Amazon ra mắt tính năng tìm kiếm Covid-19 dựa trên máy học
Khi thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19, thì các nhà nghiên cứu ngày càng đoàn kết trong nỗ lực tìm hiểu về căn bệnh cũng như cách thức phát hiện và điều trị càng nhanh càng tốt.
Giao diện làm việc của CORD-19 Search
Amazon Web Services (AWS) vừa ra mắt CORD-19 Search, một trang tìm kiếm mới vận hành dựa trên machine learning ( máy học), có thể giúp các nhà nghiên cứu nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm hàng vạn tài liệu và công trình nghiên cứu chỉ với các câu hỏi ngôn ngữ tự nhiên.
Tìm kiếm CORD-19 được xây dựng dựa trên bộ dữ liệu này, ban đầu bao gồm khoảng 24.000 tài liệu nghiên cứu và khoa học về Covid-19, SARS-CoV-2 và Coronavirus. Kể từ khi ra mắt, bộ dữ liệu CORD-19 đã tăng gần gấp đôi tới 47.000 công trình và tài liệu nghiên cứu từ các tạp chí thẩm định và máy chủ lưu trữ uy tín.
CORD-19 Search sẽ giúp các nhà nghiên cứu điều hướng tài liệu Coronavirus đang gia tăng nhanh chóng để tìm kiếm các thông tin liên quan và cập nhật một cách hiệu quả. CORD-19 Search cũng cung cấp một giao diện tìm kiếm đơn giản, giúp các nhà nghiên cứu có thể sử dụng dễ dàng.
CORD-19 Search sử dụng các dịch vụ học máy của AWS để tăng cường các kết quả toàn diện và khả thi. Bộ dữ liệu ban đầu đã được phong phú hơn với Amazon Comprehend Medical, một dịch vụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên sử dụng học máy để trích xuất các thông tin y tế liên quan từ các dữ liệu văn bản phi cấu trúc về dịch bệnh, điều trị và dòng thời gian.
Sau đó dữ liệu này được ánh xạ tới các mô hình điều trị và chủ đề y tế liên quan tới Covid-19, sử dụng một mô hình phân loại đa nhãn và suy luận, chẳng hạn như virus học, miễn dịch học và các thử nghiệm lâm sàng. Thông tin sau đó được lập chỉ mục trong Amazon Kendra, một dịch vụ tìm kiếm doanh nghiệp có độ chính xác cao dựa trên máy học, cung cấp các tính năng truy vấn ngôn ngữ tự nhiên mạnh mẽ giúp tìm kiếm và xếp hạng các bài viết liên quan dễ dàng hơn.
Video đang HOT
AWS: Nhiều doanh nghiệp Việt sử dụng điện toán đám mây để sẵn sàn mở rộng quy mô kinh doanh
Với lợi thế tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, dễ mở rộng quy mô, bảo mật, nhiều công ty ở các ngành khác nhau đang ứng dụng điện toán đám mây vào nền tảng công nghệ.
Doanh nghiệp nhiều ngành khác nhau sử dụng điện toán đám mây
Amazon Web Services (AWS), công ty cung cấp nền tảng điện toán đám mây hàng đầu thế giới với khoảng 175 dịch vụ khác nhau, cho biết tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực đang dùng dịch vụ của họ. Số lượng khách hàng của AWS tại Việt Nam tiếp tục tăng lên hàng năm cho thấy nhu cầu sử dụng điện toán đám mây ngày càng lớn.
Ông Conor McNamara, Giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á, cho biết các khách hàng doanh nghiệp lẫn công ty quy mô vừa tại Việt Nam ở nhiều ngành nghề đều sẵn sàng chuyển đổi lên đám mây.
Ông Conor McNamara, Giám đốc AWS khu vực Đông Nam Á.
Chẳng hạn, ngân hàng VP Bank đang dùng AWS làm nền tảng cho ứng dụng ngân hàng số Yolo. Ứng dụng này cung cấp đa dịch vụ từ tài chính, thanh toán, giải trí, mua sắm, gọi xe,... Với việc sử dụng điện toán đám mây, VP Bank có thể mở rộng nhanh chóng một khi nhu cầu và số lượng khách hàng tăng lên.
Hoặc chuỗi cửa hàng tiện lợi Circle K đã chuyển hệ thống quản lý kho trên máy chủ vật lý sang AWS. Rất nhiều đơn hàng online của chuỗi này được chuyển lên đám mây, nâng cao khả năng mở rộng quy mô.
Giới khởi nghiệp cũng dùng đám mây để sẵn sàng tiến ra toàn cầu khi cần, như FastGo là ví dụ. Việc sử dụng nền tảng đám mây toàn cầu giúp công ty luân chuyển giữa các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, sẵn sàng mở rộng kinh doanh ở bất kỳ đâu. Chẳng hạn ứng dụng gọi xe Lyft (Mỹ) cũng dùng AWS.
