Ám ảnh lý do khiến người đàn ông chuyên đi ăn trộm áo mưa phụ nữ
Người đàn ông chuyên đi ăn trộm áo mưa phụ nữ trong suốt 13 năm với lý do khiến nhiều người bị ám ảnh.
Một người đàn ông ở Nhật Bản ám ảnh với những chiếc áo mưa của phụ nữ đến mức được người dân địa phương đặt biệt danh là “ Gã áo mưa”. Trong suốt 13 năm, người này đã lấy trộm tổng cộng 360 chiếc áo mưa của phụ nữ.
Cảnh sát thành phố Osaka của Nhật Bản đã bắt giữ là người đàn ông (51 tuổi) có tên Yoshido Yoda. Trong vòng hơn 10 năm qua, chính quyền thành phố vẫn luôn truy tìm một tên trộm bí ẩn mà người dân địa phương gọi là “Gã áo mưa”. Được biết, nghi phạm Yoda là nhân viên phát báo và bị ám ảnh trước những chiếc áo mưa phụ nữ nên đã lấy trộm hàng trăm chiếc áo.
Theo Oddity Central, khi cảnh sát tới nhà nghi phạm lục soát, lực lượng chức năng phát hiện có 360 chiếc áo mưa được cất giữ trong nhà, và chiếc cũ nhất là đồ ăn trộm vào năm 2009.
Video đang HOT
Nguồn tin từ cảnh sát Osaka cho biết thêm theo thói quen, nghi phạm Yoda sẽ bám đuôi theo những người phụ nữ đi xe đạp để rình mò những lúc họ sơ hở và ăn trộm áo mưa. Cách thứ hai là đối tượng đi vào các bãi đỗ xe đạp và nhắm tới những chiếc xe sơn màu nữ tính để tìm kiếm chiếc áo mưa để hớ hênh và lấy trộm. Ngay khi nhìn thấy “mục tiêu”, ông Yoda sẽ lấy đi và mang về bổ sung cho bộ sưu tập tại nhà.
Nghi phạm Yoda đã bắt đầu đi ăn trộm áo mưa của phụ nữ từ năm 2009. Theo các nhà điều tra, ít nhất 320 chiếc áo mưa nằm trong bộ sưu tập của nghi phạm là đồ lấy trộm trong 9 năm gần đây. Người dân địa phương đã đặt biệt danh cho tên trộm bí ẩn là “Gã áo mưa”, do đối tượng đã ăn trộm hàng trăm chiếc áo mưa trong nhiều năm mà vẫn không bị lộ danh tính và chưa bị bắt giữ.
Khi được hỏi tại sao lại chỉ lấy trộm áo mưa của phụ nữ, nghi phạm Yoda cho biết ông ta vô cùng thích thú khi nhìn thấy phụ nữ mặc áo mưa. Bởi với ông ta, hình ảnh này giống như việc phụ nữ chỉ đang mặc đồ nội y.
Cảnh sát ước tính trong vòng 13 năm hành nghề trộm cắp, số áo mưa bị nghi phạm Yoda lấy đi có tổng trị giá là 1,12 triệu yen (7.800 USD).
Nghiên cứu: "Yếu tố X" trong gen có thể giúp người Nhật tự diệt SARS-CoV-2
Một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng, một đặc điểm về gen của người Nhật Bản có thể đã giúp cơ thể họ chống lại được virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19.
Nhật Bản ghi nhận số ca bệnh và tử vong vì Covid-19 ở mức tương đối thấp (Ảnh minh họa: Reuters).
Nikkei dẫn công trình của Viện nghiên cứu Riken, Nhật Bản cho biết, một đặc điểm về di truyền liên quan tới các tế bào bạch cầu được tìm thấy ở hơn một nửa số người Nhật Bản có thể giúp cơ thể họ chống lại Covid-19 thông qua việc kích hoạt các tế bào miễn dịch nhận biết virus cảm lạnh theo mùa.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Anh Communications Biology, là một phần nỗ lực nhằm nghiên cứu sâu hơn và giải mã nguyên nhân về thực tế rằng, số ca bệnh nặng và tử vong vì Covid-19 ở Nhật Bản đang ở mức tương đối thấp.
Nghiên cứu tập trung vào các tế bào T, một phần của phản ứng miễn dịch khi virus xâm nhập cơ thể. Các tế bào này thường có nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus, xác định chúng thông qua các đoạn protein hoặc từ thành phần của các loại virus cụ thể.
Nhóm nghiên cứu của Riken đã xem xét một loại kháng nguyên bạch cầu ở người được gọi là HLA-A24. HLA, protein nằm trên bề mặt của tế bào bạch cầu, đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ của cơ thể nhằm kích hoạt các tế bào T.
HLA-A24 được tìm thấy ở khoảng 60% người mang chủng tộc từ Nhật Bản. Khi một phần của virus SARS-CoV-2 được gọi là QYI có nguồn gốc từ protein đột biến được đưa vào mẫu máu của những người hiến tặng có HLA-A24, các tế bào T trong mẫu phản ứng bằng cách nhân lên.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, các tế bào phản ứng với QYI cũng phản ứng với các virus khác trong họ corona theo cơ chế tương tự. Nghiên cứu kết luận rằng, ở những người có HLA-A24, các tế bào T dường như ghi nhớ những lần nhiễm virus corona khác theo mùa trong quá khứ, và điều này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại SARS-CoV-2.
Trong khi HLA-A24 phổ biến ở một số nhóm người châu Á, nó hiếm hơn ở người phương Tây, thường xuất hiện trong khoảng 10% đến 20% dân số châu Âu và Mỹ.
"Nó có thể được xem là yếu tố X", Shin-ichiro Fujii, trưởng nhóm tại phòng thí nghiệm liệu pháp miễn dịch của Riken, người đã tham gia cuộc nghiên cứu.
Tuy nhiên, thử nghiệm này vẫn đang giới hạn phạm vi trong các tế bào cụ thể và các chuyên gia cho rằng, cần có một nghiên cứu rộng hơn về cách hệ thống miễn dịch của những người có HLA-A24 phản ứng khi bị nhiễm SARS-CoV-2.
Nhiều sinh vật biển lập bầy đàn, làm tổ trên rác nhựa lênh đênh giữa đại dương Được gọi là cộng đồng mới sống gần mặt biển, các bầy đàn sinh vật này đang phát triển ở khu vực Đảo rác Thái Bình Dương và lênh lênh theo dòng nước. Rác được thu gom trên biển. Ảnh: AP Theo tờ The Guardian, nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Communications cho biết các khối rác thải nhựa giữa đại...