Ám ảnh vì bà thông gia gọi điện buôn chuyện quá nhiều, có lần hơn 1 tiếng đồng hồ vẫn không chịu tắt máy
Có hôm nửa đêm bà ấy cũng gọi buôn chuyện vì khó ngủ.
Con gái tôi đi lấy chồng nhưng người sợ mẹ chồng nó lại là tôi!
Tôi có 1 cô con gái và 1 cậu con trai, cả 2 đứa đã lập gia đình, tức là tôi đã lên chức mẹ chồng lẫn mẹ vợ rồi. Tôi nghĩ rằng trừ những trường hợp đặc biệt thì thường những bà mẹ có cả con dâu lẫn con rể đều sẽ biết cách cân đối hành xử vì họ dễ đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ hơn.
Con trai tôi lấy vợ trước, lấy nhau xong 2 đứa xin phép ra ở riêng. Điều duy nhất khiến tôi chần chừ không muốn đồng ý đó là sợ 2 đứa nó không biết cân đối tài chính. Thuê nhà hay mua nhà trả góp thì cũng là 1 khoản cố định phải chi ra mỗi tháng, nếu chúng nó không cẩn thận thì kiểu gì cũng thiếu trước hụt sau.
Sau đó, chồng tôi cũng nói vào rằng ngày xưa chúng mình cũng thế, khi con cái có gia đình riêng là lúc chúng nó đã trưởng thành, kể cả có vài tháng đói ăn đi chăng nữa thì cũng là bài học để mà lớn lên. Cuối cùng, tôi đồng ý cho vợ chồng con trai ra ở riêng.
Thực tế chứng minh là con dâu tôi rất khéo vun vén, chúng nó chẳng thiếu thốn gì hết, 2 đứa tự biết cân đối thu chi, thậm chí hở tí là đòi biếu bố mẹ. Chúng tôi vẫn còn khỏe, vẫn còn đi làm ra tiề.n nên cầm của 2 đứ.a tr.ẻ con làm gì. Được cái, không ở gần nhau nên cũng có lẽ vì thế mà tôi và con dâu không có va chạm sinh hoạt hàng ngày thành thử mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu êm đềm vô cùng.
Tôi với thông gia nhà bên ấy thì ít giao du với nhau, gần như cả năm chẳng ai nói chuyện với ai, Tết nhất thì chúc nhau vài câu rồi bình thường không ai liên quan gì đến cuộc sống của ai hết.
Video đang HOT
Vợ chồng con cái chúng nó có cái gì không nên không phải thì người lớn giải quyết tại chỗ chứ không có cái vụ phải gọi điện sang cho thông gia để mách tội con cái đâu.
Thế nhưng khi con gái tôi đi lấy chồng thì lần đầu tiên trong đời tôi mới biết rằng thông gia có thể có nhiều cái để nói với nhau đến thế.
Bố mẹ chồng con gái tôi thì không ở Hà Nội, có mỗi 2 đứa chúng nó ở trên này làm ăn với nhau, cũng thuê nhà ở như anh chị nó. Kinh tế 2 đứa nó chưa vững nên tôi cũng hay hỗ trợ cái này cái kia, thế nhưng về cơ bản, cuộc sống của chúng nó độc lập không liên quan gì đến chúng tôi hết.
Dù không ở gần con trai và con dâu nhưng không hiểu sao bà thông gia bên đó lại có rất nhiều vấn đề với vợ chồng chúng nó, mà cứ hễ có vấn đề gì là bà ấy lại gọi điện cho tôi.
Bà ấy muốn con dâu ngày nào cũng phải gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng nhưng khổ lắm 2 đứa chúng nó công việc đặc thù, có những hôm đi làm đến 3h sáng mới về nhà. Về đến nhà đặt lưng 1 cái là ngủ luôn chứ còn biết trời đất gì nữa. Có mỗi chuyện này thôi mà bà thông gia cũng gọi điện cho tôi để kể chuyện con dâu không gọi điện hỏi han gì mẹ chồng.
Mỗi lần như vậy tôi lại nói khéo là chúng nó cũng chẳng gọi điện cho tôi đâu, chúng nó bận lắm mà khổ gọi suốt làm gì, ngày nào chẳng như ngày nào, gọi cũng có biết nói gì với nhau đâu. Thế nhưng bà thông gia không đồng ý, bà bắt đầu kể hết chuyện này đến chuyện khác, kể hết về dâu nhà này đến dâu nhà khác để củng cố cái quan điểm con dâu là phải gọi điện hỏi thăm mẹ chồng hàng ngày của mình. Mỗi lần như vậy thì thời lượng cuộc gọi trên điện thoại phải đến vài chục phút.
