Ăn bột yến mạch để giảm mỡ máu như tin đồn trên mạng, người đàn ông đối mặt với tình trạng tăng acid uric trong máu
Sau khi ăn bột yến mạch và bỏ uống thuốc do bác sĩ kê đơn, vài tháng sau tái khám, tình trạng rối loạn lipid máu của anh Trung không giảm.
Bác sĩ Vương Tông, khoa tim mạch, bệnh viện National Taiwan University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trung (40 tuổi) sống tại Đài Loan.
Anh Trung mắc bệnh rối loạn lipid máu ( rối loạn mỡ máu) nhưng không muốn uống thuốc, nghe tin đồn trên mạng về việc ăn bột yến mạch giúp giảm mỡ máu nên anh Trung đã nghe theo. Sau khi ăn bột yến mạch và bỏ uống thuốc do bác sĩ kê đơn, vài tháng sau tái khám, tình trạng rối loạn lipid máu của anh Trung không giảm, ngược lại anh còn đối mặt với nguy cơ sức khỏe khi tăng acid uric trong máu.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, có những tin đồn thất thiệt đang lan truyền trên mạng, chẳng hạn hiến máu không những giúp gia tăng quá trình trao đổi chất mà còn giảm mỡ máu. Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan gần đây đã bác bỏ tin đồn khi nêu trường hợp một người đàn ông nặng 65kg, có tổng lượng máu là 5000 ml, mỗi lần hiến máu khoảng 500ml thì lượng chất béo trong máu chỉ giảm khoảng 1 gam.
Cơ quan Y tế Quốc gia thông tin thêm, nếu mỡ máu của những người hiến máu quá cao, huyết tương sẽ có màu trắng sữa thì lượng máu từ nhóm người này rất khó sử dụng và cần phải xử lý đặc biệt, nếu không sẽ gia tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu ở người nhận.
Ngoài hiến máu, ăn bột yến mạch, uống trà xanh đều là những lời đồn thất thiệt liên quan đến việc hỗ trợ giảm mỡ máu. Bác sĩ Vương Tông giải thích: “Hiến máu, ăn yến mạch, uống trà xanh đều không hiệu quả trong việc giảm mỡ máu. Uống trà xanh chỉ có thể làm giảm tối đa lượng cholesterol xấu, ăn bột yến mạch chỉ giảm mỡ máu rất thấp và bột yến mạch sẽ làm tăng axit uric, làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và ảnh hưởng đến chức năng thận”.
Bác sĩ Vương Tông khuyến cáo, muốn giảm mỡ máu thì bệnh nhân cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi điều này an toàn và mang đến hiệu quả cao hơn so với bất cứ thực phẩm nào. Các phương thuốc đã được chuyên gia y tế nghiên cứu trong thời gian dài, nó có thể làm giảm lượng cholesterol trong gan thận và phục hồi sức khỏe các mạch máu.
Bác sĩ Vương Tông chỉ ra, nghi vấn của nhiều bệnh nhân hiện nay là uống thuốc trong thời gian dài sẽ làm tổn thương gan, đây được xem là quan niệm sai lầm thường gặp của bệnh nhân. Theo nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân rối loạn lipid máu sau khi sử dụng thuốc điều trị, chỉ số gan bị tổn thương dưới 2%. Ngoài ra, do sử dụng thuốc kiểm soát cholesterol trong thời gian dài sẽ làm giảm lượng cholesterol trong gan, đồng thời giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim giúp kéo dài tuổi thọ.
Bác sĩ nhắn nhủ, những người rối loạn lipid máu cần kiểm soát chế độ ăn uống từ 3 – 6 tháng, giảm cân điều độ, nếu tình trạng không cải thiện thì cần đến cơ sở y tế điều trị mới có cơ hội phục hồi sức khỏe mạch máu.
Các biểu hiện bên ngoài của tăng lipid máu
Video đang HOT
Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt. Dấu hiệu này thường có giá trị đối với người dưới 50 tuổi.
Ban vàng: Nằm ở mí mắt trên hoặc dưới, khu trú hoặc rải rác.
U vàng gân: Nằm ở gân duỗi của các ngón, gân gót chân và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay.
