Amazon và Big Five có thể đối mặt với vụ kiện mới về giá sách
Sau một năm kể từ vụ kiện Amazon và các nhà xuất bản trong nhóm Big Five đang thao túng giá sách điện tử, kết luận cuối cùng vẫn chưa được đưa ra.
Một nhân viên đang xử lý hàng hóa tại kho của Amazon ở Phoenix, Ariz. Ảnh: Bloomberg.
Vào ngày 21/11, các luật sư từ phía công ty Hagens Berman một lần nữa cáo buộc Amazon và năm nhà xuất bản lớn (gồm Hachette, HarperCollins, Macmillan, Simon & Schuster và Penguin Random House) về một thỏa thuận ngầm nhằm loại bỏ sự cạnh tranh giá khỏi thị trường sách điện tử. Điều này đã vi phạm vào Đạo luật Sherman (luật chống độc quyền tại Mỹ) và quy tắc hợp tác thương mại song phương.
Đơn khiếu nại nêu Amazon là một công ty độc quyền đã sử dụng mạng lưới thị trường chuyên phân phối bán lẻ của mình để “ép buộc” các nhà xuất bản sách điện tử “tham gia vào các điều khoản hợp đồng ngầm trao quyền cạnh tranh về giá cả hoặc đặc điểm của sản phẩm trên thị trường cho Amazon”.
Video đang HOT
Nhờ đó, công ty công nghệ đa quốc gia này có thể thu được tỷ suất lợi nhuận “siêu cạnh tranh” trên doanh số bán sách điện tử vượt quá 300%. Điều này gây hại cho người tiêu dùng bởi giá sách bị khống ảo lên ngưỡng rất cao.
Đơn khiếu nại của công ty Hagens Berman có ghi rằng: “Trong một thị trường hướng đến sự cạnh tranh tự do và công bằng, Amazon không thể độc chiếm lợi nhuận từ việc siêu cạnh tranh như vậy. Có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lâu năm và đối thủ cạnh tranh tiềm năng với các nền tảng phân phối sách điện tử bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong đó bao gồm các nền tảng nổi tiếng từ Google, Apple, Barnes & Noble và Kobo. Các nền tảng nhỏ hơn như Smashwords và các nhà xuất bản như HarperCollins phân phối sách điện tử trực tiếp cũng rơi vào cảnh mất lợi thế cạnh tranh.
Cùng đó, bản khiếu nại cũng nêu lên việc Amazon thao túng giá sách có thể khiến nhiều công ty khởi nghiệp đang cố gắng tham gia và cạnh tranh với Amazon bị đánh bật. Amazon đã sử dụng sức mạnh từ mạng lưới thị trường phân phối của mình để cạnh tranh không công bằng với các đối thủ khác. Cũng chính bởi sức mạnh quá lớn này, Big Five buộc bị kéo vào những thỏa thuận mà “đế chế” Amazon đưa ra.
Theo các luật sư từ Hagens Berman, các đại diện của Big Five khai nhận rằng đã tham gia vào các bản hợp đồng này và “không được hưởng lợi từ việc tạo ra một đặc quyền cho Amazon”. Ngược lại, Big Five còn cho rằng động thái này nhằm giảm bớt sự thống trị của Amazon với tư cách là nhà bán lẻ sách điện tử. Tuy nhiên, các thỏa thuận của nhà xuất bản với Amazon lại không hoàn toàn có ý nghĩa như trên. Sự ký kết ngầm này dẫn đến việc Amazon có thể khả năng độc quyền và thao túng thị trường, cản trở những cá thể mới tham gia lĩnh vực kinh doanh xuất bản, giảm sản lượng và tăng giá trên thị trường giao dịch để bán sách điện tử thương mại cho người tiêu dùng.
Vụ kiện Amazon lần đầu tiên được Hagens Berman đệ trình tại New York vào tháng 1/2021 (công ty đầu tiên kiện Apple và 5 nhà xuất bản lớn vì thông đồng ấn định giá sách điện tử vào năm 2011). Ngoài ra, đơn kiện thứ hai có liên quan đã được đệ trình vào tháng 3/2021 ( sau đó được sửa đổi vào tháng 7) cáo buộc Amazon và Big Five về âm mưu loại bỏ cạnh tranh về giá trong thị trường sách bán lẻ và thương mại trực tuyến.
