Amazon đầu tư vào lĩnh vực y tế: Liệu có đem lại thành công?
Amazon đã thâu tóm One Medical bằng khoản đầu tư không nhỏ để phát triển mảng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
“Vì sao Amazon thâu tóm một nhà cung cấp dịch vụ y tế ít được biết đến với 3,9 tỷ USD?” là câu hỏi được tờ Bưu điện Washington đặt ra sau khi gã khổng lồ công nghệ này thông báo việc mua lại One Medical.
Bài viết dẫn phát biểu của Neil Lindsay, Phó chủ tịch cấp cao của Amazon nhận định, có rất nhiều cơ hội để mở rộng và cải thiện trải nghiệm khám sức khỏe của bệnh nhân và tiết kiệm cho họ rất nhiều thời gian quý giá thông qua cách tiếp cận “con người là trung tâm với sự hỗ trợ của công nghệ”.
Và dù One Medical đang thua lỗ, một thực tế phổ biến của các công ty khởi nghiệp, nhưng nó đang phát triển nhanh chóng. Cụ thể là công ty này đã đạt mức doanh thu 254 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng gần 110% so với mức 121 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.
Nguồn ảnh: Financial Times
Mặc dù vậy, tờ Tạp chí Phố Wall nhận định, việc Amazon thâu tóm chuỗi phòng khám của One Medical lần này sẽ không giống như những đợt bành trướng vào lĩnh vực giải trí, quảng cáo hay cửa hàng tạp hóa trước đây. Cụ thể, Amazon sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm trong thu hút bác sĩ như UnitedHealth Group, CVS Health Corp và thậm chí cả hệ thống bệnh viện.
Một số đối thủ đã có bước tiến đáng kể như Unitedhealth Group sở hữu công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ và có mối quan hệ gắn bó với các chủ doanh nghiệp.
Walgreen năm ngoái đã mua lại lượng cổ phần kiểm soát của mạng lưới cửa hàng thuốc Village MD và có kế hoạch mở hàng trăm địa điểm nữa trong vài năm tới.
Theo báo chí Mỹ, cơ hội để Amazon tiến bước vào ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe trị giá 4 ngàn tỷ USD mỗi năm là hiện hữu, song sự cạnh tranh cũng sẽ vô cùng khốc liệt, chưa kể xu hướng chống độc quyền đang ngày càng được đẩy mạnh trong giới chức quản lý Mỹ hiện nay.
Video đang HOT
Mạng LUNA 2.0 chẳng có gì nhưng vẫn đạt vốn hóa tỷ USD
Đi vào vận hành sau 2 tuần phát triển, mạng lưới LUNA mới nhanh chóng đạt vốn hóa hàng tỷ USD. Dù vậy, chuyên gia nhận định việc đầu tư vào token này không khác gì một canh bạc.
Thảm họa LUNA là một trong những sự kiện nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tiền số. Hàng trăm tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị cuốn bay khỏi thị trường chỉ trong vài ngày. Do thua lỗ toàn bộ tài sản tích lũy vì LUNA, có người đã phải tìm đến cái chết.
Tuy nhiên, hai tuần sau cú sập, mạng LUNA 2.0 chính thức đi vào hoạt động. Token mới của dự án nhanh chóng đạt vốn hóa tỷ USD trong khi chưa có sản phẩm gì, định hướng hoạt động mờ nhạt. Theo các chuyên gia, việc giá LUNA 2.0 tăng là biểu hiện của cách vận hành dựa trên cảm xúc của thị trường tiền số cùng tâm lý liều lĩnh của nhà đầu tư.
Một tuần xây dựng, vốn hóa tỷ USD
Mạng LUNA mới bắt đầu đi vào hoạt động từ 13h ngày 28/5. Vài tiếng sau, đồng LUNA 2.0 chính thức được niêm yết lên các sàn giao dịch tập trung. 20 phút sau khi được mở giao dịch, LUNA 2.0 tăng một mạch từ 0,5 USD lên 30 USD, mức tăng 60 lần. Hiện tại, dự án này có tổng giá trị vốn hóa lưu hành khoảng 1,4 tỷ USD, lọt nhóm 50 đồng tiền số lớn nhất thế giới.
Giữa giai đoạn thị trường đi xuống trước các thông tin tiêu cực, nhiều đồng tiền số "chia 5 xẻ 7", việc LUNA 2.0 tăng trưởng khiến nhiều người bất ngờ. Đề xuất "hồi sinh" Terra bằng mạng lưới LUNA 2.0 được Do Kwon đề xuất trên cộng đồng vào ngày 14/5, chính thức bỏ phiếu 18-25/5 và hoạt động từ 28/5. Trong 2 tuần qua, đề xuất này còn nhiều lần được chỉnh sửa, thêm bớt dựa vào yêu cầu của người dùng.
Mạng LUNA 2.0 hoạt động hai tuần sau khi được đề xuất, vốn hóa vượt mặt dự án xây dựng nhiều năm.
Một mô hình chắp vá, xây dựng lại trên nền thảm họa vẫn đạt giá trị tỷ USD chứng tỏ có nhiều điểm bất thường. Trên mạng xã hội, nhiều người đưa Terra 2.0 ra để chế giễu bởi nó dễ dàng vượt mặt các dự án nghiêm túc, mất nhiều năm xây dựng.
Theo ông Cris D. Tran, Giám đốc Điều hành Quỹ Khởi nghiệp Quốc gia, một dự án thất bại như LUNA, với người sáng lập mất uy tín, việc nhà đầu tư bỏ tiền vào dự án hiện tại không hẳn vì tin tưởng lâu dài.