U vàng dưới màng xương: Tìm thấy ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn u vàng gân.
U vàng da: Nằm ở khuỷu hay đầu gối.
Dạng ban vàng lòng bàn tay: Phân bố ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Các biểu hiện trên nội tạng của tăng lipid máu
Xơ vữa động mạch: đây là biểu hiện thường gặp nhất và cũng là biểu hiện đáng lo ngại nhất của tăng lipoprotein. Tình trạng này thường là không biết rối loạn lipid máu trước đó và có thể kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như thuốc lá, đái tháo đường. Tổn thương động mạch tại tim gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, tại não gây nhồi máu não với biểu hiện nói đớ, yếu liệt tay chân,…
Nhiễm lipid võng mạc: thấy được khi soi đáy mắt, gặp trong tình huống triglycerides máu cao.
Gan nhiễm mỡ: từng vùng hoặc toàn bộ gan, phát hiện qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp, thường kèm tăng triglycerides máu.
Viêm tụy cấp: Thường gặp khi triglycerides trên 10 gam/L, bệnh nhân đau bụng dữ dội, nôn ói nhiều, đôi khi kèm theo sốt.
Máu nhiễm mỡ và những biến chứng nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ hay rối loạn mỡ máu là bệnh diễn biến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất béo, là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp xây dựng sự sống và cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào?
Máu của mỗi người chứa 3 loại lipid chính: lipoprotein mật độ thấp (cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu do có thể gây ra các mảng bám trong mạch máu), lipoprotein mật độ cao (cholesterol HDL hay cholesterol tốt do có thể giúp loại bỏ LDL khỏi máu), triglyceride (chất béo trung tính - phát triển khi calo không được đốt cháy ngay lập tức và được lưu trữ trong các tế bào mỡ). Rối loạn lipid máu xảy ra khi mức LDL hoặc triglyceride quá cao, hoặc mức HDL quá thấp.
Máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Ảnh: Healthyheart.
Mức độ lipid máu khỏe mạnh tự nhiên của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, những người có mức LDL và triglyceride cao hoặc mức HDL thấp có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol LDL dư thừa lắng đọng và bám vào thành động mạch tạo thành các mảng bám khiến máu khó lưu thông. Theo thời gian, những mảng bám này có thể tích tụ, làm hẹp lòng mạch và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ.
Rối loạn mỡ máu nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng khác như bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). CAD và PAD đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Rối loạn mỡ máu không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn lipid máu trong quá trình xét nghiệm máu thường xuyên hoặc xét nghiệm các bệnh khác.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ; đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày; chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh, nôn và buồn nôn; ngất xỉu.
Các triệu chứng này có thể nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi người đó hoạt động hay căng thẳng.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu. Ảnh: Georgiasurgicare.
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Theo Healthline, rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền. Con cái có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu nguyên phát cao hơn bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.
Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Làm gì để kiểm soát mỡ máu?
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol và triglyceride. Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đường tinh luyện, hạn chế bia rượu và ngừng hút thuốc. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
Người máu nhiễm mỡ cần một chế độ dinh dưỡng tự nhiên và khoa học. Ảnh: Ecopath Việt Nam
Có thể kết hợp những thực phẩm 100% tự nhiên như Tảo Mặt Trời Spirulina, vì Tảo Mặt Trời chứa GLA (omega 6) - một loại chất béo tốt và rất hiếm kết hợp với các chất chống oxi hóa tự nhiên như: Phycocyanin, Chlorophyll, Beta-caroten,... các vitamin nhóm B (từ B1 - B12) giúp thanh lọc, thải độc cho gan và máu, đào thải các mảng xơ vữa trong các mạch máu.
Báo động đỏ toàn viện cứu thai phụ vỡ tử cung chảy máu ồ ạt Chiều ngày 9/10, BV Đa khoa Đông Anh (Hà Nội) cho biết, vừa cứu sống bệnh nhân Trần Thị Bình (SN 1985, trú tại xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị vỡ tử cung chảy máu ồ ạt. Trước đó, bệnh nhân được đưa vào BV cấp cứu trong tình trạng đau bụng, lơ mơ, da tái nhợt. Bệnh nhân cho...