Amphibio – một ý tưởng “mang nhân tạo” giúp ta sống dưới nước như người cá
Nếu một mai tình trạng nóng lên toàn cầu gây lũ lụt, nhấm chìm tại hầu hết các khu đô thị ven biển trên thế giới thì chúng ta sẽ đối phó bằng cách nào? Ngay từ giờ anh em có lẽ phải sắm chiếc áo Amphibio dưới đây – một chiếc áo cực nhẹ được làm bằng polyme, in 3D và nó có vai trò như một hệ thống mang cá nhân tạo kiêm bóng khí giúp chúng ta sinh tồn giữa biển nước. Đây là một thiết kế của nhà thiết kế mô phỏng sinh học kiêm nhà khoa học vật liệu Jun Kamei tại trường đại học nghệ thuật hoàng gia, London, VQ Anh kết hợp với phòng thiết kế RCA-IIS tại Tokyo.
Amphibio là một giải pháp cho tương lai giả định năm 2100 khi tình trạng nóng lên toàn cầu làm tan băng tại các cực khiến nước biển dâng cao, tác độ đến 30% dân số thế giới. Phản ứng trực quan đối với một thảm hoạ ngập lụt như vậy có thể là di dân lên vùng cao hơn trong đất liền nhưng Kamei tin rằng ý tưởng tốt hơn là làm thế nào con người có thể sống bán thuỷ sinh bằng một thứ như mang nhân tạo.
Mặc dù vẫn đang ở giai đoạn concept nhưng Amphibio là một chiếc mang nhân tạo mô phỏng sinh học lấy ý tưởng từ nhện lặn và các loài côn trùng có lớp da siêu kỵ nước, cho phép chúng thu và giữ bóng khí xung quanh cơ thể. Những chiếc bóng khí này đóng vai trò như mang cá, đó là lấy oxy phân tán trong nước xung quanh và giải phóng CO2.
Amphibio sử dụng nguyên lý tương tự vật liệu xốp kỵ nước, rất phù hợp để chế tạo bằng máy in 3D và hình dạng chúng ta thấy là chiếc áo giống vỏ sò được toạ thành từ một loạt các bóng khí. Dưỡng khí được nạp vào một mặt nạ che kín mũi và miệng. Kamei mô tả Amphibio như một điểm giao giữa lặn tự do và lặn biển khi nó cho phép người lặn ở lâu hơn dưới nước với trang thiết bị nhẹ hơn.
Hiện tại Kamei đã thực hiện các thí nghiệm với một bóng khí chứa CO2 và nhúng nó vào một bể nước để chứng minh khả năng hấp thụ oxy của vật liệu. Anh thừa nhận rằng thiết kế này vẫn cần thêm thời gian để cải tiến bởi bề mặt của nó quá nhỏ, phải cần ít nhất là 32 m2 để thu thập đủ oxy cho một người sử dụng.
Mặc dù Kamei hiểu rõ rằng về khía cạnh kỹ thuật thì Amphibio ít thực tế bởi công nghệ này vẫn còn rất lâu nữa mới có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, ý tưởng về một hệ thống mang cá nhân tạo đã được bàn tán từ lâu kể từ khi thuyền trưởng Jacques Cousteau – người đi tiên phong về thám hiểm dưới nước vào năm 1962 từng nói rằng tương lai của thám hiểm đại dương sẽ là một dạng “người cá” – chúng ta sẽ thở dưới nước. Vấn đề ở đây vẫn là khoảng trống lớn giữa ý tưởng và thực tế.
Trong những thí nghiệm đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng màng nhựa bán thấm nước để trích xuất oxy từ nước. Họ dường như thành công khi giúp những con chuột hamster đặt trong hộp bọc màng nhựa bán thấm nước này thở được khi nhận chìm nhưng để tạo ra một thứ như mang cái thì câu chuyện không đơn giản như vậy.
Trong danh sách những loài sinh vật biển thì không có loài động vật có vú sống ở biển nào có mang. Có nhiều lý do giải thích cho điều này nhưng lý do lớn nhất là các loài động vật có vú có nhu cầu trao đổi chất rất cao, cần rất nhiều oxy để hỗ trợ cho quá trình này. Nếu bạn lấy một lít không khí trên mặt đất thì nó chứa khoảng 200 ml oxy nhưng nếu bạn lấy 1 lít nước thì tỉ lệ oxy chỉ từ 5 đến 10 ml/lít. Nồng độ oxy thấp không thành vấn đề đối với các loài cá máu lạnh nhưng với con người, một hệ thống mang nhân tạo cần phải xử lý lượng nước chảy qua nhiều hơn 10 đến 20 lần so với không khí, ước lượng phải 100 lít mỗi phút với hiệu suất 100% để cung cấp đủ oxy cho người dùng sống dưới nước.
