Ấm lòng món bánh hỏi cháo lòng Bình Định
Quê mẹ tôi kỳ lạ lắm, có nhiều món ăn nhưng món nào cũng gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước. Món bánh hỏi cháo lòng là một món tiêu biểu vậy. Mới nghĩ thôi cũng khiến tôi thèm thuồng cái món ăn dân dã mà thơm ngon quá đỗi.
Bánh hỏi cháo lòng ăn kèm rau sống và nước mắm chua ngọt
Người dân Bình Định quê tôi ngày xưa nuôi nhiều heo lắm. Nhà nào cũng heo đầy chuồng, nhà nào ít cũng nuôi một hai con để tết làm thịt.
Heo ngày xưa ăn cám, ăn rau lang, rau muống, được nấu cháo gạo tấm, gạo lừng cho ăn nên thịt heo thơm lắm. Heo ngày đó quý nên chỉ giỗ chạp hay tết nhất mới dám làm thịt một con. Thịt heo nuôi săn chắc, ăn ngon mà không bị quá tanh mùi thực phẩm như bây giờ.
Hồi đó người ta làm heo, tận dụng luôn cả bộ lòng không bỏ vì uổng. Heo vừa làm ra, bộ lòng được chọn chà rửa, xát muối thật kỹ, rửa sạch bằng nước lạnh ba bốn lần rồi mới bỏ chung nấu trong nồi cháo.
Khi cháo chín cũng vớt bộ lòng ra để nguội rồi xắt ăn, thơm và giòn vô cùng. Húp miếng cháo, ăn miếng lòng, chấm thêm miếng bánh hỏi thì ngon bá cháy.
Ngày nay món này lại trở thành đặc sản của quê tôi. Bạn bè tôi quen biết từ Sài Gòn đến Hà Nội hầu như ai cũng thích món này nếu đã từng được nếm thử.
Không biết từ khi nào món cháo lòng bánh hỏi Bình Định quê tôi lại trở thành món đặc sản được nhiều người yêu thích đến như vậy. Nếu bạn chưa ăn để tôi tả cho bạn nghe!
Cháo: đặc điểm của cháo lòng Bình Định là được nấu rất lỏng. Cháo khi nấu xong có màu trắng của gạo, màu vàng của nghệ chứ không đen đen do màu huyết và đặc quánh.
Không cần bỏ dầu mỡ gì, chỉ mỡ heo được tạo ra từ bộ lòng cũng đủ nhìn nồi cháo lấp lánh.
Cháo chín người ta bỏ lá hành xắt nhuyễn hoặc vài cọng lá hẹ. Vài chỗ còn cho thêm hành tím củ xắt lát phi thơm. Nhiêu đó cũng đủ thấy món cháo ngon rồi.
Lòng: thường người ta chọn bộ lòng của con heo vừa mới mổ. Bộ lòng kèm với tim, gan và cật. Tất cả rửa sạch sơ chế rồi bỏ chung vào nấu với gạo. Khi bộ lòng tim gan này vừa chín là vớt ra để nguội và xắt xắp lên dĩa.
Bánh hỏi: là loại bánh hỏi được làm đúng từ bằng bột gạo nên thơm ngon và khá dai. Bánh hỏi làm từng thớ nhỏ, mỏng vừa miệng ăn rồi trét lên đó tí dầu đã chín pha thêm hẹ loại nhỏ.
Video đang HOT
Ăn miếng lòng, chấm thêm miếng bánh hỏi thì ngon bá cháy
Quán nào bán món cháo lòng bánh hỏi ngon nhất định người chủ quán có bí quyết làm nước mắm chấm rất ngon.
Nước mắm ở quê tôi người ta làm để mặn, chỉ pha chút xíu nước ấm cho vừa đủ vị chứ không quá ngọt như các loại nước chấm trong miền Nam.
Bày tô cháo nóng hổi bên cạnh dĩa lòng thơm ngon với một dĩa bánh hỏi kèm với ít rau sống nữa là ăn ngon bá chấy.
Cháo lòng bánh hỏi Bình Định phải ăn với đủ thành phần nguyên liệu như vậy mới gọi là ngon.
Và ngon đến nỗi người ta không thể phân biệt đâu là thành phần chính, đâu là phụ. Chỉ biết là buổi tối, tầm 1-2h khuya, mấy quán cháo lòng ở ngã ba Đập Đá hay ở Bình Định đều sáng đèn và đông khách ăn.
Món cháo dễ húp, kèm với bánh hỏi thơm ngon làm người ta không lo đói. Người nào chiều chiều rảnh rỗi mà làm xị rượu Bầu Đá nhắm với dĩa lòng thì thôi khỏi nói luôn, mấy bà vợ sẽ bị ế cơm chiều.
Giờ xa quê, rong ruổi trên những chuyến xe đi từ Nam chí Bắc, sang tận Trung Quốc nhưng mỗi khi thử món cháo lòng thì không đâu sánh bằng món cháo lòng bánh hỏi Bình Định. Có dịp đi ngang nhà, tôi cũng nói mẹ mua cho bằng được món này để thưởng thức.
Ăn món cháo lòng bánh hỏi, không chỉ ngon mà còn ấm lòng với những đứa con miền đất võ rong ruổi, rày đây mai đó như tôi.
Theo Tuoitre
Những chiếc bánh trung thu đặc biệt
Bạn nghĩ sao về Healthy Mooncake? Lạ mà quen đúng không. Thay thế các loại nhân bánh cổ truyền bằng nhân trái cây,
Những chiếc bánh Trung thu "Healthy" không chỉ tạo nên cảm giác mới lạ mà còn tạo được thiện cảm cho mọi người khi hướng đến những chiếc bánh "thân thiện" với sức khoẻ.
