Amazon bị cơ quan chống độc quyền Đức điều tra về quản lý định giá
Tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) của Đức vừa tiết lộ cơ quan quản lý chống độc quyền Đức đang điều tra xem Amazon có ảnh hưởng thế nào đến việc định giá của các nhà bán lẻ trên nền tảng của mình.
Amazon nói rằng họ có các chính sách riêng giúp đảm bảo các đối tác bán hàng đang định giá sản phẩm một cách cạnh tranh
Theo Hindustantimes Tech, cơ quan này đang xem xét liệu Amazon có đang lạm dụng vị thế thống trị thị trường trực tuyến của mình để gây áp lực về giá đối với những người bán hay không. Theo FAZ, thông tin này này được tiết lộ thông qua cuộc phỏng vấn với ông Andreas Mundt – một nhà chống độc quyền người Đức.
Sự việc khởi nguồn khi Amazon trước đó tiến hành chặn một số người bán lẻ trên nền tảng rao bán trực tuyến của mình. Lý do được gã khổng lồ công nghệ Mỹ đưa ra là những nhà bán lẻ này đã tính giá quá cao cho nhiều mặt hàng trong những tháng đầu tiên của cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những nhà bán lẻ này sau đó đã tiến hành khiếu nại và cáo buộc ngược lại rằng Amazon đang lạm dụng thế độc quyền để gây áp lực về giá lên những nhà bán lẻ. Văn phòng của ông Mundt cho biết cơ quan quản lý đang đánh giá phản ứng của Amazon đối với các câu hỏi của họ.
Về phần mình, Amazon hôm 16.8 lên tiếng chính thức thông qua một tuyên bố bằng email. Theo đó, trong quá trình các nhà cung cấp định giá cho sản phẩm, Amazon cũng sẽ có các chính sách của riêng mình với mục đích đảm bảo các đối tác bán hàng đang định giá sản phẩm của họ một cách cạnh tranh. “Hệ thống của chúng tôi được thiết kế để thực hiện hành động chống lại các hành động định giá cao quá mức”, trích tuyên bố qua email của Amazon.
App Store bị 'tấn công' dồn dập
Apple đang bị EU điều tra về tình trạng độc quyền trên App Store, do hàng loạt ứng dụng như Tinder, Fornite chỉ trích hãng này vì khoản phí 30%.
Mảng dịch vụ mang về cho Apple hơn 46 tỷ USD và chiếm gần 18% doanh thu của hãng năm 2019. Apple cũng đặt mục tiêu nâng doanh thu này lên 50 tỷ USD năm nay. Trong số đó, App Store được coi là "con gà đẻ trứng vàng" dù Apple không tiết lộ kho ứng dụng đóng góp bao nhiên phần trăm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6, hãng liên tục gặp rắc rối với kho ứng dụng của mình.
Nguyên nhân xuất phát từ việc Apple yêu cầu nhà phát triển phải trả cho hãng 15 đến 30% doanh thu ứng dụng, khiến nhiều bên phải tăng phí thuê bao mới có thể đảm bảo lợi nhuận. Trong khi đó, Apple cũng tung ra các dịch vụ tương tự trên App Store.
Làn sóng phản đối đã xuất hiện từ vài năm qua nhưng bùng lên trong tháng 6, sau lùm xùm giữa Apple và Basecamp.
Nhiều nhà phát triển bất mãn với khoản "phí bảo kê" 30% cho Apple.
David Heinemeier Hansson, Giám đốc công nghệ của Basecamp, chỉ trích Apple vì từ chối cập nhật cho ứng dụng email Hey của họ trên App Store. Hey thu phí người dùng hàng năm là 99 USD. Tuy nhiên, dịch vụ "qua mặt" App Store bằng cách không cung cấp tính năng đăng ký thuê bao trực tiếp trên ứng dụng mà lại thông qua website và kênh thoanh toán riêng của Basecamp. Động thái này giúp họ không phải nộp 30% doanh thu cho Apple.