Điều này có nghĩa rất nhiều thứ cần đến cho hệ thống mang này, một trong số đó như Kamei nhắc đến là bề mặt tiếp xúc phải lớn, tương đương với 50 – 75 m2 và xử lý lượng nước chảy qua cực lớn. Tiếp theo là vấn đề về các loại khí trơ, mang nhân tạo như Amphibio có thể lọc lấy oxy từ nước nhưng nó không thể lọc ni-tơ, do đó ni-tơ trong phổi người lặn sẽ giải phóng ra khi thở khiến lớp không khí được giữ lại bởi bề mặt kỵ nước giảm đi và mất hoàn toàn khi ni-tơ được khuếch tán vào nước xung quanh.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa là áp suất, mang nhân tạo sẽ hoạt động tốc ở mực nước nông nhưng nếu người lặn xuống sâu hơn vài feet thì áp lực nước sẽ ép hỏng hệ thống ống thở, bóng khí và mặt nạ dưỡng khí sẽ ngập trong nước. Thợ lặn biển với trang thiết bị chuyên dụng ngày nay không gặp phải vấn đề này bởi hệ thống dưỡng khí được thiết kế để cân bằng áp suất, cung cấp không khi ở nhiều mức áp suất tuỳ theo độ sâu.
Ý tưởng của Amphibio rất hay dù công nghệ hiện tại khiến nó khó có thể đi xa hơn. Dù vậy nó cho chúng ta thấy về một tương lai giống trong phim viễn tưởng, mặc một bộ đồ đặc biệt, không bình dưỡng khí nhưng vẫn có thể bơi, sống bình thường dưới biển.
Theo: News Atlas
Hà Tĩnh: Đôi vợ chồng bỏ tiền tỷ xây trung tâm học tập miễn phí cho trẻ nông thôn
Sinh ra ở vùng quê nghèo khó và quá hiểu sự thiếu thốn của những trẻ em ở vùng nông thôn nên sau khi làm ăn tích cóp được một số tiền, vợ chồng anh Thành, chị Trang (cùng 35 tuổi) đã về quê Hà Tĩnh xây dựng một trung tâm học tập miễn phí cho các em.
Đó là việc làm hết sức nhân văn, ý nghĩa của vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thành (sinh ra tại xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) và chị Trịnh Thị Huyền Trang (sinh ra tại tỉnh Quảng Nam). Hai anh chị hiện đang sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
Cả hai đều sinh ra và lớn lên ở những vùng quê nghèo khó nên đã quá hiểu được sự thiệt thòi của trẻ em nông thôn.
Trong thời gian học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM, anh Thành và chị Trang gặp nhau và cùng có chung ý tưởng là mong muốn làm một điều gì cho trẻ em ở các vùng nông thôn.
Và cũng chính từ sự đồng điệu ấy mà anh Thành và chị Trang đã nảy sinh tình cảm và nên duyên vợ chồng.
Sau khi học xong, vợ chồng anh Thành, chị Trang quyết tâm ở lại TPHCM lập nghiệp và nuôi dưỡng ý tưởng mà hai vợ chồng nung nấu từ thời sinh viên.
"Lúc đó mọi kế hoạch đã được hai vợ chồng vạch sẵn ra rồi. Chỉ chờ khi nào có tiền là thực hiện nữa thôi", anh Thành cười.
Các em nhỏ say sưa học nhạc
Tất cả đều được miễn phí
Năm 2012, vợ chồng anh Thành lập được hai công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị trường học và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Đầu năm 2018, khi công việc ổn định và đã tích góp được một số khoản tiền nên vợ chồng anh bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình..
Vợ chồng anh quyết định về quê ở xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tiến hành khởi công xây dựng một trung tâm học tập như một trường học trên mảnh đất rộng 2.000 m2 do bố mẹ để lại.
"Kế hoạch ban đầu là chỉ xây một vài lớp học dạy 2 môn tiếng Anh và âm nhạc. Nhưng sau đó tôi thấy bơi và võ cũng hết sức quan trọng, nhất là môn bơi bởi cứ vào dịp hè về là bao nhiêu vụ đuối nước thương tâm cứ xảy ra. Vậy nên, vợ chồng tôi đã mở rộng thêm cơ sở hạ tầng để dạy bơi và học võ cho các em", anh Thành cho biết.
