Ám ảnh về bề ngoài phải ưa nhìn, Trung Quốc đưa cả hiệu ứng làm đẹp vào ứng dụng thanh toán
Trung Quốc được mệnh danh là quốc gia có số lượng người phẫu thuật thẩm mỹ lớn thứ ba thế giới, đồng thời cũng là quốc gia rất thích sử dụng các bộ lọc ( filter) làm đẹp trên ứng dụng ảnh và video.
Nhưng bây giờ, không chỉ trên ảnh và video, họ sắp đưa filter làm đẹp lên cả ứng dụng thanh toán trực tuyến.
Vào mới đây, Alipay, mảng thanh toán di động thuộc tập toàn Ant Financial, đã tuyên bố họ sẽ sớm áp dụng các filter làm đẹp (chỉ ở riêng Trung Quốc) cho các hệ thống thanh toán nhận diện khuôn mặt tại các địa điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thông báo này được đưa ra sau một cuộc khảo sát gần đây (tại Trung Quốc) được tổ chức bởi cổng thông tin công nghệ Sina Technology. Câu hỏi được đặt ra là liệu người dùng có cảm thấy xấu xí khi phải quét khuôn mặt mỗi khi thực hiện thanh toán hay không. Và thật bất ngờ, hơn 60% trong số 40 ngàn người được hỏi trả lời có.
Trên trang Weibo chính thức của Alipay có bài đăng như sau: “ Tôi đã biết các bạn nghĩ chúng tôi làm bạn trở nên xấu xí. Vì vậy Alipay sẽ triển khai filter làm đẹp cho toàn bộ hệ thống nhận diện khuôn mặt của mình trong vòng một tuần: chắc chắn sau đó bạn sẽ cảm thấy mình thật xinh đẹp mỗi khi thanh toán, còn hơn cả một ứng dụng làm đẹp nữa đấy!“
Hệ thống của Alipay sẽ vẫn sử dụng hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của người dùng để đưa vào chỉnh lý cho các máy quét, và khách hàng sẽ thấy một phiên bản xinh đẹp của mình mỗi khi thanh toán, dù chỉ trong vài giây ngắn ngủi. Ngoài ra, họ cũng cho biết đã áp dụng các filter tương tự cho ứng dụng trên điện thoại di động của mình.
Câu chuyện trên đã phản ánh mạnh mẽ văn hóa về nhan sắc một cách rộng rãi ở Trung Quốc, nơi người trẻ nhìn nhận bản thân qua những hình ảnh đẹp đẽ trên ứng dụng chỉnh ảnh, hay các ứng dụng livestream trực tuyến như Meitu. Và kết quả là họ không quen với những hình ảnh chưa qua chỉnh sửa của mình, dù không gây bất ngờ, nhưng quả thực là đáng lo ngại.
Video đang HOT
Về Alipay, họ được thành lập vào năm 2004 để cung cấp dịch vụ thanh toán cho Alibaba, và sau đó công ty mẹ của họ đổi thành Ant Financial, Alipay bắt đầu triển khai thanh toán ngoại tuyến bằng quét mã vạch từ năm 2011. Thanh toán bán lẻ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã bắt đầu được áp dụng từ 2017, bắt đầu từ KFC. Công ty cùng với các đối tác ví điện tử địa phương cho biết họ hiện có khoảng 1 tỷ người dùng hoạt động.
Trung Quốc đã đi trước các nước khác để áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong thanh toán công cộng và thương mại, thậm chí công nghệ này còn đang phát triển rất mạnh sang nhiều mặt trong cuộc sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên, nhận dạng khuôn mặt cũng đang gây ra những lo ngại, thách thức về quyền riêng tư và một số vấn đề đạo đức khi họ chuyển hướng sử dụng nó cho những nơi xảy ra đàn áp tôn giáo, cũng như phân biệt đối xử.
Theo VN Review
QR Code phát triển mạnh
Hệ thống cửa hàng, ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng công nghệ QR Code đang gia tăng nhanh chóng ở thị trường Việt Nam.
Bùng nổ điểm chấp nhận
Manh nha phát triển ở Việt Nam từ năm 2017, chỉ một năm sau, thanh toán công nghệ QR đang tăng nhanh ở Việt Nam về số lượng điểm chấp nhận. Tính đến thời điểm hiện tại đã có 18 ngân hàng chấp nhận hình thức thanh toán này và tích hợp vào ứng dụng Mobile Banking. Điển hình như BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, Maritime Bank...
