Âm mưu thâm sâu trên bãi cạn Scarborough
Trung Quốc một lần nữa bất chấp tất cả khi công khai toan tính biến bãi cạn Scarborough thành một “ tiền đồn quân sự”, “một đường băng” nhằm “khống chế bầu trời” trên Biển Đông.
Trung Quốc huy động hàng chục tàu thuyền ráo riết bồi đắp bãi cạn Scaborough
sau khi chiếm giữ bãi cạn này
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP, Hongkong) ngày 25-4 đưa tin, trong năm nay Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng các công trình trên bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) mà Philippines khẳng định là nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. SCMP dẫn một nguồn tin từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cho biết, Bắc Kinh Quốc sẽ thiết lập một “tiền đồn” trên bãi cạn Scarborough, cách bờ biển đảo Luzon lớn nhất của Philippines khoảng 230km.
Thông tin mà tờ SCMP tiết lộ lập tức làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc của dư luận khu vực, đặc biệt là Philippines – quốc gia tuyên bố có chủ quyền với bãi cạn Scarborough. Philippines tuyên bố đã thực thi chủ quyền với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng, song Trung Quốc đã kiểm soát bãi cạn Scarborough từ năm 2012 khi huy động lực lượng lớn tàu thuyền xua đuổi các tàu của Philippines.
Bãi cạn Scarborough dù chỉ là những đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi nhô lên từ 0,5-3 m trên vùng đáy biển sâu thẳm 3.500m, nhưng ngày nay có vai trò và vị trí chiến lược trọng yếu bởi có chu vi tới 55 km với tổng diện tích khoảng 130km2. Chiếm giữ bãi cạn Scarborough mang lại lợi thế rất lớn cho Bắc Kinh trong việc kiểm soát Biển Đông khi bãi cạn này nằm cách đảo Hải Nam tới 850km.
Video đang HOT
Việc xây dựng “tiền đồn” trên bãi cạn Scarborough, theo nguồn tin giấu tên từ PLA nói với SCMP, sẽ giúp Trung Quốc “hoàn thiện hơn nữa” việc bao quát vùng trời trên khắp Biển Đông, ám chỉ Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng một đường băng trên bãi cạn này. Giáo sư Kim Vĩnh Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Đại dương tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải (Trung Quốc), cho rằng nếu Trung Quốc có đường băng ở bãi cạn Scarborough, nó sẽ giúp mở rộng tầm với cho không quân Trung Quốc trên Biển Đông thêm ít nhất 1.000 km nữa và vươn vùng giám sát đến hết Luzon, một cửa ngõ trọng yếu vào Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, mưu đồ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough chưa dừng ở đó. Ông Antony Wong Dong, một chuyên gia quân sự tại Macau, cho rằng: “Một khi Trung Quốc bồi đắp cải tạo xong bãi cạn Scarborough, họ có thể bố trí radar và các thiết bị khác để giám sát 24/24h căn cứ không quân Basa tại Pampanga”. Căn cứ Basa, một căn cứ không quân lớn được Mỹ xây dựng từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đã được chuyển giao lại cho Philippines nhưng vừa được Washington và Manila ký thỏa thuận sử dụng trở lại cùng 4 căn cứ khác trên đảo quốc này.
Trung Quốc thời gian qua đã ráo riết xây dựng, thiết lập các tiền đồn, căn cứ quân sự trên những hòn đảo, bãi đá mà nước này chiếm giữ phi pháp thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông nhằm biến đây thành các bàn đạp để khống chế, tiến tới hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong toan tính thâm sâu đó, chiếm giữ rồi thiết lập một “tiền đồn quân sự” trên bãi cạn Scarborough sẽ trở thành một bàn đạp lợi hại để Bắc Kinh thực hiện tham vọng của mình.
Theo_An ninh thủ đô
Trung Quốc sẽ xây tiền đồn, đường băng ở bãi cạn Scarborough
Trong năm 2016, Trung Quốc sẽ bắt đầu bồi đắp, xây tiền đồn và đường băng trên bãi cạn Scarborough chiếm từ tay Philippines năm 2012 trên Biển Đông, động thái được cho là nhằm dằn mặt Mỹ-Philippines.
