Ẩm thực Đắk Nông “ngon quên sầu” khiến thực khách nhớ mãi
Ẩm thực Đắk Nông với những món ăn dân dã, bình dị nhưng để lại dư vị ấn tượng trong lòng thực khách. Nhiều người cho rằng chính nét ẩm thực độc đáo này đã trở thành lý do níu chân du khách đến với miền đại ngàn xanh thẳm Đắk Nông.
CÁ LĂNG SÔNG SÊRÊPỐK
Dòng sông Sêrêpốk hiền hòa đã ban tặng cho ẩm thực Đắk Nông món cá lăng vô cùng thơm ngon. Cá lăng chính là loài cá có da trơn, đầu bẹp và phần thịt béo ngọt hấp dẫn. Cá lăng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như lẩu, canh cá lăng hay cá lăng nướng muối ớt, tùy theo nhu cầu thưởng thức của thực khách.
CƠM LAM TRONG ẨM THỰC ĐẮK NÔNG
Cơm lam vốn dĩ không phải là món ăn quá xa lạ trong nền ẩm thực Việt Nam. Tuy vậy, mỗi vùng miền lại có hương vị món cơm khác nhau, mang đến những cuộc trải nghiệm ẩm thực phong phú, đa dạng.
Cơm lam Đắk Nông được nướng trong ống tre, nứa nên mang hương vị của núi rừng. Gạo được chọn để làm cơm lam phải là loại gạo nếp hạt nhỏ, thuôn dài. Gạo sau khi vo sạch, ngâm nước và trộn đều với muối rồi cho vào ống nứa, tre, đổ thêm nước cho vừa đủ, dùng lá chuối để nút đầu ống lại sau đó đem nướng. Người dân thường ăn cơm lam kèm muối lạc hoặc gà rừng nướng thơm nồng.
Video đang HOT
CANH THỤT ĐỌT MÂY
Chắc hẳn khi nghe qua tên món ăn bạn sẽ khó lòng đoán định được hương vị cũng như các nguyên liệu để làm nên canh thụt đọt mây. Đầu tiên người ta sẽ phải đi vào rừng để lấy đọt mây mang về, mây thuộc loại dây leo, có gai bọc bên ngoài.
Người ta gọt bỏ phần sần sùi, giữ lại phần ruột trắng bên trong. Tiếp theo, luộc đọt mây, chần qua nước lạnh, đổ ra chờ cho ráo nước. Ngoài đọt mây thì món canh còn có măng, thịt, cá suối… Tất cả nguyên liệu được cho vào ống lồ ô tươi, bịt kín đầu. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon, sự độc đáo của ẩm thực Đắk Nông cứ vương vấn mãi.
CÀ ĐẮNG KHO CÁ CƠM KHÔ
Cà đắng kho cá cơm khô cũng nằm trong danh sách những món ăn nhất định phải thử khi du lịch đến Đắk Nông. Cà có vị đắng nhẹ, hòa quyện cùng vị mặn của cá cơm khô khiến cho món ăn trở nên đặc biệt. Và điều đặc biệt nhất, bạn sẽ chỉ có thể tìm thấy hương vị độc lạ này ở núi rừng Tây Nguyên mà thôi. Hành trình khám phá miền đại ngàn Đắk Nông vì thế mà trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
LẨU LÁ RỪNG CỦA ẨM THỰC ĐẮK NÔNG
Đến với Đắk Nông bạn sẽ được thưởng thức hương vị Tây Nguyên qua món lẩu lá rừng. Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Cùng với những loại lá rừng thì món lẩu này còn có mắm thịt, tôm nõn và thịt luộc.
Bún đỏ: Đặc sản trứ danh vùng nắng gió Tây Nguyên
"Chưa ăn bún đỏ, chưa đến Buôn Mê" là câu nói mà nhiều người dành cho món ăn của vùng đất đỏ bazan Tây Nguyên. Bởi lẽ bún đỏ là một món đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến đây.
Có thể thấy, bún đỏ Tây Nguyên có màu sắc tương đồng với bún riêu miền Nam tuy nhiên hương vị thì đặc trưng hơn nhiều.
Bún đỏ là món ăn bình dân nhưng vô cùng đặc trưng của vùng Tây Nguyên mà ai đến đây cũng muốn thưởng thức một lần. Đặc biệt thay, người dân ở đây hiếm có ai bán bún đỏ buổi sáng mà chỉ bắt đầu bày bán từ tối đến khuya. Chẳng biết lí do tại sao nhưng nhiều người đoán rằng có lẽ bún đỏ hợp với thời tiết se lạnh buổi tối của vùng cao và khi đó những người lao động ở đây mới có thời gian nghỉ tay.
Nếu chỉ nhìn qua, chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy món ăn này quen thuộc. Bởi bún đó vừa hao hao giống bún riêu lại vừa có sợi giống bánh canh. Cái tên bún đỏ cũng bắt nguồn từ việc sợi bún có màu đỏ gạch đẹp mắt của nước dùng.
Để có được màu sắc bắt mắt như vậy, những người bán hàng thường trụng sợi bún vào nồi nước dùng trước. Hạt điều trong nước dùng sau khi ngấm đều vào sợi bún mới vớt ra bát và chan nước dùng vào. Cách làm này hoàn toàn khác với bún riêu hay là bánh canh. Do vậy nó mang nét đặc trưng riêng của Tây Nguyên nắng gió.
Nước dùng được hầm từ xương, thịt và cả gạch cua, thịt heo trộn tiêu và hành băm nhuyễn. Tất cả nguyên liệu hòa quyện tạo ra hương vị thanh, ngọt. Sợi bún được cho vào nồi nước dùng trước khoảng 10 phút mới đảm bảo được độ nở, độ mềm, độ ngấm của các gia vị. Khi đủ thời gian, người bán phải dùng một cái vá thật to để múc bún đỏ từ trong nồi nước dùng.
Kèm theo đó là vô vàn loại topping ăn kèm như trứng cút, huyết heo, hành phi, tóp mỡ rán giòn và cả đĩa rau xanh mướt được trụng sẵn. Rau có thể là cải ngọt cũng có thể là giá đỗ hoặc rau cần. Bún đỏ chỉ ăn kèm cùng 3 loại rau này mới tạo nên vị đậm đà, kích thích vị giác của thực khách. Một tô bún đỏ được bê ra thơm nức mũi, cho thêm chút ớt cay cay, chút chanh chua nhẹ là có thể làm ấm bụng một buổi tối lạnh thấu xương tại vùng cao.
Khắp các con phố tại Buôn Ma Thuột (TP Kon Tum), cứ về khuya là đâu đâu cũng thấy những xe bán bún đỏ. Giá của một tô bún đầy ắp nhân như vậy chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/ tô. Đến với vùng đất này, bạn có thể mua bất cứ đặc sản nào để mang về làm quà nhưng chỉ riêng bún đỏ thì phải đến tận nơi và thưởng thức vị ngon thương nhớ ấy. Suy cho cùng, nếu đến Tây Nguyên mà chưa từng ăn bún đỏ thì chưa trọn vẹn một chuyến đi.
Gia Lai và những món ngon gây thương nhớ Ở Gia Lai không chỉ có những khu rừng xanh mênh mông, bạt ngàn mà du khách còn được thưởng thức rât nhiều món ăn ngon. Cùng Wanderlust Tips khám phá những đặc sản nổi tiếng làm nên nét văn hóa ẩm thực Gia Lai gây thương nhớ cho khách du lịch nhé. ĐỘC ĐÁO PHỞ KHÔ GIA LAI Phở khô là món...