Không chỉ các ngân hàng, nhóm các ví điện tử và cổng thanh toán cũng đưa công nghệ này vào như một dịch vụ thanh toán của họ như Momo, Payoo, MPOS. Sức hút của hình thức thanh toán cũng lan san cá cửa hàng tiện lợi, phục vụ khách hàng đa số là giới trẻ như Ministop, Lotte Mart, Aeon, Phong Vũ, Phúc Long...
Thống kê chưa chính thính cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 8.000 cửa hàng, website chấp nhận hình thức thanh toán bằng QR Pay của các ngân hàng, và con số dự tính sẽ lên tới 50.000 đến hết năm 2018. Sức hấp dẫn của mô hình này ở chỗ tiện lợi, nhanh chóng và được tích hợp bên trong điện thoại, vật bất ly thân của người sử dụng hiện nay.
Ước tính của website Statista, thị trường thanh toán trực tuyến từ các thiết bị thông minh bao gồm các công nghệ như QR Code, NFC... ở Việt Nam năm 2017 là 18 triệu USD, giá trị trung bình mỗi giao dịch là hơn 10 USD. Con số này sẽ tăng lên hơn 230 triệu USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là hơn 67%.
Câu hỏi về tính bảo mật
Xu hướng thanh toán qua QR Code đang bùng nổ tại Trung Quốc tạo lợi thế lớn cho các công ty cung cấp dịch vụ này từ đại lục. Ước tính năm ngoái, hơn 1.650 tỉ USD giao dịch tại Trung Quốc được thực hiện qua mã QR, chiếm khoảng 1/3 tổng thanh toán trên thiết bị di động. WeChat Pay (Tenpay) của Tencent và Alipay của Alibaba là các ứng dụng thống trị tại Trung Quốc.
Theo tờ Southern Metropolis Daily (Trung Quốc), có khoảng 90 triệu CNY bị đánh cắp thông qua các hình thức lừa đảo bằng QR Code chỉ riêng ở tỉnh Quảng Đông. Theo South China Morning Post, có hơn 23% trojan và virus, các mã độc chuyên ăn cắp thông tin khách hàng, được truyền qua QR Code.Một số chuyên gia về an ninh mạng đã ước tính rằng 1/4 các phần mềm độc hại được tìm thấy trên điện thoại thông minh được truyền qua QR Code.
Theo ông Trần Trí Mạnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay), rủi ro dẫn tới mất an toàn tài khoản người dùng QR Code rất thấp và khó có khả năng bị ảnh hưởng, kể cả khi bị mã độc tấn công chiếm mất tài khoản người dùng cũng không bị ảnh hưởng.
Lý do bởi vì QR Code chỉ là cách tiếp cận thông tin thông tin cần thiết để nhận biết khách hàng mà khó có thể bị lộ thông tin, đây là ưu điểm lớn nhất.
Tiềm ẩn rủi ro lớn nhất nằm ở chiếc điện thoại, bởi mọi thông tin quan trọng của người dùng đều nằm ở trên chiếc điện thoại, do đó người dùng phải cẩn trọng để giữ chiếc điện thoại của mình, nếu điện thoại bị mất sẽ mất rất nhiều thông tin quan trọng.
Tuy nhiên, người dùng QR Code cũng không nên quá lo ngại, bởi khi bị mất điện thoại thì vẫn còn phương thức bảo mật khác như dấu vân tay để mở điện thoại, mật khẩu, hoặc hiện nay còn có một số loại điện thoại còn có tính năng nhận dạng bằng khuôn mặt.
Trong trường hợp bị mã độc tấn công chiếm tài khoản, thì người dùng QR Code cũng không bị ảnh hưởng, bởi vì khi thanh toán người dùng còn có bước đăng nhập vào tài khoản và mật khẩu, sau đó ngân hàng còn xác thực bằng mật khẩu dùng một lần (OTP).
Theo Báo Mới
Instagram vừa cập nhập tính năng chèn lời bài hát vào Stories, đây là cách làm! Thông thường để ghép một đoạn nhạc có lời bài hát vào hình ảnh, chúng ta phải trải qua 2, 3 cái ứng dụng mới làm được điều này. Nhưng bây giờ mọi chuyện cứ để Instagram lo, chỉ cần vài bước đơn giản mình hướng dẫn bên dưới là bạn có thể làm cho Stories của mình trở nên thú vị và...