Ám ảnh khi phát hiện 50 tấm da rắn chình ình trên mái nhà
Một gia đình ở Sunshine Coast, Đông Nam Queensland, Australia vô cùng lo sợ khi phát hiện hơn 50 tấm da rắn bên trên mái nhà.
Những tấm da rắn mới được lấy xuống từ mái nhà người dân ở Australia
Rắn lột da nhiều lần trong suốt cuộc đời nhưng trên thực tế rất hiếm khi người ta có cơ hội nhìn thấy tận mắt hay bắt gặp phần da bỏ lại với số lượng lớn hàng chục tấm.
Một gia đình ở Sunshine Coast, khu vực đô thị ở Đông Nam Queensland, Australia vô cùng choáng váng sau khi phát hiện hơn 50 tấm da rắn ngay trên mái nhà.
Gia đình đã gọi trung tâm bắt rắn chuyên nghiệp địa phương để được hỗ trợ. Stuart McKenzie, người chuyên bắt rắn đã đến tận nơi để loại bỏ khoảng 30 tấm da rắn.
Stuart McKenzie cho biết vẫn còn khoảng 20 bộ da rắn khác vẫn còn lẫn trên mái nhà chưa thể lấy ra.
Video đang HOT
Stuart McKenzie nói: “Trên mái nhà thường có nhiều thức ăn thích hợp cho rắn như các loài gặm nhấm, do vậy rắn cũng dành nhiều thời gian trong không gian này. ”
Tuy nhiên, bản thân Stuart McKenzie là người làm nhiều năm trong nghề cũng kinh ngạc khi phát hiện số lượng lớn như vậy trong khu vực này. May mắn cho gia đình khi loài rắn trườn qua mái nhà là loài không có nọc độc.
Thông thường, rắn lột xác thường mất vài ngày, vết nứt để rắn trườn ra khỏi lớp da cũ xuất hiện ở miệng. Rắn là loài cơ thể sẽ luôn phát triển không ngừng và rắn lột da xuất hiện mỗi khi cơ thể chúng phát triển thêm và chu kỳ lột da của rắn cũng diễn ra khá thường xuyên.
Đây là việc xảy ra ở bất kỳ con rắn nào nhưng đôi khi cũng xảy ra một số rắc rối. Nếu việc rắn lột da không thể hoàn thành, có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Lớp da cũ tích trữ trên cơ thể quá dày và lâu dài khiến chúng có thể bị mù.
Stuart McKenzie nói: “Tôi đã từng nhìn thấy trên mái của một gia đình có đến 100 tấm da rắn, nhưng hiếm khi như vậy. Chúng thường không gây ồn ào, không có độc nên mọi người không nên quá lo lắng. Thậm chí, chúng có thể giúp chủ nhà xua đuổi loài gặm nhấm phá hoại”.
Việc rắn chui vào nhà không phải là hiếm gặp nhưng nếu như chủ nhà không phát hiện ra có thể gặp nguy hiểm chết người. Hình ảnh người đàn ông trong gia đình ở Queensland chia sẻ trên tay cầm hàng chục tấm da rắn mặc dù biết là rắn không có độc nhưng cũng khiến nhiều người giật mình.
Đàn cá khổng lồ tạo hình bản đồ Australia giữa đại dương
Hàng trăm con cá đuối kết hợp với nhau tạo thành hình bản đồ của đất nước Australia.
Đàn cá khổng lồ tạo hình bản đồ Australia giữa đại dương
Một máy bay không người lái đã quay được video ghi lại khung cảnh hàng trăm con cá đuối tạo thành bản đồ của Australia.
Đoạn video ghi hình tại vịnh Jervis, bờ biển Nam New South Wales. Lúc đầu, có khoảng 200 con cá đuối bơi ngoài khơi bờ biển Nelsons Beach, tạo thành một hình vuông.
Sau đó, có khoảng vài chục con nữa tham gia vào nhóm rồi tạo ra hình bản đồ của đất nước Australia.
Vicky Denham, người thực hiện cảnh quay bằng máy bay không người lái cho biết: "Tôi cảm thấy may mắn vì đã phát hiện ra đàn lớn hàng trăm con cá đuối, đây là sự kiện hiếm khi xảy ra".
Đây là loài cá đuối đại bàng sống ở miền nam Queensland và xung quanh nam Australia. Cá đuối đại bàng ăn nhuyễn thể và động vật giáp xác, dùng răng dẹt nghiền nát vỏ của chúng. So với các loài cá đuối khác, chúng có đuôi dài và cơ thể hình thoi rõ ràng. Chúng có chiều dài từ 0,48 đến 5,1 mét và sải cánh 7 mét.
Là động vật ăn thịt sinh tối đa sáu con một lúc, chúng là những vận động viên bơi lội cừ khôi trong thế giới nước.
Giới khoa học cho rằng cá đuối là một trong những động vật biển thông minh nhất. Trước đây video ghi lại cảnh săn mồi của đàn cá đuối ngoài khơi Mexico khiến nhiều người kinh ngạc.
Hàng nghìn con cá đuối bơi thành vòng tròn xoáy, dồn con mồi vào giữa, không có đường thoát ra, tiện đường cho cá đuối xử lý ở ngoài khơi Baja California, Mexico.
Để có được những thước phim về tập tính và cách thức săn mồi của loài cá này, các nhà khoa học đã phải sử dụng robot cá đuối gắn camera. Robot cá đuối có thể tiếp cận những con cá thật ở cự ly gần, có thể thâm nhập giữa bầy cá mà không bị phát hiện.
Khi săn mồi, đàn cá đuối di chuyển thành những vòng tròn. Sau mỗi vòng quay, những sinh vật nhỏ bị hút vào khu trung tâm. Đó là lúc những con cá đuối thưởng thức thành quả của mình.
Chim cánh cụt lông vàng hiếm gặp trong tự nhiên Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã vô tình phát hiện ra con chim cánh cụt vàng nổi vật giữa đàn chim trắng đen trên đảo Nam Georgia. Chim cánh cụt lông vàng hiếm gặp trong tự nhiên Con chim cánh cụt vua đã từ bỏ bộ lễ phục đen trắng thông thường để khoác lên mình diện mạo mới mẻ khác. Nhiếp...