Amazon kiện quản trị viên của hơn 10.000 nhóm Facebook vì thực hiện các đánh giá giả mạo
“ Vụ kiện là một hành động pháp lý chủ động nhắm vào những kẻ xấu”, phó Chủ tịch Amazon, Dharmesh Mehta cho biết trong tuyên bố.
Theo WSJ, Amazon vừa đệ đơn kiện các quản trị viên (admin) của hơn 10.000 nhóm Facebook với cáo buộc lợi dụng nền tảng để thực hiện các đánh giá giả mạo về sản phẩm. Amazon cho biết, động cơ dẫn đến hành vi sai trái này là nhóm những admin đó sẽ được đổi sản phẩm miễn phí hoặc tiền.
Theo Amazon, điều này trái với quy tắc thông thường và đang diễn ra trên khắp các cửa hàng tại Mỹ, Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Nhật Bản. Những bài đánh giá không có thật thường được sử dụng để tăng xếp hạng sản phẩm và thúc đẩy khách hàng mua chúng.
“Vụ kiện là một hành động pháp lý chủ động nhắm vào những kẻ xấu”, phó Chủ tịch Amazon, Dharmesh Mehta cho biết trong tuyên bố.
Theo WSJ, Amazon trong nhiều năm qua đã bị ảnh hưởng bởi những đánh giá giả, không xác thực. Trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng đổ xô vào các nền tảng thương mại điện tử; kéo theo đó là sự thao túng đánh giá và nỗi thất vọng ngày một nhiều của khách hàng. Hồi năm ngoái, cơ quan quản lý chống độc quyền tại Vương quốc Anh còn mở một cuộc điều tra về việc liệu Google có đang nỗ lực loại bỏ các đánh giá giả mạo hay không.
Amazon kiện quản trị viên của hơn 10.000 nhóm Facebook vì thực hiện các đánh giá giả mạo
Một trong những nhóm Facebook được nhắc tới, có tên gọi “Đánh giá các sản phẩm Amazon”, sở hữu hơn 43.000 thành viên. Admin đã chủ đích “lách luật” bằng cách thay đổi một số cụm từ trong bài viết để tắt tính năng cảnh báo của Facebook. Nhóm này sau đó đã bị gỡ bỏ. Danh tính các quản trị viên cũng được giữ kín.
Video đang HOT
“Các nhóm lôi kéo hoặc khuyến khích các bài đánh giá giả đã vi phạm chính sách của chúng tôi”, đại diện phát ngôn của Meta cho biết.
Trước đó, hồi năm 2019, cơ quan quản lý Mỹ đã đặt câu hỏi về nỗ lực của Amazon đối với việc giải quyết các đánh giá giả mạo trong một bức thư gửi tới cựu Giám đốc điều hành Jeff Bezos. Cùng năm, Ủy ban Thương mại Liên bang đã phạt một trang web bán lẻ trả tiền cho bên thứ ba để đăng tải đánh giá giả lên Amazon nhằm che mắt người tiêu dùng.
Đến năm 2021, Amazon bất ngờ đình chỉ 50.000 tài khoản bán hàng của người Trung Quốc, bị cho là chuyên bỏ tiền, hoặc tặng quà cho khách hàng để đổi lấy các đánh giá sản phẩm giả mạo. Theo Hiệp hội Thương mại Điện tử Xuyên biên giới Thâm Quyến, điều này khiến doanh thu dự kiến hơn 15 tỷ USD khi đó của Amazon “không cánh mà bay”.
ADVERTISING
0:01
Năm 2021, Amazon bất ngờ đình chỉ 50.000 tài khoản bán hàng của người Trung Quốc, bị cho là chuyên bỏ tiền, hoặc tặng quà cho khách hàng để đổi lấy các đánh giá sản phẩm giả mạo
Amazon sau đó đã cam kết đền bù trực tiếp cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm lỗi mua từ các nhà bán hàng độc lập. Chính sách chăm sóc khách hàng mới, kể từ ngày 1/9 năm ngoái, cũng cho phép khách hàng được thanh toán chi phí điều trị thương tật hoặc tài sản bị hư hỏng do mua phải các sản phẩm lỗi trên trang Amazon.com. Số tiền bồi thường tối đa là 1.000 USD/trường hợp, thậm chí là cao hơn nếu phía người bán không phản hồi hoặc từ chối lời khiếu nại mà Amazon cho là hợp lệ.
Trước đó, Amazon được cho là đã không mạnh tay đối với các chương trình ưu đãi đổi quà hoặc tiền lấy đánh giá tích cực của người dùng, bởi muốn thu hút thêm nhiều người bán hàng từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình này đã thay đổi trong bối cảnh Amazon phải đối mặt với sức ép lớn của dư luận – những người phản đối gay gắt với những bài đánh giá sản phẩm giả mạo tràn lan trên nền tảng.
Những ai đang 'sửa chữa' Facebook?
Các lãnh đạo trong đội ngũ PR đang giúp Facebook xử lý một trong những cuộc khủng hoảng truyền thông lớn nhất từ trước đến nay.