"Họ xem đây là một ván cược ở một 'xới bạc' to với nhiều người tham gia, và có thể trong số đó có những người chưa trang bị đủ kiến thức. Do vậy, người dùng nên cảnh giác để tránh mắc phải sai lầm", ông Cris D. Tran nói.
Trao đổi với PV về lý do token LUNA 2.0 có mức tăng trưởng "không tưởng" như vậy, bà Jenny Nguyễn, đại diện Kyros Ventures cho rằng động lực hiện không rõ ràng.
Các tính năng, ứng dụng của Terra 2.0 mờ nhạt, chưa có sản phẩm.
"Hiện tại, dự án gần như chẳng có gì vì Terra 2.0 vừa được triển khai, không ứng dụng chuyển sang hay sản phẩm mới. Do đó, nhu cầu duy nhất cho LUNA 2.0 là khóa lại cho các validator (trình xác thực) đảm bảo an ninh mạng lưới", bà Jenny nhận xét.
Theo chuyên gia này, động lực tăng giá của bất cứ đồng tiền số nền tảng nào cũng phải là mức độ ứng dụng của blockchain, sản phẩm thực tế, sự tiến bộ, ưu điểm vận hành để cạnh tranh với đối thủ, thu hút lập trình viên, có thêm người dùng. Do đó, nếu Terra 2.0 tạo ra giá trị thật sự, sẽ có động lực tăng giá token.
"Nhưng hiện tại, niềm tin dành cho dự án đã mất và không thể lấy lại", bà Jenny Nguyễn nói thêm.
Trong khi đó, bà Đỗ Thanh Mai, nhà đầu tư chuyên nghiệp với 16 năm kinh nghiệm cho rằng giá token LUNA biến động dựa trên kỳ vọng của thị trường, không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố công nghệ. Theo đó, không loại trừ yếu tố giá bị thao túng bởi các cá voi khi nguồn cung lưu thông của token LUNA 2.0 vẫn còn hạn chế.
Tương lai mờ mịt của LUNA 2.0
Khi đề xuất tái thiết mạng lưới Terra mới, đồng sáng lập TerraForm Labs, Do Kwon không nhắc gì tới UST, đồng stablecoin là trung tâm của hệ sinh thái trước đó. Chính giải pháp stablecoin thuật toán cùng lãi suất 20% trên Anchor Protocol giúp hệ sinh thái Terra tăng trưởng mạnh giai đoạn 2021-2022.
Việc loại bỏ UST khiến mạng Terra không còn lợi thế cạnh tranh với các hệ sinh thái khác. "Terra mà không có stablecoin thì khác gì Dogecoin mà không còn con chó", Foobar, nhà phát triển DeFi, NFT nói trên Twitter.
Các chuyên gia cảnh báo nhà đầu tư nên cẩn trọng khi đưa ra quyết định đầu tư LUNA 2.0.
Đồng quan điểm, bà Jenny Nguyễn cho rằng tiềm năng của hệ sinh thái phụ thuộc vào dự án, giải pháp trên đó. Hiện tại, nhiều dự án thông báo tiếp tục triển khai trên Terra. Tuy nhiên, cần có thời gian để đánh giá mức độ hoàn thiện của sản phẩm.
Với mức độ biến động lớn, các chuyên gia cảnh báo rủi ro khi đầu cơ vào token LUNA lúc này. "Hãy nhớ rằng mua LUNA 2.0 bây giờ là một canh bạc thuần túy và tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Tốt hơn hết hãy đợi vài tuần để xem các DApp vận hành ra sao", ông Remi Tetot, Trưởng bộ phận nghiên cứu của GMI nêu quan điểm trên Twitter.
Trong khi đó, Elizy, chuyên gia giao dịch tiền mã hóa với hơn 170.000 người theo dõi trên Twitter gọi LUNA 2.0 là rác rưởi khi một người đặt câu hỏi về đồng tiền số này sau khi niêm yết.
Theo ông Cris D. Tran, việc LUNA 2.0 tăng giá có thể là một chiêu trò của giới đầu cơ, vì mô hình sản phẩm của Terra chưa thuyết phục và còn nhiều điểm cần làm rõ. Người dùng nên cẩn trọng trước quyết định đầu tư và không nên để bị rơi vào trạng thái FOMO (sợ bỏ lỡ).
"Tôi thấy trường hợp tăng giá của LUNA 2.0 thể hiện rõ tâm lý liều lĩnh của nhà đầu tư tiền số. Cũng có thể họ chưa hiểu rõ mức độ rủi ro và sự 'vô tiền khoáng hậu' của thảm họa LUNA/UST", bà Jenny Nguyễn nói.
Đồng thời, chuyên gia này cho rằng giá trị của LUNA 2.0 đang bị thổi phồng bởi tính chất đầu cơ của ngành tiền số. Đồng thời, việc phân bổ token LUNA mới không đồng đều khi sàn Binance chưa giao đủ đến người dùng. Do đó, cần xem xét tiếp để xem diễn biến thị trường.
Sau Pháp, đến lượt Ý cấp phép hoạt động cho Binance Với giấy phép vừa được cấp, Binance sẽ được cung cấp các sản phẩm tiền số và mở văn phòng tại Ý. Năm 2021, Ý đã ngăn Binance cung cấp dịch vụ cho người dùng trong nước và cấm Binance "không được cung cấp các dịch vụ và hoạt động đầu tư". Được cấp phép tại Ý và tại Pháp là bằng chứng...