Rồi cũng có những hôm, bà thông gia gọi cho tôi chẳng để mách mỏ chuyện gì hết mà chỉ để kể chuyện trên giời dưới đất của nhà mình, thỉnh thoảng hỏi han sức khỏe vợ chồng tôi rồi lại tiếp tục thao thao bất tuyệt những chuyện đâu đâu mà tôi không nhớ hết nổi.
Thậm chí có hôm, hơn 11h đêm rồi, tự nhiên tôi thấy điện thoại rung bần bật. Điện thoại nửa đêm thì tôi luôn bắt máy vì sợ có chuyện gì, người nhà hay người thân cần gấp nên kể cả là số lạ thì tôi cũng nghe. Ai ngờ là bà thông gia lấy sim rác gọi điện tâm sự vì không ngủ được!
Có hôm, tôi bà bên ấy gọi điện buôn chuyện họ hàng nhà bà ấy, toàn những người tôi chẳng biết ai vào với ai nhưng bà ấy vẫn buôn nhiệt tình. Tôi cứ để điện thoại đấy rồi làm việc của mình, thỉnh thoảng nói vào “vâng, vâng” vài câu, thế là cuộc gọi kéo dài đến 1 tiếng 50 phút. Tôi phải xin phép tắt máy để đi sạc điện thoại thì bà ấy mới thôi nhưng vẫn không quên chèn thêm câu “lát nữa tôi gọi lại”.
Bây giờ tôi phát sợ mẹ chồng của con gái mình, mỗi lần nhìn thấy số điện thoại của bà ấy là tôi chỉ thấy hoa mắt chóng mặt. Cũng không phải không có lần tôi nói góp ý chuyện này đâu nhưng bà ấy không để vào đầu. Nếu tôi không nghe máy thì bà ấy sẽ lấy sim rác, số lạ hoặc mượn điện thoại của hàng xóm để gọi điện.
Thật ra chuyện bà thông gia gọi điện nhiều cho tôi cũng chẳng phải là chuyện xấu xa gì để mà tôi phải căng thẳng, chỉ là tần suất quá nhiều khiến tôi cảm thấy bị làm phiền mà thôi. Thà rằng cứ quá đáng hẳn đi tôi còn có hướng mà xử lý, đây cái gì nó cũng ẩm ương nên tôi thật sự chẳng biết phải làm sao.
Đúng là con gái đi lấy chồng nhưng người sợ mẹ chồng nó lại là tôi đây!
Mẹ chồng thường xuyên gọi điện mách tội tôi với mẹ đẻ
Cứ ăn tối xong là mẹ chồng thảnh thơi gọi facetime cho mẹ tôi, lấy cớ cho bà ngoại nói chuyện với cháu để kể tội con dâu, khiến mẹ tôi buồn lòng, còn tôi rất ức chế.
Tôi năm nay 32 tuổ.i, cái tuổ.i từ lâu đã phải tự do mọi mặt cho cuộc sống của mình và đáng lẽ phải được tự chủ, nhưng nhiều lúc tôi thấy mình không khác một đứ.a tr.ẻ trong nhà, thường xuyên khiến bố mẹ đẻ phiền lòng. Thời còn đi học, tôi sợ nhất là bị cô giáo gọi điện mách tội với bố mẹ. Còn bây giờ khi đã yên bề gia thất, tôi lại ám ảnh về việc mẹ chồng gọi điện cho bố mẹ đẻ "tố tội".
Gia đình nhỏ của tôi sống cùng với bố mẹ chồng. Con còn bé, hai vợ chồng đều đi làm, mẹ chồng giúp chăm cháu. Tôi luôn biết ơn về điều đó, bởi nếu không có bà hỗ trợ, chúng tôi khó có thể toàn tâm toàn ý với công việc. Tuy nhiên, bà lại mắc bệnh nói nhiều, thường xuyên kể công khiến đôi lúc tôi cảm thấy mình như là người vô dụng trong gia đình.
Dù tôi cố gắng sắp xếp công việc để sau khi tan sở có thể về nhà nhanh nhất, lao vào làm việc nhà cũng như trông con, nhưng mẹ chồng không bao giờ hài lòng. Dù tự nguyện giúp trông cháu, bà vẫn thường xuyên kể lể là vì bận bịu với con tôi nên không có thời gian tham gia các câu lạc bộ với bạn bè.
Hễ tôi về nhà là mẹ chồng lập tức ấn đứ.a tr.ẻ vào tay tôi, vội vàng sang nhà các bà hàng xóm để giao lưu. Tôi tiếp quản toàn bộ các công việc nấu bữa tối, lau dọn nhà cửa, đổ rác, giặt, phơi, cất quần áo, tắm cho con hay cho con ăn... Bát đĩa bẩn hai bà cháu ăn trong ngày, mẹ chồng cũng xếp đầy trong chậu chờ tôi về rửa.
