Amazon qua được cột mốc nghìn tỷ rồi, nhưng nếu muốn được 2 nghìn tỷ, họ phải làm những gì?
Vào ngày thứ 3, Amazon đã trở thành công ty thứ hai của Mỹ sau Apple đạt được mức giá trị vốn hoá thị trường 1 nghìn tỷ USD.
Mặc dù cổ phiếu đã đóng cửa ở dưới con số kì diệu, chúng ta vẫn không thể nào ngờ được rằng Amazon lại gia nhập câu lạc bộ 1 nghìn tỷ USD nhanh đến vậy. Apple đã phải mất 38 năm để đạt được cột mốc danh giá này, trong khi Amazon chỉ cần có 21 năm . Cả hai công ty đều đã có được ngày hôm nay nhờ vào việc liên tiếp cải thiện các sản phẩm cốt lõi của họ. Tuy nhiên, Amazon cũng đã nhanh chóng đa dạng hoá danh mục sản phẩm của họ, thống trị trong những mảng kinh doanh như thương mại điện tử cho đến đám mây.
Những ngày này, Amazon đang tập trung vào một số lĩnh vực mà có thể giúp thúc đẩy giai đoạn phát triển tiếp theo. Đây là một số lĩnh vực quan trọng mà có thể giúp Amazon đạt được 1 nghìn tỷ tiếp theo:
Amazon Web Services
Mảng kinh doanh điện toán đám mây của Amazon, Amazon Web Services, đã có được một động cơ tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây. Hiện tại, AWS đang trên đà tạo ra gần 25 tỷ USD doanh thu trong vòng 12 tháng tới. AWS chắc chắn sẽ tiếp tục là xương sống của Amazon khi mà công ty này tiếp tục mở rộng.
Trong quý gần đây nhất, doanh số của AWS đã nhảy vọt lên 49%, sau khi có một sự giảm nhẹ vào năm ngoái. Công ty cũng đã tiết lộ ra rằng họ có ít nhất 16 tỷ USD doanh thu tồn đọng, một dấu hiệu quan trọng cho thấy công ty đang ký kết với những khách hàng doanh nghiệp lớn hơn với những hợp đồng dài hạn hơn.
Quan trọng hơn, AWS là đơn vị có lợi nhuận nhất của Amazon, chiếm đến 65% tổng thu nhập hoạt động của công ty. Biên lợi nhuận đó mang lại cho Amazon một sự linh hoạt để có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác, một yếu tố quan trọng trong công cuộc tiếp tục phát triển của Amazon.
Sức khoẻ và dược
Video đang HOT
Thị trường thuốc theo đơn của Mỹ nói riêng được ước tính có trị giá khoảng 450 tỷ USD, do đó, không có gì ngạc nhiên khi Amazon cũng đang nhăm nhe vào thị trường này.
Họ đã có động thái đầu tiên vào tháng 6 bằng cách mua một start-up dược online có tên gọi là PillPack với trị giá 1 tỷ USD, do đó Amazon có được giấy cấp phép dược phẩm ở hầu hết tất cả các tiểu bang. Điều này đẩy nhanh quá trình gia nhập thị trường đến vài năm, và đem lại cho Amazon một cơ hội để tạo ra hàng tỷ USD doanh thu. ĐIều này cũng là một sự cộng hưởng tuyệt vời sau khi Amazon mua lại chuỗi cửa hàng thực phẩm Whole Foods, nơi mà họ có thể bổ sung các nhà thuốc cho những khách hàng muốn mua thuốc nhanh chóng.
Công ty cũng đang khai thác những lĩnh vực khác trong ngành chăm sóc sức khoẻ, bao gồm việc bán các đồ tiếp liệu cho bác sĩ và các bệnh viện, thí điểm các trạm y tế của riêng mình cho nhân viên, v.v… Ngoài ra, Amazon cũng đã bắt tay với Berkshire Hathaway và JPMorgan để tạo ra một liên doanh nhằm giảm chi phí chăm sóc sức khoẻ và cải thiện sức khoẻ cho nhân viên.
