Ăn bưởi đừng bỏ phần này, làm 4 món ngon lạ chống ngán, cả nhà tròn mắt
Bưởi không chỉ là loại trái cây quen thuộc với nhiều người mà còn có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Nếu bạn là người yêu thích vị ngon ngọt từ bưởi nhưng lại chỉ biết cách gọt vỏ tách múi chấm muối ớt thì rất là tiếc đó.
Các món ăn từ bưởi đa dạng từ mặn đến ngọt nhưng lại rất đơn giản dễ nấu dễ làm.
Hãy tham khảo các cách làm sau đây để có thể tận dụng được từ vỏ cho đến múi mà không cần vứt bỏ bất cứ phần nào của quả bưởi nhé.
1. Mứt giòn
Mỗi dịp tết đến xuân về mứt là một món ăn vặt không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt Nam.
Mứt cùi bưởi là món ăn vặt ngon miệng, lạ vị, lại rất tốt cho sức khỏe khiến các vị khách của bạn ăn hoài không chán.
Nguyên liệu:
1 quả bưởi, 300g đường trắng, 3 thìa muối
Cách làm:
Bưởi tách lấy phần vỏ, nếu bưởi già thì lọc bớt phần sơ bên trong cùi bưởi.
Cắt cùi bưởi thành từng miếng dài khoảng 10cm, không dày quá cũng không mỏng quá.
Sau đó cho vào thau nước 3 thìa muối và bóp phần cùi bưởi, lặp đi lặp lại khoảng 4-5 lần đến khi thấy nước trong thì vắt khô.
Đun 1 nồi nước rồi cho phần cùi bưởi vào luộc tầm 3-4 phút rồi vớt ra rửa sạch lại với nước thêm 2-3 lần nữa.
Để kiểm tra phần cùi bưởi đã hết sạch vị đắng thì chúng ta có thể nếm phần cùi bưởi sau khi đã luộc.
Sau khi cùi bưởi đã hết đắng thì vớt ra và ngâm vào thau nước đá khoảng 15 phút.
Sau khi đã ngâm nước đã chúng ta vớt ra và vắt khô rồi cho phần cùi bưởi vào một cái thau, trộn cùi bưởi với 300g đường trắng và ngâm trong 6-8 tiếng là được.
Khi cùi bưởi đã thấm đường từ 6-8 tiếng, ta chuẩn bị 1 cái chảo, đổ phần cùi bưởi vào chảo và sên trên bếp với lửa vừa cho đến khi cùi bưởi khô cứng lại, các hạt đường kết tinh lại là được.
2. Mứt dẻo
Nguyên liệu:
1 quả bưởi vàng, 300g đường trắng, 3 thìa muối.
Cách làm:
Chọn quả bưởi da nền là màu vàng bời vì khi ra thành phẩm sẽ ngon và đẹp mắt hơn.
Gọt vỏ thật mỏng, tránh không lấy quá nhiều phần cùi màu trắng khi làm mứt dẻo sẽ không ngon, sau đó sẽ đem thái sợi.
Video đang HOT
Cho 3 thìa muối vào bóp cùng với chỗ vỏ bưởi vừa thái sợi, xả với nước 3-4 lần cho hết tinh dầu trên vỏ bưởi. Sau đó vắt ráo nước rồi đem đi luộc tầm 3-4 phút.
Khi đã luộc xong rửa lại với nước sạch và nếm lại, nếu vỏ bưởi có vị the và đắng nhẹ là hoàn thành.
Lưu ý không được loại bỏ hết vị the đắng của vỏ bưởi, như vậy khi ăn mứt sẽ không được dẻo và tròn vị mứt bưởi.
Khi đã vắt ráo nước, ta ướp vỏ bưởi với 300g đường từ 2-4 tiếng đến khi đường tan và ngấm hết vào vỏ bưởi thì ta tiến hành sên mứt.
Để ra thành phẩm mứt dẻo thì lúc đầu ta nên sên mứt ở lửa lớn, rồi hạ nhiệt cho đến khi vỏ bưởi trong lại, phần đường keo bám vào phần cùi dẻo là được.
Là món ăn chống ngán cho ngày tết mà bạn có thể tận dụng với tất cả những thức ăn còn thừa trong những ngày tết: giò, thịt, tôm…
Món gỏi bưởi vừa thanh mát lại ngọt giòn sẽ làm mê mẩn bất cứ ai dù là người khó tính nhất.