Một làn gió mới cho dòng bánh Trung thu năm nay, mang tên "Healthy Mooncake", đáp ứng đủ tiêu chí: Ngon - Sạch - Ít Calo. Mỗi chiếc bánh "Healthy" được làm từ bột nguyên cám và nói không với đường, không tích mỡ tăng cân. Hãy cùng xem trên thị trường hiện nay đang có những dòng bánh Trung thu "Healthy" nào gây sốt nhé!
1. Bánh Trung thu Thực dưỡng
Thực dưỡng ngày nay không còn là khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta. Không nằm ngoài "cuộc chơi", những chiếc bánh Trung thu thực dưỡng cũng ra đời.
Bánh Trung thu thực dưỡng là một món bánh mới, được làm ra để đáp ứng nhu cầu ăn uống lành mạnh của mọi người. Nguyên liệu của món bánh này chủ yếu là các loại ngũ cốc và hạt dinh dưỡng. Khác với những chiếc bánh truyền thống, bánh Trung thu thực dưỡng có ưu điểm là rất ít ngọt, không sử dụng quá nhiều dầu ăn. Do vậy rất phù hợp với những người đang ăn kiêng, người tiểu đường và an toàn cho các mẹ bầu đấy nhé.
Không nằm ngoài xu hướng "Eatclean and Healthy", bánh Trung thu thực dưỡng cũng đang gây thiện cảm với người tiêu dùng.
Từng chiếc bánh Trung thu thực dưỡng là sự kết hợp hài hòa của bột mì lứt với hương vị ngọt thơm của hạt ngũ cốc, béo bùi của các loại mứt hay hạt điều, mè đen, hạnh nhân chắc chắn sẽ là những chiếc bánh Trung thu an lành nhất cho bạn và người thân trong mùa Trăng này.
Nhân bánh là thứ quyết định nên độ ngon của Bánh Trung thu. Hơn nữa, dòng bánh Healthy này lại càng đòi hỏi độ khó cao gấp nhiều lần. Nhìn cận cảnh thế này đã thấy "bấn loạn" rồi đúng không?!
2. Bánh Trung thu làm từ rau củ quả tự nhiên
Điểm mới năm nay là những chiếc bánh Trung thu được làm từ rau củ với nguyên liệu bánh làm hoàn toàn rau củ từ tự nhiên, giàu dinh dưỡng như cà rốt Đà Lạt, cà chua bi Đà Lạt, dâu tằm Đà Lạt, dưa lưới Nhật... Giá những loại bánh này cũng chỉ tăng nhẹ ở mức trên 2.000 đồng/bánh so với năm ngoái.
Bên cạnh sử dụng rau, củ, quả làm nhân, một số nơi sản xuất bánh Trung thu còn tận dụng nguyên liệu này làm nên màu sắc thuần khiết, tự nhiên cho bánh. Bánh màu hồng dùng củ dền, thanh long đỏ; màu vàng từ nghệ, màu cam từ cà rốt; màu xanh từ lá dứa hoặc rau chân vịt, bột trà xanh; màu tím từ lá cẩm hay bắp cải tím; màu nâu từ bột cacao, cà phê... Những chiếc bánh được làm từ rau củ quả tự nhiên có hạn sử dụng từ 7-10 ngày.
Những chiếc bánh nướng cực ít ngọt, vỏ nguyên cám healthy, vị sen hồng dẻo, hồng táo lá nếp... với giá chỉ từ 65.000đ/chiếc loại 150 gram. Ảnh: Faceboook.
3. Bánh trung thu cho người tiểu đường
Nhiều địa chỉ bán bánh Trung thu còn tung ra dòng bánh Trung thu cho người tiểu đường được làm từ công thức đặc biệt. Để hương vị bánh không thua so với bánh bình thường, sản phẩm còn có nhiều loại nhân hấp dẫn như hạt dẻ hạt dưa, trà xanh hạt macca, mè đen hạt dưa, đậu xanh hạnh nhân... Giá bánh được phân loại rõ dòng bánh theo trọng lượng. Cụ thể, loại bánh nhỏ 120g và 150g có giá dao động 50.000-70.000đ/chiếc, loại lớn 210g-800g giá dao động từ 80.000-450.000đ/chiếc tùy loại.
Một số nơi tung ra sản phẩm bánh Trung thu xanh chế biến từ 100% thành phần thực vật tự nhiên, dành riêng và giữ lấy trọn vẹn không khí Trung thu cho những người ăn kiêng, ăn chay. Giá bánh loại này tăng nhẹ so với năm ngoái, từ vài ngàn đến vài chục ngàn. Đặc biệt, năm 2019, bánh tỏi đen giá từ: 250.000-350.000đ/chiếc.
Bánh Trung thu tỏi đen được giới thiệu tốt cho sức khỏe với giá từ 250.00-350.000đ/chiếc.
Theo Khoe365.net
Cuối tuần nào chồng con tôi cũng yêu cầu món mì thịt bò này, ngon mềm thơm nức mũi! Thử món mì thịt bò này một lần, bạn sẽ thấy phần nước dùng ngọt thơm rất đậm đà, còn thịt bò mềm ngon khó cưỡng ăn một lần là thích ngay! Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món mì thịt bò: 500g thịt bò nạm 3 thìa súp xì dầu, 1 thìa súp xì dầu đen (hắc xì dầu),...