“Ăn bẩn sống lâu”: Bi kịch mâm cơm hóa chất người Việt
“Ăn bẩn sống lâu” – câu thành ngữ vỉa hè nói về chuyện ăn, ở bẩn của người Việt giờ được ví von như một sự thỏa hiệp, bất lực của con người khi thực phẩm “ngậm” hóa chất độc hại bủa vây tứ phía, không ăn chỉ có nhịn!
Bữa cơm độn hóa chất
Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các quán cơm bình dân có thể biến 10kg gạo thành cơm nở bung, hạt to, dẻo thơm tương đương với nấu 20kg. Điều thần kì này đang được nhiều nhà hàng, quán xá coi là độc chiêu kinh doanh. Vụ bê bối liên quan đến “ngọc thực” không thể thiếu trong đời sống người Việt đã gây chấn động dư luận, nhiều người dân lo lắng khi phải thường xuyên ăn ở ngoài quán xá.
Đúng vào lúc ý thức tẩy chay hàng Trung Quốc dùng hàng Việt lên cao trào thì người tiêu dùng lại ngã ngửa khi các mặt hàng rau, củ, quả do chính người nông dân Việt trồng và bán cũng đầy chất kích thích, chất tăng trưởng.
Điển hình như việc dùng chất kích thích giúp đặc sản rau su su, rau muống có thể dài cả ngang tay mỗi đêm, rau ngót “tắm” thuốc trừ sâu, sầu riêng, đu đủ, chuối, mít non… “tắm” hóa chất chỉ sau một đêm có thể chín vàng cùng hàng loạt các bê bối về thực phẩm khác: nước phở pha bằng hóa chất ngọt thơm, chân giò nhừ từ bột làm sạch bồn cầu, thịt bò làm giả từ thịt lợn sề, dừa tươi tẩy trắng…
Niềm tin của người Việt đã sụp đổ khi bi kịch “người Việt tự hại nhau” gay gắt tới mức dùng cả phân urê để làm cho hải sản tươi lâu, đẹp mắt. Các loại hải sản khô như mực khiến người ăn kinh sợ khi đem đốt nướng có mùi cháy khét lẹt của cao su. Thông tin đậu phụ (một món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người Việt) “độn” thêm thạch cao độc hại kinh hoàng.
Thêm vào đó các món nem chua, giò chả, giăm bông… bẩn được làm bằng những thứ thịt ôi, thối bốc mùi, da bẩn ruồi không thèm bu quanh kết hợp tẩm ướp cả với những loại gia vị đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng. Những món ăn này vẫn tung hoành khắp chợ với giá bán buôn rẻ giật mình, chỉ 60.000-150.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Vào lúc mà niềm tin của người tiêu dùng chỉ còn rơi rớt thì tin bún nhiễm chất huỳnh quang gây loét dạ dày như giọt nước tràn ly. Chất này được phát hiện rất nhiều trong các mẫu bún lấy tại TP.HCM, khiến người tiêu dùng hoảng sợ bỏ chạy, đổi món, tìm tới mì khô, hủ tiếu…
Nhìn vào mâm cơm hiện nay giống như một bi kịch. Nhiều người chỉ biết nuốt nước mắt ăn bởi vì thực phẩm độc hại bao quanh mâm cơm từ món chính đến món phụ, từ rau đến gia vị, củ quả… Người tiêu dùng giờ không còn lựa chọn, biết độc, biết hại đấy nhưng vẫn phải ăn. Họ đành sống chung với lũ trong nỗi bất lực, thỏa hiệp với lí thuyết phản khoa học trước đây: “Ăn bẩn sống lâu”!
Săn tìm thực phẩm sạch
Chuyện đồ ăn bẩn, độc hại dường như đã quá quen thuộc với người dân Việt. Thế nhưng, trước khi chờ các cơ quan chức năng vào cuộc và để tránh ăn phải những món ăn chứa đầy độc hại đó, người dân thành thị giờ phải tìm đủ cách để có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm cho gia đình mình.
