Amazon kêu gọi luật hóa hành vi ‘thổi giá’ trong thời kỳ khủng hoảng
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã kêu gọi các nhà lập pháp ban hành một đạo luật liên bang nhằm cấm việc ‘thổi giá’ trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp quốc gia
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Tập đoàn thương mại điện tử Amazon của Mỹ đã kêu gọi các nhà lập pháp ban hành một đạo luật liên bang nhằm cấm việc “thổi giá” trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp quốc gia, khẳng định các quy định mới là cần thiết để ngăn chặn hành vi trục lợi như trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 hiện nay.
Video đang HOT
Lãnh đạo của tập đoàn bán lẻ này cho biết bên định giá sản phẩm phải chịu trách nhiệm về hành vi ấn định giá “trên trời dưới biển.” Trước những cáo buộc đã không ngăn chặn được tình trạng “thổi giá” trên nền tảng bán hàng trực tuyến của mình, Amazon khẳng định tập đoàn đã ngăn chặn nhiều đối tượng bán hàng thuộc bên thứ ba đang tìm cách kiếm lời từ tình trạng khẩn cấp y tế hiện nay và đã chuyển hồ sơ sai phạm về các bang có đạo luật kiểm soát giá để xử lý.
Phát biểu ngày 13/5, Phó Chủ tịch tập đoàn Amazon Brian Huseman, cho rằng một bộ luật của liên bang sẽ đảm bảo không để xảy ra “lỗ hổng” trong các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Ông nhấn mạnh tăng giá là điều cấm kỵ trong giai đoạn khủng hoảng, vốn đang tác động tới khoảng 70% nước Mỹ. Tuy nhiên, mỗi bang lại có quy định riêng về hành vi này như định giá hàng hóa cao hơn 10-25% mới là vi phạm, trong khi có những bang chỉ đơn giản là cấm ấn định giá bán quá cao. Những khác biệt này là thách thức lớn đối với các nhà bán lẻ trong hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng và tuân thủ luật pháp.
Theo ông Brian Huseman, các đạo luật sau này đối với nạn “thổi giá” cũng phải tính tới việc doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn trong giai đoạn khủng hoảng. Ngoài ra, các quy định cần được áp dụng chung với mọi cấp trong chuỗi cung ứng./.
Microsoft rót 1,5 tỉ USD mở rộng dịch vụ điện toán đám mây tại Ý
Microsoft Corp vừa cho biết họ sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu của khu vực đầu tiên tại Ý theo kế hoạch đầu tư 1,5 tỉ USD vào dịch vụ đám mây tại quốc gia này.
Microsoft muốn mở rộng dịch vụ đám mây trên toàn cầu để sớm giành ưu thế cạnh tranh
Jean-Philippe Courtois, người đứng đầu bộ phận bán hàng, tiếp thị và vận hành toàn cầu của Microsoft, cho biết "công ty đã nhìn thấy tiềm năng to lớn để tăng tốc đổi mới thông qua các dịch vụ đám mây". Trung tâm dữ liệu mới của khu vực sẽ có trụ sở tại Milan, cùng với 60 trung tâm dữ liệu khu vực khác của Microsoft được công bố trên toàn cầu.
Vào tháng 2, Microsoft đã công bố kế hoạch mở một trung tâm dữ liệu khu vực tại Tây Ban Nha và vào đầu tuần này họ cũng công bố rót 1 tỉ USD để mở rộng trung tâm dữ liệu đặt tại Ba Lan nhằm cung cấp dịch vụ đám mây cho các doanh nghiệp và tổ chức trong khu vực.
Cũng tại Ý, Microsoft đã lên kế hoạch cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ đám mây ở địa phương và triển khai các chương trình trí tuệ nhân tạo (AI) và làm việc thông minh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty cũng mở rộng quan hệ đối tác với các nhà điều hành viễn thông của nhà nước để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Ý.
Trước đó, đối thủ của họ là Amazon Web Services (AWS) cũng mở một trung tâm dữ liệu của khu vực đặt tại Milan (Ý), còn hồi tháng 3 vừa qua Google ký kết hợp tác với công ty độc quyền điện thoại viễn thông cũ của Ý để mở rộng hoạt động kinh doanh đám mây tại quốc gia này.
Theo Reuters, các nhà phân tích hy vọng thị trường đám mây của Ý sẽ tăng trưởng với tốc độ hai con số trong vài năm tới khi các công ty lớn đồng loạt mở rộng dịch vụ và quy mô tại quốc gia này, cùng bối cảnh dịch bệnh khiến nhiều công ty và cá nhân ngày càng phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây.
EU tìm kiếm bằng chứng để kiềm chế các hãng công nghệ Mỹ Facebook và Google có thể phải đối mặt với các quy tắc cứng rắn khi giới quản lý của Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách hạn chế vài trò "người gác cổng" trên internet của các công ty công nghệ Mỹ. Ảnh: Reuters Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đang xem xét luật chống lại các nền tảng...