Sau 6 tháng triển khai, một trung tâm học tập gồm có 2 phòng học, 1 bể bơi, một sân tập võ đã hoàn thành.
Cơ sở vật chất đã hoàn thành, song việc khiến hai vợ chồng lo lắng nhất đó chính là tìm giáo viên dạy miễn phí cho các em.
"Tôi rời quê cũng khá lâu nên những mối quan hệ cũng ít. Vì vậy mà công việc tìm giáo viên chịu đứng lớp dạy miễn phí cho các em làm tôi hết sức lo lắng", anh Thành chia sẻ.
Hai vợ chồng anh Thành đã tìm tới các trường học, cũng như các trung tâm trên địa bàn Hà Tĩnh để ngỏ lời. Và ngay từ lúc vợ chồng anh nói lên nguyện vọng, ý tưởng của mình đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các trường học, giáo viên.
Thậm chí có cả những giáo viên nước ngoài cũng tới trung tâm để dạy cho các em nhỏ
"Đến nay, đã có tổng cộng 88 tình nguyện viên tham gia dạy học. Chúng tôi chỉ hỗ trợ chi phí đi lại và cơm trưa cho các giáo viên như là một sự cảm ơn công sức đóng góp của mọi người và họ cũng hết sức vui vẻ", anh Thành vui mừng cho biết.
Gần 2 tháng nay, những người dân ở xã Cẩm Quang hết sức phấn khởi. Bời từ đây, con em họ có thêm một chỗ vui chơi mới mà ở đó các em được học tiếng Anh, học đàn hát, được học bơi và tập võ hoàn toàn miễn phí.
Đến nay đã có 400 em nhỏ độ tuổi từ 6 - 15 đăng ký học. Trong đó có 10 lớp tiếng Anh, 7 lớp bơi, 4 lớp organ, 4 lớp guitar, 1 lớp trống và 3 lớp võ, trung bình mỗi lớp từ 25 - 30 em.
"Trong ngày trung tâm đi vào hoạt động, nhiều người biết nên họ đến động viên, chia sẻ, ủng hộ. Thực sự những điều đó làm chúng tôi rất cảm động và có thêm động lực. Và chắc chắn chúng tôi còn rất cần nhiều sự chia sẻ của mọi người, của xã hội, có như vậy trung tâm mới phát triển bền vững", chị Trang nói.
Sau gần 2 tháng đã có hơn 100 em nhỏ đã được học và biết bơi
Bà Nguyễn Thi Hoa ở xóm 7, xã Cẩm Quang có cháu đang theo lớp học bơi tại trung tâm không giấu được niềm hạnh phúc.
"Chúng tôi không nghĩ ở vùng quê này lại có một trung tâm vui chơi bổ ích và ý nghĩa như thế này. Tấm lòng của anh Thành, chị Trang thật cao cả, đáng quý", bà Hoa chia sẻ.
Vợ chồng anh Thành cho biết, số tiền mà anh chị bỏ ra để làm trung tâm này là gần 2 tỷ đồng. Song, với anh Thành, chị Trang thì niềm vui, hạnh phúc trên gương mặt của các em nhỏ cũng chính là niềm hạnh phúc, thành công của chính mình.
Nói về kế hoạch sắp tới, anh Thành cho biết sẽ tiến hành xây dựng thư viện, đồng thời sẽ kêu gọi thêm anh em, bạn bè và các tổ chức chia sẻ giúp đỡ để tiếp tục có thể mở thêm nhiều trung tâm học tập như thế này ở các địa phương khác.
"Các em có một chỗ để vui chơi, học tập và đặc biệt thấy các em rất đam mê, háo hức đó điều hạnh phúc của vợ chồng tôi. Điều may mắn nữa là kế hoạch của hai vợ chồng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của mọi người, các bạn tình nguyện. Và trong thời gian sắp tới, chúng tôi đang rất cần sự chung tay của mọi người, của xã hội để trung tâm phát triển tốt hơn, để đây thực sự là một trung tâm vui chơi miễn phí cho các em", chị Trang chia sẻ.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Nếu bạn đang có 1 nhà kho bỏ trống, hãy biến chúng thành những căn phòng hữu ích như thế này Nhà kho không chỉ là nơi lưu trữ, bạn vẫn có thể sử dụng để bài trí thành những kiểu phòng vô cùng xinh xắn khác. Tối đa hóa không gian có thể đạt được bằng nhiều cách khác nhau như việc sử dụng kệ, tủ, đồ nội thất đa chức năng. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ đến chuyện sử dụng không...