Amazon và các nhà xuất bản đã khẳng định ngay từ đầu rằng các vụ kiện trên là vô căn cứ và “không hợp lý”. Điều quan trọng là không có bằng chứng nào cho thấy Big Five đã phối hợp để trao quyền độc quyền cho Amazon.
Trải qua một năm theo đuổi vụ kiện đình đám này, các bằng chứng đều chưa cụ thể và rõ ràng để có thể kết tội Amazon và Big Five. Tuy nhiên, nhiều động thái từ phía công ty Hagens Berman, đặc biệt là bản khiếu nại dài 125 trang được nộp lên vào ngày 21/11 vừa qua cho thấy vụ kiện này sẽ còn tiếp tục cần phải theo đuổi tới cùng.
Apple và Amazon bị cáo buộc thôn
Apple và Amazon đang đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền tại Mỹ, cáo buộc các tập đoàn công nghệ này 'thông đồng' đẩy giá iPhone và iPad bằng cách loại bỏ gần như tất cả các nhà bán lẻ sản phẩm của Apple khỏi trang thương mại điện tử của Amazon.
Điện thoại iPhone 14 Pro và Pro Max của Apple được giới thiệu tại Cupertino, California, Mỹ, ngày 7/9/2022. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Theo đơn kiện tập thể đệ trình tòa án liên bang Seattle ngày 9/11, Apple và Amazon có thỏa thuận rằng Apple chiết khẩu đến 10% giá thành sản phẩm cho Amazon, đổi lại Amazon chỉ được giữ lại 7 trong số 600 nhà bán lẻ hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử của mình. Thỏa thuận này có hiệu lực từ tháng 1/2019, đưa Amazon trở thành đại lý bán lẻ iPhone và iPad hàng đầu của Apple, dù trước đó trang bán lẻ trực tuyến này chỉ bán một số lượng hạn chế các sản phẩm của "Trái táo cắn dở".
Nguyên đơn trong vụ kiện này là những khách hàng đã mua iPhone và iPad mẫu mới của Apple trên Amazon từ tháng 1/2019. Trong đơn kiện, nguyên đơn tố cáo giá iPhone và iPad trên Amazon đã tăng hơn 10%, trong khi giá tại các cửa hàng bán lẻ của Apple vẫn ổn định. Ngoài ra, các mức giảm giá trên 20% thường thấy trên Amazon trước đây cũng không còn. Đơn kiện nhấn mạnh việc tạo ra rào cản để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, sau đó tăng giá hàng hóa, là hành vi bị cấm chiểu theo luật chống độc quyền được Quốc hội Mỹ ban hành.
Hiện Apple và Amazon chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Doanh thu sản phẩm gộp của Apple và Amazon trong qúy III năm nay đạt 125 tỷ USD.
Năm ngoái, Cơ quan chống độc quyền Italy đã phạt Apple và Amazon tổng cộng hơn 200 triệu euro (195,3 triệu USD), với lý do 2 doanh nghiệp này hợp tác chống cạnh tranh trong việc bán các sản phẩm của Apple và Beats. Đầu năm nay, khoản tiền phạt đã giảm xuống còn tổng cộng 173,3 triệu euro do lỗi tính toán.
Từ năm 2021 đến nay, các công ty công nghệ lớn của Mỹ liên tiếp bị điều tra độc quyền tại châu Âu, trong bối cảnh giới chức châu lục này cam kết tăng cường giám sát lĩnh vực công nghệ. Trong khi đó, giới chức quản lý Mỹ cũng theo sát diễn biến các vụ điều tra. Hiện ngày càng nhiều bên tại Liên minh châu Âu và Mỹ kêu gọi Apple và Google mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường ứng dụng trực tuyến, tạo môi trường cạnh tranh hơn trong lĩnh vực quảng cáo số vốn đang bị Facebook và Google lấn át và tạo điều kiện thuận lợi cho các bên bán lẻ thứ ba tiếp cận nền tảng thương mại điện tử Amazon.
Amazon bị kiện 1 tỷ USD ở Anh Đây là vụ việc mới nhất trong chuỗi các vụ kiện tập thể lên CAT chống lại các công ty công nghệ lớn trong những tháng gần đây. Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon đang đối mặt với một vụ kiện tại Anh yêu cầu bồi thường thiệt hại lên tới 900 triệu bảng (1 tỷ USD). Công...