Nissa Anklesaria, Phó chủ tịch Truyền thông Doanh nghiệp (ngoài cùng bên trái) là một trong những cộng sự thân thiết của Giám đốc Vận hành Sheryl Sandberg. Anklesaria thường phát ngôn về thương mại và quảng cáo. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách thu thập dữ liệu của ứng dụng bên thứ 3 trên iOS khiến doanh thu quảng cáo được quan tâm. Do đó, Anklesaria xuất hiện nhiều hơn nhằm trấn an giới quảng cáo trên Facebook.
Tucker Bounds, Phó chủ tịch Truyền thông là nhân vật chủ chốt đứng sau đội ngũ "chiến lược phản hồi truyền thông" của Facebook, gồm các chuyên gia PR, truyền thông và chính sách, bên cạnh nhân viên pháp lý và marketing nhằm đưa ra phản hồi nhanh chóng cho các câu hỏi của giới truyền thông và nhà lập pháp. Thời gian gần đây, Bounds vướng bê bối khi một nhân viên cũ tố cáo thái độ hời hợt của ông trước vấn đề tin giả trên Facebook.
Nick Clegg là Phó chủ tịch Các vấn đề Toàn cầu. Ông từng tham gia phỏng vấn, bày tỏ quan điểm phản bác loạt bài The Facebook Files của WSJ. Theo Business Insider, Clegg tham gia họp giao ban mỗi ngày để nắm bắt những vấn đề liên quan đến tin giả, minh bạch trong quảng cáo chính trị trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020. Ông cũng có hiểu biết rộng về các vấn đề tại châu Âu, khu vực thường đưa ra đề xuất, quy định gắt gao với các công ty công nghệ.
Giữ vị trí Phó chủ tịch Truyền thông Doanh nghiệp, Marc Johnso lãnh đạo đội ngũ với hơn 100 nhân viên nhằm truyền tải đúng thông điệp mong muốn đến người dùng, chịu trách nhiệm cho thông cáo báo chí và nội dung đăng trên trang mạng xã hội của Facebook. Johnson cũng giám sát các nhóm sáng tạo, bao gồm thiết kế đồ họa cho những sự kiện như Facebook Connect.
Michael Kirkland, Phó chủ tịch Truyền thông Công nghệ được xem là nhân vật quan trọng khi Facebook chuyển hướng sang metaverse (vũ trụ ảo). Theo Business Insider, Kirkland thường xuyên làm việc với Roberta Thomson, trưởng nhóm truyền thông sản phẩm và Ha Thai, trưởng nhóm truyền thông của Facebook Reality Labs. Gia nhập từ năm 2011, ông đang là phó chủ tịch lâu năm nhất trong mảng PR của Facebook.
Nhiệm vụ chính của Chris Norton, Phó chủ tịch Truyền thông Quốc tế là giải quyết những vấn đề liên quan đến người dùng Facebook ngoài nước Mỹ. Sau khi cựu Giám đốc Sản phẩm Frances Haugen cảnh báo kế hoạch mã hóa rộng rãi của Facebook tại một số quốc gia, Norton chỉ đạo đội ngũ PR để tìm cách xử lý, làm việc với lãnh đạo truyền thông tại từng khu vực để đảm bảo thông điệp của công ty được truyền tải rõ ràng.
Sarah OBrien, Phó chủ tịch Truyền thông Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biến Zuckerberg từ gương mặt của tranh cãi thành một "người đổi mới", khi sử dụng tài khoản cá nhân để giới thiệu các công nghệ mới. Trong khi đó, Joe Osborne, Giám đốc Chiến lược Phản hồi Truyền thông (ảnh) là phát ngôn viên của Facebook, trả lời câu hỏi từ giới truyền thông xoay quanh những vấn đề như tin giả. Osborne cũng trao đổi với các nhà quảng cáo và nhà đầu tư nhằm giảm lo ngại về tình hình tài chính công ty.
Andy Stone, Giám đốc Chính sách Truyền thông là một trong những nhân vật khiến Facebook gặp khủng hoảng. Trên Twitter, ông thường xuyên đôi co với phóng viên và hạ thấp vai trò của Haugen, người tố cáo Facebook trước Thượng viện Mỹ. Dù vậy, một số phóng viên công nghệ cho biết tính cách ngoài đời của Stone khác với những phát ngôn thường thấy của ông trên Internet.
Microsoft sẽ ra mắt 'metaverse' cho ứng dụng văn phòng vào năm 2022 Microsoft Corp đang thực hiện ý tưởng xây dựng một "siêu vũ trụ ảo" (metaverse) cho PowerPoint, Excel và các ứng dụng Office khác. Theo Bloomberg, Microsoft đang điều chỉnh các sản phẩm phần mềm văn phòng đặc trưng để tạo ra một phiên bản metaverse, khái niệm được thúc đẩy bởi người đồng sáng lập Facebook Mark Zuckerberg, hứa hẹn cho phép...