Nguyên liệu:
1/2 quả bưởi, 100g thịt heo (giò), 100g tôm, cà rốt, dưa chuột, rau thơm tuỳ thích, mắm, mỳ chính, đường, tỏi, ớt, chanh, lạc rang.
Cách làm:
Bưởi bóc vỏ tách lấy phần thịt rồi để ra 1 cái âu.
Thịt luộc hoặc giò thái sợi, tôm luộc bóc vỏ, cà rốt và dưa chuột bào sợi, rồi cho tất cả thành phần vào 1 cái âu to để trộn.
Pha nước trộn gỏi: 3 thìa nước mắm, 1/2 thìa mỳ chính, 2 thìa nước cốt chanh, 2 thìa đường và 4 thìa nước lọc, tỏi ớt băm nhỏ.
Đổ nước gỏi vào âu rồi dùng bao tay trộn đều cho thấm gia vị, sau cùng là cho rau thơm và lạc rang vào. Nếu khéo tay thì bạn có thể tỉa hoa văn rồi trình bày ra đĩa cho thêm phần hấp dẫn.
4. Kẹo dẻo bưởi
Kẹo bưởi dẻo thơm, với hương vị hấp dẫn lại rất tốt cho sức khoẻ mà cách làm lại cực kỳ đơn giản, sẽ góp phân trên khay bánh kẹo của gia đình trong ngày tết thêm phong phú.
Nguyên liệu:
200ml nước ép bưởi, 20g gelatin, 2-3 thìa đường trắng, 1 thìa nước cốt chanh, dừa vụn sấy khô.
Cách làm:
Ngâm nở gelatin với 1 chút nước, sau đó đun nóng 200ml nước ép bưởi rồi cho gelatin, tiếp đến cho 2-3 thìa đường tuỳ vào khẩu vị ăn ngọt của mỗi người.
Đun nhỏ lửa đến khi đường tan, sôi lăn tăn thì tắt bếp rồi đổ ra 1 cái khuôn.
Cất ngăn mát của tủ lạnh đến khi đông lại thì mang ra cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, lăn từng viên kẹo với dừa vụn sao cho phần dừa bao quanh viên kẹo là được.
Cho vào lọ thuỷ tinh vào bảo quản ngăn mát được khoảng 1 tuần.
Chúc các bạn thành công và có những trải nghiệm mới mẻ, đáng nhớ cùng người thân trong căn bếp quen thuộc!
Cách làm cá hồi nướng teriyaki mềm ngon thơm lừng hấp dẫn tại nhà
Cá hồi là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của con người. Với chất thịt bùi béo, mềm mịn, cá hồi được chế biến thành rất nhiều các món ăn hấp dẫn.
Nguyên liệu làm Cá hồi nướng teriyaki
Cá hồi phi lê 1.1 kg (khoảng 4 miếng)
Bí ngòi xanh 2 quả
Tỏi 3 tép
Gừng 1 củ
Đường nâu 1/2 chén (loại chén ăn cơm)
Nước tương 1/2 chén (loại chén ăn cơm)
Mứt dẻo 2 muỗng canh (tùy theo sở thích)
Rượu nấu ăn 1/3 chén (loại chén ăn cơm)
Dầu ăn 5 muỗng canh
Dầu mè 1 muỗng canh
Muối/ tiêu 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua cá hồi tươi ngon
Thịt cá hồi tươi thường khô ráo, có màu hồng tươi hoặc cam, các vân mỡ trên thịt cá sáng màu và đều nhau.
Đồng thời, độ săn chắc của thịt cá hồi tươi cũng rất tốt. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ấn nhẹ tay lên thịt cá. Nếu trên bề mặt thịt xuất hiện vết lõm rồi nhanh chóng biến mất thì đó là thịt cá hồi bạn nên mua.
Tránh mua thịt cá hồi bị xỉn màu, rỉ dịch, trên các vân mỡ xuất hiện đốm nâu, mùi phát ra từ cá bị hắc vì đó thường là thịt cá đã bị ươn.
Cách chọn mua bí ngòi xanh tươi ngon
Khi lựa chọn bí ngòi xanh, bạn cần để ý đến màu sắc, hình dáng, độ mềm cứng và cuống bí để phán đoán độ tươi ngon của quả bí ngòi.Thông thường, bì ngòi xanh tươi ngon là những quả thẳng, chắc tay, có màu xanh bóng, không quá nhỏ cũng không quá lớn.
Đồng thời, phần cuống của quả vẫn còn tươi và nguyên vẹn.Bạn cần tránh mua những quả bí ngòi xanh có vỏ ngoài trầy xước, bị va đập, bị sâu đục khoét hay xuất hiện những đốm đen khắp vỏ bí.