Kinh doanh quảng cáo của Amazon đang phát triển nhanh chóng, gần đây đã vượt qua mức 2 tỷ USD doanh thu hàng quý. Brian Olsavsky, CFO của Amazon chia sẻ rằng: “Nó hiện đang là một chương trình hàng tỷ USD và phát triển rất nhanh chóng.” Công ty tạo ra hầu hết doanh thu quảng cáo nhờ việc bán kết quả tìm kiếm sản phẩm, cho phép người bán có thể mua những chỗ đặt sản phẩm được tài trợ.
Đó vẫn là khá nhỏ so với những ông lớn ngành quảng cáo như Google và Facebook, với 28 tỷ và 13 tỷ doanh thu quảng cáo trong quý 2. Tuy nhiên, Amazon giờ mới chỉ bắt đầu. Họ vẫn chưa khai thác các cơ hội quảng cáo trên khắp nền tảng của nó, bao gồm cả quảng cáo bằng giọng nói. Họ cũng chưa bắt đầu bán quảng cáo trên Prime Video, nơi mà họ đang phải tập trung chủ yếu vào trải nghiệm người dùng thay vì vào doanh thu.
Theo một cách nào đó, Amazon có một lợi thế tự nhiên: họ có thể thu thập được cả tấn dữ liệu từ người dùng về thói quen mua sắm thực sự của họ, chứ không chỉ về sở thích hay những tìm kiếm thông thường, và điều này có thể cho phép các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu vào những người dùng vào những thời điểm quan trọng khi họ sắp chuẩn bị thực hiện mua hàng.
AI và giọng nói
Amazon đã không hề giấu diếm ý định biến mình thành một cường quốc AI. Từ lâu công ty đã dấn mình vào không gian AI với tính năng khuyến nghị sản phẩm cho người mua và người bán trên trang web bán hàng, và giờ họ còn đang thử nghiệm sử dụng công nghệ này xuyên suốt nhiều đội của họ. Các chuyên gia học máy đang ở khắp nơi trong tổ chức này, làm việc với Amazon Web Services, Alexa và cửa hàng Amazon Go và các dự án quan trọng khác.
Nhờ vào sự tập trung này, Amazon đã vượt mặt các đối thủ AI như Alphabet và Microsoft trong công cuộc đưa công nghệ giọng nói vào gia đình. Alexa của Amazon đang ngày trở nên thân thiện hơn với người dùng do nó liên tục học từ dữ liệu con người.
Tuy có sức hấp dẫn lớn, các cơ hội kiếm tiền từ công nghệ giọng nói vẫn chưa thực sự rõ ràng. Việc mua sắm thông qua giọng nói vẫn còn khá khó khăn cho đa số người dùng, và các thiết bị giọng nói vẫn thường chỉ được dùng cho các nhiệm vụ đơn giản như chơi nhạc.
Với Amazon, chìa khoá thành công là họ phải biến Alexa trở thành một nền tảng phát triển khổng lồ và biến nó thành công nghệ giọng nói tiên phong trong các ứng dụng tương lai.
Nếu Amazon có thể thành công trong không gian này, cơ hội của họ là thực sự to lớn. Thị trường công nghệ giọng nói không thôi được kỳ vọng là sẽ tăng kích thước lên gấp 3 lần, lên đến 18 tỷ USD vào năm 2023, theo Markets and Markets.
Cửa hàng vật lý
Việc Amazon bất ngờ mua lại Whole Foods vào năm ngoái đã cho thấy rõ rằng công ty thấy được một tương lai trong các cửa hàng vật lý truyền thống. Với mức giá 13 tỷ USD, chưa kể 22 tỷ USD trong các nghĩa vụ hợp đồng bổ sung trong tương lai mà Amazon phải trả, đây rõ ràng là một canh bạc lớn của Amazon.
Sau khi thương vụ được hoàn tất vào năm ngoái, Amazon đã nhanh chóng biến Whole Foods trở thành một phần cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngay lập tức, họ đã cắt giảm giá thành của một số loại mặt hàng và cung cấp các lợi ích khác từ Prime và các dịch vụ đón hàng tại cửa hàng Whole Foods. Họ cũng chào bán các thiết bị Echo ngay phía trước các cửa hàng Whole Foods.
