhiều calo nên không làm ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Bạn có thể ăn củ đậu sống hoặc dùng để làm salad đều bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Rau bina
Rau bina chứa khoảng 91% là nước. Loại rau này còn cung cấp các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể ăn rau bina mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng đồng thời làm đẹp da, tóc. Rau bina dùng để xào nấu hoặc làm salad đều ngon.
Cần tây
95% cây cần tây là nước. Loại rau này còn cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và flavonoids tốt cho cơ thể. Bạn có thể dùng cần tây để nấu các món ăn hoặc ép nước để uống. Uống nước ép cần tây là một biện pháp giảm cân, thanh lọc cơ thể được nhiều người áp dụng.
Theo các chuyên gia y tế, các hợp chất flavonoids trong cần tây có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tình trạng viêm và tổn thương.
Cải bruxen
Giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B, folate, chất xơ, kali và vitamin A, một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất được tìm thấy trong tự nhiên. Loại cải bắp nhỏ này còn giàu vitamin E, canxi và đồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ chứa các loại rau họ cải, như cải Brussels, bông cải xanh, cải bắp và súp lơ sẽ giúp bạn giảm tỉ lệ mắc một số bệnh ung thư như ung thư phổi, vú, ruột kết và ung thư buồng trứng.
Rau muống
Có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp. Rau muống có thể thải trừ cholesterol trong máu và chống tăng huyết áp, vì vậy, những người bị cao huyết áp hoặc có nồng độ cholesterol trong máu cao nên ăn nhiều loại rau này. Đặc biệt, theo Đông y, rau muống có tác dụng giải độc, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt nên dân gian thường dùng rau muống để phòng và chữa một số bệnh thường gặp: giải độc, giảm đường máu, chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da...
Cải thìa
Chứa nhiều vitamin A, B, C trong đó, lượng vitamin C của cải thìa đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Bạn có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá này hằng ngày vì cải thìa có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau giúp thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa một số bệnh ngoài da. Hạt cải thìa còn có tác dụng kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
Cải xanh
Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, axít nicotic... và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Cải xanh có thể kết hợp với nhiều loại thực phẩm: thịt bò, thịt lơn, cua, tôm, mực... để chế biến thành nhiều món ăn: nấu canh, lẩu, xào, các món cuốn như bánh xèo cuốn, cuốn diếp...
Ớt chuông
Ngoài vitamin A, trong ớt chuông cũng chứa nhiều carotenoid và chất chống oxy hóa. Nó cũng đáp ứng đầy và đủ nhu cầu vitamin A khuyến nghị trong bữa ăn hằng ngày của bạn. Tóm lại, ớt chuông là một nguồn vitamin A tuyệt vời. Vì vậy, thêm một vài lát ớt để món ăn của bạn để tăng cường giá trị dinh dưỡng và hương vị. Loại rau đa năng này có thể được thưởng thức với xà lách, trứng và bánh pizza và mì ống. Bạn thậm chí có thể ăn nó với một loại rau và kem.
Bí ngô
Dù sống hoặc được nấu chín, bí ngô đều một món ăn rất thơm ngon và bổ dưỡng. Loại quả này chứa nhiều chất beta-carotene, được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Bí ngô cũng là một nguồn thực phẩm chứa vitamin C, magiê và chất xơ.
Cơ thể thay đổi thế nào khi ăn mỗi ngày một quả cà chua? Cà chua là thực phẩm được cho là giàu vitamin và khoáng chất đa dạng giúp cơ thể hấp thu tốt, vừa giúp làm đẹp da. Sẽ có những thay đổi bất ngờ khi ăn cà chua mỗi ngày. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ...