Ám ảnh những ngày tiêu hủy lợn
Theo quy trình, khi tiêu hủy lợn, người ta kích điện cho chết, ném lợn xuống những hố chôn, phủ vôi bột trắng xóa và lấp đất. Nhưng khi phải hạ những con lợn xuống hố chôn, rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đến không ngờ, làm cho những người làm công tác tiêu hủy phải nặng lòng.
Đừng nghĩ “ngu như lợn”
Trưởng thôn Địch Đình, xã Phương Đình (Đan Phượng, Hà Nội), ông Phạm Văn Hùng những ngày qua luôn tất bật với việc tiêu hủy lợn, một nhiệm vụ nặng nề và khó khăn nhất của ông trong suốt thời gian làm trưởng thôn. Ông thực sự bị ám ảnh khi hàng ngày phải đối mặt với cơ nghiệp của bà con trong thôn phải mang đi tiêu hủy.
Bà Thúy buồn bã bỏ ra ngoài để đoàn công tác tiêu hủy đàn lợn nhà mình. Ảnh: G.T
Ông Hùng nói: “Trước kia, chúng ta vẫn nói câu ngu như lợn, chỉ biết ăn thôi, nhưng thực sự khi đi tiêu hủy, có những con lợn mẹ nuôi lâu năm khôn lắm. Có con khi đuổi từ chuồng ra ngoài sân để chích điện, cứ ra đến cửa chuồng là nó nhất định dừng lại, mọi người phải trùm đầu nó dẫn đi, nhưng cứ đến cổng là lại quay về, lấy thân mình che hết cho đàn con. Khi người ta dùng kích điện kích chết những con lợn con thì chẳng ai đuổi, nó lững thững đi ra sân, tự nằm xuống để người ta chích điện chết”.
Ông Hùng rất ám ảnh khi phải tiêu hủy những con lợn khôn như thế. Cũng vì tiêu hủy lợn, đã có người khi vào kích điện đã bị lợn tấn công làm bị thương ở tay, phải đi cấp cứu như trường hợp của ông Nguyễn Văn Thắng, ở thôn La Thạch, xã Phương Đình. Còn khênh lợn nhiều quá mà bị đau vai, đau lưng thì hầu hết cán bộ nào cũng phải trải qua.
Bà Lê Thị Thúy (47 tuổi, thôn Cổ Thượng) chỉ có 2 con lợn nái, trong đó có một nái đang nuôi con thì bị phát hiện nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Khi đoàn công tác đến chuẩn bị nhiệm vụ tiêu hủy, bà Thúy xin giữ lại con nái đang mang bầu được gần 2 tháng để làm giống. Vì con này có tướng nuôi con khéo, đẻ không dẫm hay đè chết con. Tuyển được một con nái có tướng nuôi con khéo, vú đều cân đối khó lắm.
Trước sự khẩn khoản của bà Thúy, chị Thắm – cán bộ thú y xã Phương Đình giải thích: “Bác giữ lại thì chỉ lưu nguồn bệnh lâu trong chuồng mà thôi. Hôm nay không tiêu hủy thì con lợn nái đó sớm muộn cũng chết vì bệnh dịch tả không thể tránh được, lúc đó nhà bác không được hỗ trợ đồng nào, có khi còn bị phạt”.
Nghe giải thích xong, bà Thúy lặng lẽ bỏ ra khỏi nhà, đứng dựa vào tường, mắt buồn rười rượi, lấy tay gạt nước mắt lăn dài trên gò má khô khốc.
Nhà thuần nông, tài sản duy nhất chỉ trông vào mấy lứa lợn nên bà chăm sóc những con nái rất chu đáo. Những con lợn nái cũng rất quấn quýt với bà. Nay vì bệnh mà phải tiêu hủy, thực sự bà đau và xót xa lắm.
Video đang HOT
Tình người trong bão dịch
Anh Trần Văn Tiến (thôn Địch Trong) thuộc hộ bị tiêu hủy 198 đầu lợn các loại nói: “Tôi đang nợ 800 triệu đồng tiền cám. Những chủ đại lý cám với tôi như anh em với nhau. Mình bị tiêu hủy lợn còn được kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, còn họ thì không. Tôi đã nói rõ với anh em: Khi nào nhận được tiền hỗ trợ sẽ chia làm 3 phần, trả cho chủ cám một phần, một phần giữ lại để chi tiêu hàng ngày, còn một phần kinh phí nữa làm công tác mua con giống, lúc nào được phép thì chúng tôi tái đàn”.
Chị Quyên nhận tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn tại UBND xã. Ảnh: G.T
“Đã theo nghề chăn nuôi là không bao giờ bỏ, gắn bó với con lợn rồi thì dù có vinh nhục sao cũng phải theo” – đó là chia sẻ của những chủ chăn nuôi mà chúng tôi được trò chuyện trong đợt dịch này.
Anh Tiến chia sẻ thêm: “Mình thiệt hại ít, chứ anh em chủ các đại lý cám mới thiệt hại nhiều. Có những người cắm nhà, cắm cửa làm đại lý cám, vì các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi không cho ai chịu nợ nên họ đánh đổi cả cơ nghiệp vào làm cám. Mỗi kg cám họ chỉ được mấy nghìn đồng, nay gặp cơn bão dịch, nhiều người kiệt quệ. Mọi người chỉ biết động viên nhau vượt qua giai đoạn khó khăn vì dù lợn bị tiêu hủy hết nhưng không phải đã mất tất cả”.
Những ngày này, cứ nghe thông tin lợn trong những gia đình khách hàng của mình bị dịch, anh Lê Văn Lịch (SN 1972, đại lý cám của xã Phương Đình) như ngồi trên đống lửa.
Anh Lịch cho biết: “Đã kinh doanh cám được 7 năm, tháng nào ít thì tiêu thụ khoảng 50 tấn, còn tháng nhiều lên đến 200 tấn. Tính đến thời điểm này, bà con đang nợ đọng đại lý hơn 2 tỷ đồng tiền cám, khả năng thu hồi là chưa khả thi, vì nhiều nhà đàn lợn đã bị dịch, có những gia đình nợ đến 270 triệu đồng tiền cám”.
Với anh Lịch, từ nghề bán cám mà trở thành người nuôi lợn bất đắc dĩ, vì nhiều bà con mua cám xong không có tiền, nên trả nợ bằng lợn giống. Bây giờ đúng vào mùa dịch, đàn lợn gần trăm con nhà anh Lịch cũng đã đến thời kỳ xuất chuồng, không bán được, nên vợ anh ngày thịt vài con mang ra thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức (Hà Nội) bán để gỡ gạc ít vốn.
Anh Lịch cho biết thêm: “Cũng may ngoài kinh doanh cám, tôi còn kinh doanh thêm quán cà phê nên vẫn có đồng ra đồng vào. Đàn lợn không bị nhiễm dịch nên túc tắc bán, dù bà con có nợ tiền tỷ vẫn vượt qua được”.
Anh Lịch cũng không lo bà con không trả nợ “vì toàn người trong làng, trong xã cả, chỉ là lâu hay chóng thôi. Hết dịch bà con cứ tái được đàn là không lo vỡ nợ”.
Chị Quyên – đại diện gia đình có lợn phải tiêu hủy ra UBND xã Phương Đình lấy số tiền 105 triệu đồng được Nhà nước hỗ trợ phân trần: “Em đi lấy cho bố, bình thường cầm số tiền lớn như này thì vui lắm, nhưng bố em xót của, buồn không đi lấy nên em đi ký thay. Chẳng biết số tiền này ông trả nợ cho ai trước nhưng có tiền là đã rất quý trong thời buổi dịch dã này”.
Đi khắp một vòng quanh xã Phương Đình, đầu giờ chiều, chúng tôi trở lại UBND xã gặp bà Phạm Thị Thu – Phó Chủ tịch UBND xã. Điện thoại của bà cứ đổ liên hồi, các cuộc gọi về vẫn dồn dập báo tin tình hình lợn chết trong dân, công tác tổ chức tiêu hủy những đàn lợn. “Riêng xã tôi đã tiêu hủy 155 tấn lợn. Nếu cứ đà này có khi không còn cán bộ để huy động đi tiêu hủy, vì nhiều người đi đào hố chôn và kích điện cho lợn chết về bị ám ảnh. Đã có người phải xin nghỉ vài ngày mới tiếp tục công việc được”.
Theo Danviet
Bình Dương căng mình kiểm soát heo xuất - nhập, "tạm trú" kho lạnh
Nằm trên trục giao thông chính, tiếp giáp với Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, lại có đông dân cư tập trung tại các khu công nghiệp, những ngày qua, tỉnh Bình Dương quyết liệt tuyên truyền, kiểm tra xử lý dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên tinh thần "Sẵn sàng phòng dịch - Xử lý hiệu quả".
Toàn bộ các sạp buôn bán thịt trong chợ Dĩ An đều có nguồn gốc rõ ràng, có đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Ảnh: D.C
Không có "cửa" cho heo nhiễm dịch "tạm trú"
Sáng 7/6, ông Lê Cao Khải - chủ quán cháo lòng Khải (đường Nguyễn Tri Phương II, khu phố Bình Đương, phường An Bình, thị xã Dĩ An), cho biết: "Mới 9 giờ sáng mà quán đã bán hết cháo với lượng khách đông như thường lệ". Anh Nguyễn Văn Thắng cùng nhóm bạn đến ăn sáng tại quán thẳng thắn nói: "Quán anh Khải đã quen hơn 9 năm rồi. Ngoài việc quán vệ sinh sạch sẽ, thịt, lòng heo đều có nguồn gốc rõ ràng, nấu ngon nên khách hàng rất an tâm sử dụng".
Một số chủ sạp thịt tại chợ Dĩ An cho biết, nhờ thông tin trên báo, đài có sự phân tích, hướng dẫn cặn kẽ nên người tiêu dùng không còn hoang mang lo sợ khi sử dụng thịt heo. Toàn bộ các sạp buôn bán thịt trong chợ đều có nguồn gốc rõ ràng, có đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Thông tin DTLCP xảy ra gần đây tuy có ảnh hưởng đến doanh số, sức mua nhưng không đáng kể.
Theo ông Phạm Văn Dũng - Trạm trưởng Trạm Thú y thị xã Dĩ An, DTLCP hiện chưa có thuốc phòng. Heo nhiễm dịch chết rất nhanh, tỷ lệ chết lên đến 100%. Heo khỏi bệnh lâm sàng vẫn có khả năng mang vi-rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời.
Nhằm loại trừ khả năng heo trong vùng có dịch, heo nhiễm bệnh được chế biến hoặc đóng gói gửi vào các kho lạnh chờ qua dịch xuất bán sẽ tiếp tục phát tán mầm bệnh, ảnh hưởng đến chăn nuôi và thị trường, chúng tôi đã tìm gặp ông Nguyễn Hữu Trí - cán bộ hải quan phụ trách giám sát các kho lạnh, kho ngoại quan trên địa bàn Khu công nghiệp Sóng Thần.
Ông Trí cho biết: "Hiện các kho trên địa bàn không có thịt heo, nhưng có thịt gà, cá... Tất cả thực phẩm từ nhập hay xuất khẩu đều phải bảo đảm kiểm dịch, kiểm tra hải quan mới được thông quan và ngược lại nên thịt heo trong vùng có dịch, heo nhiễm dịch "hóa thân" hoặc "tạm trú" trong các kho lạnh, kho ngoại quan trên địa bàn chúng tôi quản lý là không thể xảy ra".
Kiểm soát chặt giết mổ
Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch UBND thị xã Dĩ An cho biết, Dĩ An là địa bàn có đông dân cư tập trung và nhu cầu sử dụng thịt heo rất lớn lại giáp ranh với các tỉnh, thành Đồng Nai và TP.HCM, đang có nhiều hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ thịt heo và các sản phẩm của heo. Giá thịt heo khu vực này đang ở mức cao nên sẽ có nhiều thương lái vận chuyển heo từ vùng có giá heo thấp đến làm cho nguy cơ xâm nhiễm DTLCP là rất cao.
Cán bộ Thú y thị xã Dĩ An giám sát, kiểm tra và đóng dấu Kiểm soát giết mổ tại một lò mổ trên địa bàn. Ảnh: D.C
Do đó việc xây dựng kế hoạch hành động ứng phó và sẵn sàng xử lý hiệu quả khi có dịch là rất cần thiết. Hiện, chính quyền đang tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp vệ sinh tiêu độc, khử trùng, phòng chống dịch bệnh kết hợp kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia súc gia cầm. Tình huống có dịch sẽ tập trung xử lý dứt điểm theo nội dung công điện số 1194/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Bảy, trên địa bàn thị xã Dĩ An hiện không còn trang trại chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn mà còn rải rác một số hộ nuôi nhỏ lẻ trong gia đình với số lượng tổng đàn chừng 2.000 con. Trạm Thú y Thị xã đã tiếp cận cấp phát hóa chất để các chủ nuôi thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại.
Ông Phạm Văn Dũng cho biết, toàn thị xã có 4 lò giết mổ gia súc gia cầm tập trung, công suất trung bình từ 440 - 450 con heo, 20 con bò, từ 4.000 - 5.000 con gà vịt/ngày đêm và 1 khu tập trung heo sữa, mỗi tuần có 2 đợt heo về, mỗi lần 400 con. Ngoài công tác kiểm tra, lập trạm kiểm dịch động vật, công tác kiểm soát giết mổ được thực hiện nghiêm ngặt nhằm bảo đảm phòng chống dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Chúng tôi có 2 tổ giám sát, kiểm tra và đóng dấu từ khi xe chở động vật vào lò cho đến khi ra thịt. Hệ thống phân phối đến các chợ địa bàn Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên... và có sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương, Ban quản lý chợ để bảo đảm ATVSTP, tố giác kịp thời các trường hợp nghi vấn thịt, thực phẩm không rõ nguồn gốc", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, đến thời điểm này, địa bàn Dĩ An chưa phát hiện dấu hiệu dịch bệnh, hoặc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm thịt nghi vấn vận chuyển từ vùng có dịch về địa phương tiêu thụ. Một yếu tố quan trọng khác góp phần bảo đảm an toàn phòng chống dịch là do trước đây có thời gian dài giá heo rớt xuống thấp, người chăn nuôi bỏ chuồng không nuôi, không tái đàn. Thị trường hiện nay chủ yếu được cung cấp từ các công ty, trang trại lớn nên chất lượng thịt rất tốt, bảo đảm an toàn, người tiêu dùng an tâm sử dụng.
Giá heo hơi các trang trại có chiều hướng tăng
Tình hình diễn biến dịch đang có chiều hướng phức tạp, lan nhanh. Nhưng theo dõi diễn biến cho thấy dịch chỉ xảy ra với các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ. Còn tại các công ty chăn nuôi, trang trại tập trung quy mô lớn vẫn an toàn nhờ làm tốt công tác vệ sinh và môi trường. Vì vậy mấy ngày qua giá heo hơi xuất chuồng tại các công ty, trang trại lớn có chiều hướng tăng, dao động ở mức 38.500 - 40.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Nước mắt nông dân cạn trong "bão" dịch tả lợn Hơn 3.600 xã của 53 tỉnh, thành phố trên cả nước có dịch tả lợn châu Phi. 2,2 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy, thiệt hại ước tính 3.600 tỷ đồng. Những con số dày đặc hàng ngày chưa đủ để hình dung mức độ tàn phá của loại dịch bệnh nguy hiểm này. Ở vùng dịch, nước mắt của người nông...