Sự thành công của Whole Foods sẽ giúp Amazon phát triển được các bộ phận khác của công việc kinh doanh của họ.
Công ty cũng đã đang đầu tư vào các cửa hàng sách vật lý và những cửa hàng không có thu ngân Amazon Go trong những năm qua, cho thấy rằng họ đang cam kết tiếp tục mở rộng sự hiện diện của mình.
Theo Genk
Hai chiến lược bí mật đã giúp Amazon trở thành công ty nghìn tỷ đô
Đêm qua, Amazon đã chính thức trở thành công ty Mỹ thứ hai đạt mốc giá trị hơn 1 nghìn tỷ USD, chỉ sau Apple chưa đầy một tháng.
Đây rõ ràng là một cột mốc đáng nhớ, và con đường tiến đến con số 1 nghìn tỷ của Amazon đã được xây dựng từ hơn 25 năm qua. Đó hoàn toàn là sản phẩm do chính chiến lược đầy khéo léo, mưu mẹo và khả năng lãnh đạo xuất thần của Jeff Bezos nhào nặn nên.
Hẳn bạn đang tò mò chiến lược đó là gì? Đường hướng của Amazon được chia thành hai phần rõ rệt, và bất kỳ công ty nào mong muốn gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ đô đều có thể áp dụng:
- Đầu tiên là... đối xử với công nhân một cách thậm tệ. Sử dụng công nghệ để theo dõi nhất cử nhất động của họ, nhằm bóc lột họ đến tận xương tủy. Tước bỏ khỏi họ những thứ cơ bản nhất như quyền được đi vệ sinh, khiến họ phải đi tiểu vào trong những chiếc lọ. Nếu nhân viên xin nghỉ ốm một ngày, lập tức khiển trách họ. Không trả cho họ bất kỳ thứ gì. Nên nhớ, nhân viên của bạn không phải là con người, mà là những bị thịt tự động hóa với mục đích tồn tại duy nhất là cày cuốc để kéo giá cổ phiếu của công ty bạn sở hữu lên cao.
- Tích cực tìm cách... trốn thuế. Xe tải của công ty bạn có thể chạy trên đường do Nhà nước làm nên, và nhân viên của bạn đi học tại các trường công lập, nhưng trả tiền cho những thứ đó ư? Quên đi. Như câu nói nổi tiếng của Leona Helmsley từng nói: "Chúng tôi không nộp tiền thuế; chỉ những kẻ hèn kém mới nộp tiền thuế". Bạn không phải là một kẻ hèn kém chứ?
Người giàu nhất thế giới - Jeff Bezos
Trong những ngày tới đây, các nhà phân tích sẽ bắt đầu nói về sự trỗi dậy thần kỳ của Amazon, và sẽ nhận định rằng điều đó xuất phát từ 2 thứ: Amazon Web Services và nền tảng thương mại điện tử cực kỳ phổ biến và rộng khắp của hãng. Nhưng thành thực mà nói, hai thứ đó chẳng hề liên quan gì đến con số 1 nghìn tỷ kia đâu.
Giống như những gì các công ty dầu mỏ và các tay buôn vũ khí đã chứng minh, việc kiếm ra tiền là cực kỳ dễ dàng khi bạn thực sự không giữ lại chút lương tâm nào, và bạn đã sẵn sàng để thiêu rụi toàn bộ phần còn lại của thế giới. Amazon đạt được con số 1 nghìn tỷ đô, đơn giản vì họ đã tìm ra "chân lý" đó sơm hơn so với bất kỳ hãng nào khác trong giới công nghệ.
Theo Genk
Jeff Bezos, ông chủ của Amazon trở thành người giàu nhất hành tinh như thế nào? Jeff Bezos là Sáng lập viên, Chủ tịch và Giám đốc Điều hành chợ thương mại điện tử Amazon danh tiếng. Đến thời điểm này, ông là người giàu nhất hành tinh và cũng là người đầu tiên trong lịch sử hiện đại có tổng tài sản cá nhân vượt ngưỡng 150 tỷ USD. Jeff Bezos tên đầy đủ là Jeffrey Preston, sinh...