Lính hải quân Philippines trong cuộc tập trận chung với Mỹ trên Biển ĐôngReuters
Một nguồn tin thân cận với Hải quân Trung Quốc tiết lộ Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động bồi đắp nhằm thiết lập một tiền đồn mới ở bãi cạn Scarborough, cách bờ biển của Philippines chỉ 230km, giữa lúc Mỹ và Philippines tăng cường hợp tác quân sự, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 25.4.
Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (trụ sở tại The Hague, Hà Lan) sắp tới được cho là sẽ chống lại Trung Quố,c và điều này sẽ khiến Bắc Kinh đẩy mạnh kế hoạch ở Scarborough, nguồn tin cho hay.
Tòa trọng tài thường trực dự kiến sẽ đưa ra phán quyết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.2016. Hồi năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên Tòa trọng tài thường trực, phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh từ chối tham gia các phiên phân xử.
"Bắc Kinh sẽ hành động, tiến hành hoạt động bồi đắp ở Scarborough trong năm nay. Trung Quốc làm vậy là vì Washington đang cố kềm chế Bắc Kinh bằng cách tăng cường hiện diện quân sự thường trực trong khu vực", nguồn tin cho biết thêm.
Mỹ và Philippines bắt đầu tuần tra chung trên Biển Đông vào tháng 3.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tiết lộ trong chuyến thăm Philippines vừa qua. Quân đội Mỹ cũng sẽ sử dụng ít nhất tám căn cứ quân sự ở Philippines, với hai căn cứ không quân ở tỉnh Pampanga, cách bãi cạn Scarborough 330km và sẽ luân chuyển binh sĩ đến Philippines.
Vào ngày 19.4, bốn máy bay cường kích A-10C Thần sấm II và hai trực thăng HH-60G Pave Hawk của Mỹ cũng đã tiến hành chuyến bay nhận diện tình huống hàng hải và trên không gần bãi cạn Scarborough.
Với tiền đồn trên bãi cạn, Bắc Kinh có thể mở rộng phạm vi hoạt động của không quân nước này ở khắp Biển Đông, theo nguồn tin. Hồi đầu tháng 4.2016, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia Jr. từng cảnh báo Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây đảo nhân tạo tại bãi cạn Scarborough, và tàu thăm dò Trung Quốc đã xuất hiện tại bãi cạn này.
"Nếu Trung Quốc hoàn tất hoạt động bồi đắp ở Scarborough, Bắc Kinh có thể đặt radar và những cơ sở khác có thể giám sát 24/24 giờ các căn cứ không quân ở Pampanga", chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ở Macau nhận định.
Tàu hải giám Trung Quốc ở gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông Reuters
Trung Quốc cũng đang tăng cường hiện diện quân sự trên bảy đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp trên bảy đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông. Vào ngày 17.4, một máy bay quân sự Y-8 của Trung Quốc lần đầu tiên đáp xuống Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa, ngay trước khi Mỹ chuẩn bị tiến hành thêm các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải gần Trường Sa.
Các quan chức quốc phòng Mỹ từng xác nhận Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11 và hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 đến đảo Phú Lâm bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo giáo sư Jin Yongmin, thuộc Viện nghiên cứu Khoa học Xã hội Thượng Hải (Trung Quốc), Bắc Kinh xây tiền đồn ở Scarborough là nhằm đối phó việc Mỹ-Philippines tăng cường hợp tác quân sự và phán quyết của Tòa trọng tài thường trực sắp tới.
Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 2.2016 và gần đây là Anh đã cảnh báo Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết của tòa án này. Washington cũng bày tỏ quan ngại Trung Quốc có thể dùng phán quyết của tòa, nếu phán quyết này chống lại Bắc Kinh, làm cái cớ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông. Một khi Bắc Kinh đã lập ADIZ ở Biển Đông như ở biển Hoa Đông trước đây, sẽ buộc tất cả các chuyến bay đi qua Biển Đông phải xin phép, thông báo cho chính quyền Trung Quốc.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc sẽ xây thêm đảo nhân tạo, đường băng trái phép ở biển Đông Trung Quốc sẽ bắt đầu cải tạo bãi cạn Scarborough ở biển Đông vào cuối năm nay và có thể xây thêm một đường băng. Theo South China Morning Post (Hongkong), một nguồn tin thân cận với hải quân Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẽ bắt tay vào việc thiết lập một tiền đồn mới cách 230 km ngoài khơi bờ biển...