Vừa trông con vừa làm mọi việc trong khoảng thời gian vài tiếng buổi tối sao cho kịp phục vụ cả gia đình, tôi thực sự vắt chân lên cổ, nhưng mẹ chồng không hiểu là con dâu cũng đã vất vả cả ngày để mà thông cảm. Bà thường xuyên trách móc sao muộn rồi vẫn chưa nấu xong, hay ch.ê ba.i món này món kia mặn nhặt không vừa ý.
Nếu quần áo giặt xong chưa kịp phơi, nhà quét xong chưa kịp lau, bà lại nói bóng gió về việc tôi lười biếng, vụng về, không biết sắp xếp việc nhà.
Mẹ chồng thường xuyên không hài lòng với tôi. (Ảnh minh họa: AI)
Nhưng chuyện không chỉ có thế. Ăn uống xong, mẹ chồng tôi thảnh thơi cầm điện thoại gọi facetime cho mẹ tôi, lấy cớ là để bà ngoại nói chuyện với cháu nhưng thực ra là kể tội con dâu giống như cô giáo gọi cho phụ huynh để tố con họ. Nào là "Mẹ nó chả biết ngày xưa có phải nấu ăn không mà xào thịt bò không thể nhai nổi", "Cái áo con bé trớ ra dính bột mà đưa cho mẹ nó giặt thì kiểu gì cũng còn bẩn", "Hai bà cháu tôi ở nhà thì không sao, tối về giao cho mẹ nó là y như rằng nhà cửa cứ tanh bành, cứ thế này chắc tôi trả về nơi sản xuất"...
Có hôm mẹ chồng kể lể, nhà hàng xóm thuê giúp việc 8 triệu đồng một tháng, còn bà vất vả trông cháu cả ngày, không biết con cái có biết ơn hay không. Thật ra, vợ chồng tôi đều làm cơ quan nhà nước, thu nhập không cao nhưng mỗi tháng cũng đều gom góp biếu 5 triệu đồng để bà tiêu vặt. Những lời so sánh của bà khiến tôi không khỏi giật mình, không biết bà chỉ vui miệng hay có ý nhắc nhở chúng tôi cần biếu nhiều hơn.
Mẹ đẻ tôi ban đầu nghe thông gia than thở về con gái cũng gọi điện riêng khuyên bảo tôi, nhưng sau đó thấy hầu như ngày nào thông gia cũng "mắng vốn" thì chỉ cười trừ cho qua chuyện. Tôi biết trong thâm tâm mẹ buồn lòng, còn tôi thì cảm giác tội lỗi đầy mình, chừng này tuổ.i rồi chẳng những chưa báo hiếu được gì mà còn suốt ngày khiến mẹ bị người ta nói này nói nọ.
Có lần tôi bàn với chồng thuê giúp việc theo giờ, chỉ cần 2 tiếng buổi chiều tối là việc nhà được đảm bảo, tôi đỡ bận rộn và có thêm thời gian chuyên tâm chăm con. Nhưng vừa nghe chuyện, mẹ chồng đã giãy nảy lên nói tôi hoang phí; bà trông cháu cả ngày trời không cần ai giúp, còn tôi tối về làm có tí việc đã kiếm cớ thuê người.
Con tôi hiện giờ mới được 7 tháng tuổ.i, chắc sẽ còn phải trông cậy vào mẹ chồng một thời gian dài nữa, nhưng những rắc rối nảy sinh khiến tôi hết sức đau đầu và không biết mình có thể chịu đựng bao lâu. Đã mấy lần tôi tâm sự với mẹ chồng để bà hiểu những khó khăn của tôi, mong bà hạn chế gọi điện "mách" bên ngoại khiến mẹ tôi phiền lòng. Tuy nhiên, tôi chỉ cần mở lời, chưa kịp nói hết ý là bà đã dỗi, chuyện bé xé ra to, chưa bao giờ chịu lắng nghe con dâu.
Rất mong độc giả cho tôi lời khuyên để có thể tìm được tiếng nói chung với mẹ chồng, để mẹ đẻ tôi không còn phải hứng chịu những phiền lòng không đáng có từ nhà con gái như hiện nay.
Nhận tin chồng ngã xe nằm viện, vợ hốt hoảng chạy vào và 'hóa đá' khi thấy bố đẻ làm điều này với chồng mình Vậy mà đến nơi, tôi chứng kiến một cảnh tượng còn sốc hơn, đó là bố tôi đang đán.h chồng tôi mọi người ạ, trong khi anh bị gãy chân và chân thì đang bó bột. Tôi đang đắn đo quá mọi người ạ. Chuyện xảy ra thế này, tôi không biết phải giải quyết ra sao. Chồng tôi là trưởng phòng kinh...