Amazon ra mắt thị trường Trung Đông
Amazon vừa chính thức ra mắt thị trường Trung Đông, và đổi thương hiệu Souq mà công ty đã mua lại với mức giá khổng lồ 580 triệu USD vào năm 2017 thành Amazon.ae.
Amazon.ae là sự kết hợp sản phẩm, dịch vụ của Amazon và Souq.com – Ảnh Reuters
Theo CNBC, Amazon đã thâu tóm trang thương mại điện tử Souq có trụ sở ở Dubai tập trung vào thị trường Trung Đông với mức giá 580 triệu USD vào năm 2017. Amazon không đóng cửa dịch vụ này mà thay vào đó thực hiện đổi tên thương hiệu. Hiện tại, khi người dùng truy cập địa chỉ của dịch vụ Souq.com sẽ được dẫn trực tiếp đến trang web Amazon.ae trừ Ả Rập Xê Út và Ai Cập khi dịch vụ của Souq ở hai quốc gia này vẫn còn khả dụng.
Video đang HOT
Sự thay đổi mang đến cho dịch vụ Amazon ở Trung Đông một diện mạo và thương hiệu thống nhất hơn trong khu vực. Cho đến thời điểm hiện tại, sự hiện diện duy nhất của Amazon trong khu vực là thông qua Souq. Dịch vụ mới của Amazon ở Trung Đông cũng đi kèm với hệ thống back-end tương tự được sử dụng ở Mỹ và quyền truy cập vào Fulfillment by Amazon (FBA), dịch vụ lưu trữ và vận chuyển của công ty.
Trong thư thông báo ra mắt dịch vụ, đồng sáng lập Ronaldo Mouchawar của Souq cho biết dịch vụ ở Trung Đông mới của Amazon sẽ bán hơn 30 triệu sản phẩm, bao gồm cả những sản phẩm có sẵn trên Souq và năm triệu sản phẩm từ Amazon Mỹ. Đặc biệt, dịch vụ cũng sẽ cung cấp tùy chọn mua sắm ở Ả Rập lần đầu tiên.
Quá trình ra mắt thị trường Trung Đông đến vào thời điểm doanh số quốc tế của Amazon đang có dấu hiệu chậm lại. Trong quý gần đây nhất, doanh số quốc tế của Amazon chỉ tăng 9% so với một năm trước, đạt 16,2 tỉ USD.
Theo thanh niên
Sony lại cắt giảm lượng lớn nhân viên ở bộ phận smartphone
Sony được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm 50% lượng nhân viên hoạt động trong lĩnh vực smartphone, do doanh số cực thấp của công ty gần đây.
Doanh số smartphone Sony liên tục sụt giảm trong thời gian qua - Ảnh: Reuters
Theo SlashGear, Sony gần đây đưa mảng di động vào doanh nghiệp Electronics, bao gồm cả TV và máy ảnh. Các nhà phân tích cho rằng đây là cách của Sony nhằm che giấu trạng thái thực sự của bộ phận di động, nhưng điều này cũng không đủ để giấu được kế hoạch cắt giảm lực lượng nhân viên sắp tới.
Việc cắt giảm đến 50% lực lượng nhân viên smartphone bắt nguồn từ doanh số smartphone kém cỏi trong thời gian qua. Trong báo cáo thu nhập gần đây, Sony tiết lộ doanh số cho năm tài chính 2018 chỉ là 6,5 triệu chiếc, thấp hơn khoảng một nửa so với doanh số 13,5 triệu chiếc công ty đạt được trong năm trước đó.
Xperia Blog tính toán rằng Sony có thể chỉ bán được khoảng 1,1 triệu chiếc smartphone trong 3 tháng đầu năm nay, mức thấp nhất từ trước đến nay và là một trong những thương hiệu hoạt động kém nhất trên thị trường.
Sony vẫn chưa từ bỏ và đang thực hiện các bước để thay đổi, nhưng điều đó không ngăn thực tế là công ty cần cắt giảm chi phí hoạt động, mà cụ thể là cắt giảm 50% nhân sự. Theo ước tính của Nikkei, lượng nhân viên trong lĩnh vực smartphone của Sony hiện tại là 2.000 người.
Cắt giảm nhân sự là bước đi tiếp theo sau một loạt hoạt động khác nhau mà Sony áp dụng trong những tháng qua. Hãng đã đóng cửa cửa hàng ở Trung Đông, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Công ty cũng có thể sớm hạn chế hoạt động tại Đông Nam Á để tập trung vào châu Âu và Đông Á. Nhưng nếu sự sụt giảm doanh số vẫn tiếp tục, hoạt động kinh doanh smartphone của Sony sẽ chính thức khép lại.
Theo Thanh Niên
Doanh số điện thoại Sony giảm 50%, 'End game' đang đến gần? Năm 2018, Sony tiếp tục chịu khoản lỗ lên đến 870 triệu USD ở mảng kinh doanh điện thoại thông minh, doanh số chỉ còn 50% so với 2017. Trang Android Police cho biết Sony Mobile hoạt động không tốt trong những năm gần đây. Công ty gần như rút khỏi thị trường điện thoại thông minh, khi không có quá nhiều smartphone...