Amazon tấn công mảng quảng cáo di động, cạnh tranh Google, Facebook
Ông lớn thương mại điện tử vừa có cách mới để giành một miếng bánh của thị trường quảng cáo kỹ thuật số 129 tỉ USD, hiện được Google và Facebook thống trị.
Ảnh: Reuters
Theo Bloomberg, Amazon sẽ bắt đầu bán các ô video trong ứng dụng mua sắm Amazon trên smartphone. Amazon đã và đang thử nghiệm bản thử quảng cáo trên nền tảng iOS của Apple trong vài tháng. Một sản phẩm tương tự cho nền tảng mua sắm trên Android của Google được lên kế hoạch ra mắt cuối năm nay.
Các ô video ngắn xuất hiện trong phản hồi kết quả tìm kiếm trên ứng dụng mua sắm. Không gian trên ứng dụng mua sắm rất có giá trị với các nhà quảng cáo, vì khách hàng tìm kiếm trên ứng dụng mua sắm có xu hướng mua cao hơn so với những người chơi Facebook hay xem video trên YouTube của Google.
Amazon dần trở thành cái tên mới, tăng trưởng nhanh chóng trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số vì hãng chiếm 50% tổng doanh số bán hàng online tại Mỹ. Thị phần quảng cáo kỹ thuật số của Amazon tăng từ 6,8% năm 2018 lên 8,8% năm nay, theo Emarketer. Thị phần của Google, hãng đứng đầu quảng cáo kỹ thuật số, giảm từ 38,2% xuống 37,2%.
Bán thêm video quảng cáo mở ra cơ hội doanh thu mới cho bộ phận quảng cáo của Amazon, nơi chủ yếu bán ô quảng cáo với logo thương hiệu, hình ảnh sản phẩm và mô tả tương đương với các bảng quảng cáo kỹ thuật số. Ô quảng cáo video tương tự như quảng cáo trên truyền hình, có thể tăng cường sức mạnh của quảng cáo.
Theo Emarketer, các thương hiệu sẽ cần chi 16 tỉ USD cho quảng cáo video di động trong năm nay, tăng 22,6% so với năm 2018. Các nhà quảng cáo dịch chuyển chi tiêu của họ vì số lượng người xem video trên thiết bị di động ngày càng tăng. Quảng cáo video rất phổ biến trên YouTube và các video trên Facebook.
Những năm qua, Amazon hạn chế bán không gian quảng cáo trên trang thương mại điện tử vì lo chúng sẽ làm gián đoạn trải nghiệm mua sắm của người dùng. Thay vào đó, họ sử dụng giá, mô tả sản phẩm và đánh giá của người tiêu dùng để xác định sản phẩm nào nổi bật nhất trên trang. Trang web ngày càng trở thành nền tảng mà thương hiệu phải trả tiền để nổi bật mình. Đầu trang dành riêng cho hãng trả giá quảng cáo cao nhất. Đây là sự thay đổi giúp lợi nhuận Amazon tăng.
Video đang HOT
Ông lớn thương mại điện tử bắt đầu thêm nội dung video liên quan đến sản phẩm cách đây hai năm để ngăn người dùng đổ xô sang YouTube và Instagram, xem video thể hiện và thử sản phẩm của nhiều gương mặt nổi tiếng trên mạng. Thông tin về video quảng cáo di động là sự tiếp nối nỗ lực đưa thêm video vào nền tảng. Amazon đang yêu cầu ngân sách quảng cáo 35.000 USD để chạy các ô quảng cáo với giá 5 cent mỗi view. Quảng cáo được hiển thị trong 60 ngày.
Theo Thanh Niên
Châu Âu thật sự muốn gì khi phạt Google tổng cộng hơn 9 tỷ USD?
Cây bút công nghệ kỳ cựu Alex Webb của Bloomberg nhận định với những án phạt dành cho Google, châu Âu rõ ràng không thích cách các công ty công nghệ 'đi nhanh và phá vỡ mọi thứ'.
Nếu ai đó nghĩ rằng những tháng làm việc cuối cùng của Cao ủy Liên minh châu Âu EU về Cạnh tranh Margrethe Vestager sẽ diễn ra bình lặng thì họ biết mình đã sai sau khi án phạt 1,7 tỷ USD cho Google được thông báo ngày 20/3.
Lời nhắc nhở chung của châu Âu cho các gã khổng lồ
Bà Vestager thông báo khoản phạt tỷ USD cho công ty mẹ của Google, Alphabet với lý do Google đã ngăn các website sử dụng thanh tìm kiếm của mình hiển thị quảng cáo của đối thủ.