Ở lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, Điện Quang là một ví dụ điển hình. Công ty này dùng đám mây làm nền tảng cho các thiết bị IoT, thiết bị chiếu sáng và điện.
Một khách hàng lớn của AWS ở khối doanh nghiệp là VTV. Ứng dụng VTVGo đã chạy AWS từ năm 2015. Việc sử dụng đám mây toàn cầu giúp người xem VTVGo ở bất kỳ đâu trên thế giới cũng có được trải nghiệm tốc độ như nhau. Hoặc tại các thời điểm nhiều người xem lên cao cùng lúc, như khi trực tiếp các trận đấu quan trọng, VTVGo có thể nhanh chóng mở rộng tốc độ truyền dữ liệu qua đám mây mà không phải mua thêm máy chủ vật lý.
Bên cạnh nền tảng đám mây thuần tuý, AWS cho biết đang phổ biến các ứng dụng máy học (Machine Learning) của họ đến các doanh nghiệp trong nước.
Song song với việc phổ biến ứng dụng điện toán đám mây tại Việt Nam, ông Conor cho biết đang xây dựng cộng đồng các nhà phát triển tại đây.
"Chúng tôi có rất nhiều kỹ sư và nhà phát triển thực sự có trình độ cao, những người thực sự muốn nắm bắt những công nghệ mới nhất và tốt nhất", Giám đốc AWS khu vực ASEAN cho biết.
Công ty làm việc với các trường đại học để nâng cao chất lượng kỹ sư làm việc với khách hàng và nhằm xây dựng hệ sinh thái cho tương lai. Các trường đại học đối tác như Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học FPT, Đại học Đà Nẵng, v.v. đang đào tạo các kỹ sư tay nghề cao trong việc ứng dụng điện toán đám mây. Các kỹ sư này có thể hỗ trợ khát vọng lâu dài của Việt Nam xung quanh việc tận dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới.
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp ASEAN giải quyết nhiều thách thức
Ông Conor cho biết sử dụng nền tảng điện toán đám mây giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Đông Nam Á giải quết nhiều thách thức trong kinh doanh.
Chẳng hạn, việc chuyển sang điện toán đám mây giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm chi phí xây dựng hạ tầng công nghệ hay máy chủ vật lý. Việc sử dụng điện toán đám mây với các dịch vụ có sẵn cũng giúp các công ty giảm được phí bản quyền sử dụng các ứng dụng, tiết kiệm chi phí sử dụng giấy phép, chỉ trả theo thời gian sử dụng,...
Các doanh nghiệp cũng có thể vươn toàn cầu nhanh hơn khi dùng tiện ích đám mây. Ngày càng nhiều doanh nghiệp ASEAN ứng dụng đám mây để lấy khách hàng toàn cầu khi cần thiết. Ví dụ, công ty như iFlix ở Malaysia cung cấp dịch vụ xem video theo yêu cầu, cần có máy chủ cho người dùng trên toàn cầu nên sử dụng nền tảng đám mây là tối ưu so với tự xây dựng hệ thống.
Đám mây cũng phù hợp với những công ty muốn thử dịch vụ mới nhanh chóng, mở rộng quy mô nhanh chóng hoặc có thể dẹp bỏ nhanh hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát triển một ứng dụng xây dựng trên nền điện toán đám mây, nếu thành công sẽ nhanh chóng mở rộng quy mô toàn cầu, hoặc cũng có thể đóng ngay lập tức, việc này là nhờ không phải xây dựng hệ thống máy chủ vật lý ban đầu.
Vận hành ổn định và bảo mật cao cũng là các ưu thế mà các công ty cung cấp dịch vụ đám mây như AWS thường tự hào. Các công ty này hầu hết ở tầm toàn cầu, sở hữu hệ thống công nghệ và chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực, do đó bảo đảm hoạt động thông suốt và an toàn.
"Tôi qua Việt Nam 5-6 lần và cảm thấy xu hướng kinh doanh tại đây tương đồng với toàn cầu. Từ những doanh nghiệp blue-chip đến các công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều đang tận dụng điện toán đám mây theo cách nào đó trong công việc kinh doanh của họ. Điều này thật sự đáng khích lệ", ông Conor nói.
Hải Đăng
Samsung thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng AWS Samsung vừa công bố thực hiện thành công cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới trên nền tảng điện toán đám mây của Amazon (AWS: Amazon Web Services) bằng cách sử dụng công nghệ Mission Critical Push-to Talk, Data and Video (MCPTX). MCPTX là một tiêu chuẩn quốc tế do tổ chức chuẩn hóa các công nghệ mạng thông tin di động...