Amazon bị phát hiện bán hàng ngàn mặt hàng không an toàn
Amazon bị phát hiện bán hàng ngàn mặt hàng đã bị các cơ quan liên bang tuyên bố là không an toàn.
Trang web bán hàng trực tuyến Amazon bán tất cả mọi thứ, từ tã cho đến những ngôi nhà nhỏ, làm hài lòng hàng triệu khách hàng trên khắp thế giới.
Trong nỗ lực cung cấp nhiều loại mặt hàng như vậy, Amazon đã mở cửa cho người bán bên thứ ba – và đôi khi những người bán bên thứ ba đó cung cấp các mặt hàng không vượt qua được yêu cầu của các cơ quan quản lý liên bang Mỹ.
Trên thực tế, trong một cuộc điều tra gần đây từ Tạp chí Phố Wall, đâu đó trong “vương quốc” của 4.100 mặt hàng bán trên Amazon “đã bị các cơ quan liên bang tuyên bố là không an toàn”.
Sản phẩm bày bán trong các cửa hàng bán lẻ ở Mỹ phải vượt qua các quy định của liên bang trước khi được bán, trong khi Amazon hoạt động như một nền tảng công nghệ cho người bán trên toàn thế giới.
Tồi tệ hơn, trong số 4.100 mặt hàng lẻ đó, “ít nhất 2.000 đồ chơi và thuốc” bị thiếu nhãn cảnh báo nguy cơ sức khỏe đạt tiêu chuẩn và ít nhất một trong số các sản phẩm của trẻ em được thử nghiệm vượt quá tiêu chuẩn chấp nhận được, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe lớn”.
Video đang HOT
Sau cuộc điều tra của Tạp chí, Amazon đã thay đổi hoặc xóa hàng ngàn danh sách sản phẩm.
Cuộc điều tra nhấn mạnh một vấn đề cơ bản mà một loạt các nền tảng công nghệ nổi lên trong những năm gần đây, từ Amazon đến Twitter đến Google và YouTube phải đối mặt. Đó là cung cấp một nền tảng mở lớn, đồng nghĩa với việc phải phải giám sát nền tảng mở lớn, và điều đó có thể cực kỳ khó khăn
Trong trường hợp của Amazon, người bán từ khắp nơi trên thế giới có thể trở thành đối tác của bên thứ ba và bán sản phẩm. Việc quản lý một thị trường như vậy là vô cùng khó khăn và rủi ro chắc chắn sẽ xảy ra.
Một đại diện của Amazon nói với Tạp chí rằng họ sử dụng hệ thống tự động hóa để giám sát các cửa hàng trên nền tảng của mình. Những công cụ đó đã ngăn chặn ba tỷ mặt hàng “đáng ngờ” trong năm 2018, người đại diện nói. “Khi một mối nghi ngờ xuất hiện, chúng tôi nhanh chóng bảo vệ khách hàng và làm việc trực tiếp với người bán, thương hiệu và các cơ quan chính phủ”.
Theo VietQ
Bán hàng Việt vào thị trường Mỹ thông qua Amazon, Ebay... và mạng xã hội
Theo Bộ Công Thương, Mỹ là thị trường có sức mua lớn nhất thế giới với dân số trên 300 triệu người cùng với văn hóa tiêu dùng phong phú.
Tuy nhiên, với một thị trường lớn, nhiều cạnh tranh, việc bán hàng thông qua các kênh trung gian và phân phối truyền thống không đơn giản, thường chịu chi phí cao.
Bộ Công Thương cho hay, bên cạnh việc đưa hàng Việt vào Mỹ qua các website thương mại điện tử (TMĐT) như: Amazon, Ebay... doanh nghiệp có thể sử dụng các trang truyền thông, mạng xã hội như: Facebook, Twitter hoặc YouTube để quảng bá sản phẩm của mình và phát triển cơ sở khách hàng ở Mỹ.
Doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu vào Mỹ qua Amazon
Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt muốn xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, đặc biệt là khi 98% doanh nghiệp Việt có quy mô nhỏ và vừa.
Để khai thác thị trường này, Bộ Công Thương cho rằng nên sử dụng hình thức thương mại điện tử, bởi người tiêu dùng Mỹ vừa ưa chuộng mua sắm qua mạng, vừa có thể giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tiết kiệm chi phí.
Theo đại diện Bộ Công Thương, doanh nghiệp có thể tự xây dựng và sử dụng website của doanh nghiệp mình để quảng bá sản phẩm hoặc dùng chính website đó để bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
Website có thể đặt host tại Việt Nam, Mỹ hay một nước thứ ba và nên được thiết kế bởi các nhà phát triển web chuyên nghiệp.
" Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp nhỏ, chợ trực tuyến là "cánh cổng" hữu ích để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng phạm vi tiếp cận và tăng doanh thu trong khi giảm thiểu rủi ro. Các chợ trực tuyến nổi tiếng của thị trường này có thể kể đến là: Amazon, Ebay, Fruugo... Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Amazon như một kênh làm dịch vụ phân phối cho doanh nghiệp. Khi đó, hàng hóa sẽ được chỉ dẫn: "phân phối bởi Amazon"- đại diện Bộ Công Thương nói.
Ngoài ra, các mạng xã hội như: Facebook, Twitter hoặc YouTube cũng rất hữu ích để doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm của mình và phát triển cơ sở khách hàng ở Mỹ.
Trên thực tế, sau khi Amazon ký kết hợp tác với Bộ Công Thương để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam bán hàng trên Amazon (bao gồm cho thuê kho và sử dụng dịch vụ vận chuyển của Amazon) thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách xuất khẩu hàng hóa của mình qua kênh này.
Thống kê năm 2018 cho thấy, khách hàng Mỹ đã tiêu 517,36 tỷ USD cho việc mua sắm online với tổng giá trị hàng hóa được bán trực tuyến đạt khoảng 3.63 nghìn tỷ USD. Giá trị mua hàng trực tuyến tăng khoảng 15% mỗi năm. Hiện tại ở Mỹ, rất nhiều cửa hàng, chuỗi bán lẻ truyền thống đã đóng cửa do sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT.
Theo Bộ Công Thương, 7 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 32,5 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam sử dụng tốt các hình thức TMĐT thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này còn tăng thêm.
Theo VN Review
Facebook tiếp tục bị điều tra sau án phạt kỷ lục Sau án phạt 5 tỷ USD từ Ủy ban Thương mại Liên bang, Facebook tiếp tục bị cơ quan này điều tra vì vi phạm các quy tắc chống độc quyền. Theo Business Insider, trong báo cáo doanh thu hôm 24/7, Facebook chính thức thừa nhận đang bị điều tra chống độc quyền bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). Trước đó,...