Dụng cụ thực hiện
Lò nướng, nồi, dao, thớt, tô, muỗng, dĩa,...
Cách chế biến Cá hồi nướng teriyaki
1
Sơ chế nguyên liệu
Sau khi mua cá hồi phi lê về, bạn rửa sạch cá với nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch.
Sau đó, đặt cá lên dĩa có lót khăn giấy để da cá được khô ráo.
Đối với bí ngòi xanh, bạn rửa sạch, cắt bỏ 2 đầu của quả bí.
Bổ dọc quả bí thành phân nửa rồi tiếp tục cắt dọc thành các miếng có độ dày khoảng 1 lóng tay.
Gừng và tỏi sau khi mua về, bạn bỏ vỏ và rửa sạch. Bạn cắt gừng thành 6 lát mỏng.
Đối với tỏi, bạn cũng cắt thành các lát mỏng.
2
Nấu sốt
Cho vào nồi gừng và tỏi cắt lát, 1/2 chén đường nâu, 1/2 chén nước tương, 2 muỗng canh mứt dẻo, 1/3 chén rượu nấu ăn và nhẹ nhàng khuấy đều.
Sau đó, bạn đặt nồi lên bếp và nấu sôi nước sốt với lửa lớn trong 5 phút.
Tiếp theo, bạn điều chỉnh mức lửa nhỏ và nấu sốt thêm 15 - 20 phút nữa.
Qua khoảng thời gian này, nước sốt của bạn sẽ bắt đầu keo lại. Lúc đó, bạn tắt bếp, nêm thêm vào nồi 1 muỗng cà phê dầu mè và khuấy đều.
Sau khi nước sốt trong nồi nguội đi, keo lại và hết bọt, bạn có thể cho ra tô.
3
Ướp cá hồi
Rắc lên bề mặt cá hồi khoảng 1/4 muỗng cà phê muối, 1/4 muỗng cà phê tiêu.
Bạn xếp các miếng bí ra dĩa, rải đều lên bí 2 muỗng canh dầu ăn, 1/5 muỗng cà phê muối cùng 1/5 muỗng cà phê tiêu.
Bạn đặt dĩa cá hồi và bí ngòi vào tủ lạnh trong 15 phút để nguyên liệu thấm đều gia vị.
4
Nướng cá
Bạn chuẩn bị 1 cái dĩa sạch và cho vào đó 2 - 3 muỗng canh dầu ăn. Bật lò và đợi đến khi lò nóng lên, bạn hạ xuống mức lửa trung bình rồi quét dầu ăn lên vỉ nướng.
Bạn nhúng các mặt của cá vào dĩa đựng dầu, sau đó mới đặt lên lò. Tiếp theo, bạn cũng đặt các miếng bí lên 1 bên lò để nướng.
Sau khi nướng bí được 3 - 4 phút, bạn trở mặt bí và nướng tiếp với khoảng thời gian tương tự rồi xếp ra dĩa.
Bạn nướng cá từ 10 - 12 phút rồi trở mặt để thịt cá chín đều, da cá theo đó cũng được nướng giòn. Tùy vào độ mỏng, dày của miếng cá mà bạn có thể điều chỉnh thời gian nướng cho hợp lý nhé!
Sau khi nướng xong, bạn xếp cá và dưa ra dĩa, rưới lên bề mặt món ăn một ít nước sốt và chuẩn bị thưởng thức.
5
Thành phẩm
Cá hồi nướng teriyaki với thịt cá hồi bùi béo, được nêm nếm vừa ăn. Phần da cá được nướng giòn tan kết hợp với vị bùi ngọt của bí ngòi xanh cùng nước sốt teriyaki thơm mịn, đậm đà. Tất cả thấm đều gia vị vô cùng hấp dẫn.
Bạn nên thưởng thức món ăn ngay khi cá hồi vừa được nướng xong để có thể thưởng thức được độ giòn tan thơm ngon nhất có thể của cá nhé!
Thực đơn cơm chiều: Món lạ miệng Thực đơn cơm chiều nay gồm: Ngan nướng riềng, sả, gỏi bưởi tôm thịt, cải thìa luộc chấm trứng. Ngan nướng riềng, sả Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet Nguyên liệu: Ngan lọc lấy phần thịt thái miếng mỏng vừa (400-500gr thịt) Riềng xay nhỏ: 2 thìa canh Sả băm nhỏ: 1 thìa canh Tỏi băm nhỏ: 5 tép Hành củ khô: 4...