Trồng rau sạch trên đường quốc lộ – người dân thành thị giờ phải tìm đủ cách để có thể tự cung tự cấp nguồn thực phẩm sạch
Dạo quanh các con phố ở Hà Nội hay TP.HCM, chẳng thấy lạ gì với những vườn rau, chuồng gà ngoài vỉa hè hay treo chót vót trên những toàn nhà cao tầng. Thậm chí là sân thượng, gầm bàn, dải phân cách đường, chậu cảnh, đất công viên, bệnh viện… giờ cũng được tận dụng để trồng rau, nuôi gà sạch. Hay ở nhiều gia đình, toàn bộ thực phẩm dùng hàng ngày đều được vận chuyển từ quê lên. Tất cả không thiếu một thứ gì từ mớ rau, con cá, quá trứng cho đến cọng hành, củ tỏi…
Một số gia đình có điều kiện còn về quê mua đất đào ao thả cá, xây chuồng trại nuôi lợn gà, thuê trồng rau. Hay cũng có người mua cả đàn gà, vườn rau rồi nhờ người nhà gửi lên thành phố ăn dần.
Mặc dù nhiều người cẩn thận mua các rau củ, quả sạch từ các vùng trồng rau an toàn nhưng trên thực tế, nhiều khi đó chỉ là cái mác gắn vào để dễ bán hàng, còn đằng sau thuốc trừ sâu, chất kích thích… vẫn được dùng tràn lan. Được ăn thực phẩm sạch hàng ngày vì thế vẫn là ước mơ xa xỉ với nhiều người.
Theo Bảo Hân
Vietnamnet
'Hôi bia': Nếu còn chút xấu hổ, hãy trả lại tiền cho chủ hàng
Vụ 'hôi bia" xảy ra tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai) tuần qua đã khiến dư luận xã hội đau đớn. 'Một xã hội vô cảm đến vậy hay sao?' là câu hỏi mà nhiều bạn đọc Thanh Niên Online đã gửi đến trong phần phản hồi liên quan đến chùm thông tin sự kiện này..
"Bãi chiến trường" còn lại sau cuộc hôi của ở Đồng Nai mới đây - Ảnh: Lê Lâm
Hôm qua, một bức ảnh chụp lại hình tấm băng rôn được treo ngay tại địa điểm xảy ra vụ việc đã được cộng đồng mạng lan truyền "chóng mặt" trên mạng xã hội.
Chỉ với nội dung ngắn gọn: "Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây trưa ngày 4.12" - tác giả tấm băng rôn đã thể hiện thái độ phản đối quyết liệt việc "hôi bia" chẳng khác nào hành động ăn cướp của không ít người tham gia vụ việc.
Tác giả của tấm băng rôn là một nữ sinh viên năm 2. Cùng với ba của mình, cô đã treo tấm băng rôn đó lên như một cảnh báo về lương tâm.
Vì nhiều lý do, tác giả tấm băng rôn này chưa xuất hiện, thế nhưng, việc làm và hành động của cô cùng với sự ủng hộ của người cha cho thấy, xã hội vẫn còn đó những con người biết tự trọng và xấu hổ.
Bài báo trên đã nhận được hàng trăm phản hồi của bạn đọc. Đa số đều ủng hộ với thái độ của cô sinh viên này, đồng thời còn gợi mở cách thức sửa sai của những người "hôi của" lúc đó.
Bạn đọc tên Hiền (Châu Đức) đề nghị: "Báo Thanh Niên liên lạc với anh chủ xe bia, mở tài khoản ngân hàng rồi công khai trên Báo Thanh Niên, để cho những ai đó lỡ hôi của rồi nhưng cảm thấy còn chút ít lương tâm và xấu hổ, tự động chuyển tiền trả cho anh ấy".
Bạn đọc Giác Đức thì kêu gọi những người tham gia hôi của hôm ấy nên gom tiền lại trả lại cho người bị nạn để cho lòng mình thanh thản hơn. Gay gắt hơn một chút, bạn đọc Nguyễn Văn Mười cho rằng: "Nếu ai còn có lòng tự trọng hãy mang bia trả lại cho người bị cướp tại vị trí mà mình đã lấy".
Tất cả đều có chung sự bức xúc với về hành động hôi của đáng lên án này.
Rõ ràng, mỗi lon bia Tiger có giá trị không cao (khoảng 20.000 đồng/lon), chỉ vài lon bia tương đương số tiền không nhiều (từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng), không phải là quá cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân...
Nếu ai còn chút xấu hổ về hành động của mình, hãy thực hiện như lời đề nghị trên!
Theo TNO
Quá ế, thực phẩm giảm giá Sau những ngày neo giá đắt đỏ đầu năm, đến nay thực phẩm tại các chợ đang có xu hướng hạ nhiệt, các loại rau, củ, quả tiếp đà giảm giá do nguồn cung dồi dào. Tại các chợ đầu mối Phùng Khoang, Dịch Vọng... vào sáng ngày 27/2, giá các loại rau, củ, quả đang có xu hương giảm rất mạnh, có...