Phiên bản Hey 1.0 trước đó đã được duyệt trên App Store, nhưng đến bản 1.0.1 lại bị từ chối cập nhật. Hansson nhận xét trên Twitter rằng Apple đang hoạt động theo mô hình "xã hội đen", ăn chặn doanh thu của các nhà phát triển, đặt ra mức phí 30% bởi họ độc quyền cung cấp App Store - con đường duy nhất để người dùng cài ứng dụng lên iPhone.
Nhiều nhà phát triển ứng dụng hàng đầu, như Match Group - tác giả của dịch vụ hẹn hò Tinder, hay Epic Games - chủ sở hữu game lừng danh Fortnite, cũng lên tiếng ủng hộ Basecamp và than phiền về chính sách thu phí tồn tại quá lâu của App Store.
Theo Brad Smith, Chủ tịch Microsoft, đã đến lúc các nhà luật pháp Mỹ và châu Âu phải xem xét về những thủ thuật mà các kho ứng dụng đang thực hiện để lợi dụng giới phát triển. Phát ngôn viên của Microsoft cho biết, ông Smith ám chỉ hoạt động của App Store dù không nêu tên cụ thể trong phát biểu. Hãng phần mềm Mỹ, cũng như các nhà phát triển khác, phải đóng tiền cho Apple khi phân phối các phần mềm như Office hay ứng dụng email Outlook.
Giới công nghệ cho rằng Apple không nên mở ra một cái chợ (ý nói App Store) rồi lại tự bán các mặt hàng tương tự, cạnh tranh với ứng dụng bên thứ ba trên đó.
Vụ tranh cãi nổ ra ngay sau khi Cơ quan chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố tiến hành điều tra hành vi độc quyền của Apple từ 16/6. Cuộc điều tra liên quan tới đơn khiếu nại từ năm 2019 của dịch vụ âm nhạc Spotify và công ty bán lẻ Rakuten. Theo hai đơn vị này, Apple giữ 30% doanh thu khiến họ buộc phải nâng giá dịch vụ, đẩy phí thuê bao cao hơn Apple Music hay Apple Books.
Ngược lại, Apple cho rằng việc họ kiểm soát chặt chẽ App Store là nhằm đảm bảo các phần mềm chạy trên iPhone đủ an toàn về mặt bảo mật. Họ đối xử công bằng với các ứng dụng và nhiều phần mềm cạnh tranh với Apple, như ứng dụng email của Microsoft, vẫn rất ăn khách trên App Store. Hãng cũng chỉ ra rằng các ứng dụng giá 0 đồng vẫn được phân phối miễn phí trên kho, trừ số tiền 99 USD để tham gia chương trình dành cho các nhà phát triển của Apple.
"Chúng tôi tuân thủ luật trong mọi hoạt động và khuyến khích sự cạnh tranh bởi tin rằng điều này sẽ thúc đẩy chúng tôi tạo ra những kết quả tốt đẹp hơn", phát ngôn viên của Apple nói.
Apple cũng bày tỏ sự thất vọng với Ủy ban châu Âu khi tiến hành điều tra chỉ vì "những lời phàn nàn vô căn cứ từ một vài công ty đơn giản muốn mọi thứ phải được miễn phí và không muốn tuân thủ theo quy tắc chung. Chúng tôi muốn duy trì một sân chơi bình đẳng nơi bất kỳ ai với quyết tâm và ý tưởng lớn có thể thành công".
Công ty chip Trung Quốc thuê hơn 100 kỹ sư TSMC Hai nhà sản xuất chip do chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đã thuê hơn 100 kỹ sư và quản lý giàu kinh nghiệm từ TSMC kể từ năm ngoái. TSMC sẽ tìm mọi cách bảo vệ các sở hữu trí tuệ của mình Theo Nikkei Asian Review, Quanxin Integrated Circuit Manufacturing (QXIC) và Hongxin Semiconductor Manufacturing Co (HSMC) từng thuê hơn 50...