Khoản phạt lần này thấp hơn con số 2,7 tỷ USD và 4,9 tỷ USD trước đó nhưng vẫn nhiều hơn dự đoán của giới quan sát.
Trên thực tế, Google đã dừng hành động phạm luật của Ủy ban châu Âu (EC) nói trên từ vài năm trước. Vì thế, án phạt này có thể coi như một lời nhắc nhở của châu Âu với các gã khổng lồ công nghệ rằng đừng nên có hành vi cạnh tranh không lành mạnh nào "từ trong trứng nước" với những dự án mới.
Sửa lỗi là không đủ để thoát khỏi sự trừng phạt. Dự định của châu Âu với án phạt này là buộc các công ty đến từ thung lũng Silicon phải suy nghĩ kỹ về những hành động của mình trước khi thực hiện.
Các ông lớn công nghệ sẽ phải suy nghĩ kỹ mỗi khi ra quyết định sau án phạt của Google.
Google thì đã tìm cách vượt qua án phạt này bằng việc tuyên bố sẽ để người dùng hệ điều hành Android dễ dàng lựa chọn các dịch vụ của đối thủ hơn.
Dù việc tải các ứng dụng tìm kiếm và trình duyệt web thay thế từ trước đến nay vẫn được cho phép, giờ Google sẽ hiển thị một màn hình nơi người dùng phải chủ động chọn ứng dụng mặc định cho điện thoại của mình.
Các ứng dụng của Google sẽ không còn là lựa chọn mặc định tự động trên điện thoại Andorid. Chính hành động buộc các hãng sản xuất điện thoại phải cài đặt trước ứng dụng tìm kiếm Google và trình duyệt web Chrome trên smartphone đã khiến Google bị EC phạt 4,9 tỷ USD vào năm ngoái.
Nhưng điều quan trọng hơn là châu Âu thật ra không yêu cầu cụ thể Google phải nhượng bộ đến thế. Điều này cho thấy có thể Google đã hiểu thông điệp của bà Vestager và đi trước một bước: tự mình thay đổi trước khi bị các cơ quan chức năng yêu cầu.
Không giống với trường hợp của Microsoft
Đây không phải là lần đầu một gã khổng lồ đến từ thung lũng Silicon rơi vào hoàn cảnh tương tự ở châu Âu.
Nhìn sơ qua, trường hợp của Google có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện của Microsoft cách đây gần 10 năm. Năm 2010, EC yêu cầu Microsoft phải cho người dùng lựa chọn cài đặt một trình duyệt web khác thay vì buộc họ phải sử dụng mặc định Internet Explorer.
Cao ủy EU về Cạnh tranh Margrethe Vestager. Ảnh: NY Times.
Nhưng đây chỉ là bề nổi. Internet Explorer thật sự không phải là thứ giúp Microsoft thu thập được nhiều dữ liệu của người dùng. Ngược lại, trình duyệt Chrome và công cụ tìm kiếm đã đem lại cho Google một kho báu khổng lồ về dữ liệu.
Đây là "thành trì" mà hầu như không đối thủ cạnh tranh nào của Google có thể xâm phạm được trừ khi Google bị buộc phải chia sẻ những gì đã thu thập được với đối thủ.
Nhưng không thể phủ nhận động thái lần này của châu Âu sẽ giúp cho các đối thủ đang cạnh tranh với Google. Lượt truy cập mà DuckDuckGo hay Bing nhận được có thể sẽ rất lớn. Một điểm tích cực khác là giờ Google đã nhận thức được phải thay đổi để được nhìn nhận tích cực hơn cũng như hạn chế bớt những hành động mang tính phản kháng.
Sau khi án phạt 1,7 tỷ USD của EC được đưa ra, Google đã cam kết sẽ có nhiều thay đổi dù chưa tiết lộ chi tiết cụ thể. Điều này đem lại cảm giác Google không muốn thể hiện sự hung hăng.
Gã khổng lồ đến từ thung lũng Silicon đang bước đi đúng hướng. Nhưng án phạt tỷ USD của EC nhấn mạnh rằng những nỗ lực của Google vẫn còn rất nhỏ giọt và được thực hiện quá trễ.
Theo Bloomberg
Lý do EU phạt 'khủng' Google gần 1,7 tỉ USD EU cho rằng Google sử dụng hợp đồng mang tính độc quyền với khách hàng, ngăn họ sử dụng công cụ tìm kiếm từ các đối thủ của Google. Ngày 20-3, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) Margrethe Vestager chịu trách nhiệm về vấn đề cạnh tranh của EU tuyên bố công ty công nghệ Google (Mỹ) phải nộp phạt 1,49 tỉ...