Ám ảnh cảnh bạn bè “cầm nhầm” đồ dùng học tập, nữ sinh nghĩ ra tuyệt chiêu giữ của khiến người mượn chỉ biết “nuốt nước mắt vào trong”
Để bảo vệ đồ dùng học tập của mình, các bạn học sinh đã nghĩ ra những cách độc lạ khiến ai nhìn thấy đều bật cười.
Học sinh hiện nay đến trường mang theo nhiều mối lo. Lo làm bài tập về nhà, lo học thêm, lo điểm số, hạnh kiểm… Trong nhiều mối lo đó có một thứ khiến nhiều học sinh đau đầu, mãi không tìm được lời giải chính là mất đồ dùng học tập.
Thời đi học ai cũng trải qua cảm giác dụng cụ học tập “một đi không trở lại” dù chưa dùng lần nào. Nguyên nhân có lẽ là do sự chủ quan quên mang về, cũng có thể là do các bạn học mượn không trả lại. Và để bảo vệ “gia tài” nhỏ của mình, hội nhất quỷ nhì ma nghĩ ra những cách có 1-0-2.
Điển hình là bạn học sinh sau đây, để không phải chịu cảnh “có không giữ, mất đừng tìm” bạn học sinh đã nghĩ ngay ra tuyệt chiêu “chống trộm” khiến người mượn chỉ biết nuốt nước mắt vào trong. Cụ thể nữ sinh này đã lấy sợi dây buộc chặt đầu của cái thước vào một chân bàn khiến bạn học muốn mượn đồ cũng phải đau đầu tìm cách giải quyết.
Màn chống trộm khiến người mượn phải đau đầu.
Đúng là “cái khó ló cái khôn”, có vẻ cách chống trộm này làm cộng đồng mạng bật cười khoái chí. Không ít người để lại bình luận hài hước như “Mai dùng cách này không sợ mất thước”, “Đáng học hỏi đó. Cẩn thận không ra chơi chắc còn mỗi sợi dây”.
Video đang HOT
Nạn “bút tặc” hoành hành và cách bảo quản đồ dùng học tập có 1-0-2 của nam sinh.
Trước đó, cư dân mạng đã được phen cười hả hê với màn chống nạn “bút tặc” cực lầy lội của nam sinh ở TP.HCM. Thay vì bút bi thông thường, cậu bạn này lại dùng bút cắm bàn đôi, có dây cao su co giãn. Loại bút này thường được dùng tại các ngân hàng, văn phòng,… để tránh làm rơi. Và cách này đã giúp cậu bạn không lo mất bút nhưng người mượn thì phải viết bài trong tình trạng dây lò xo bị kéo căng, trông vô cùng khổ sở khiến ai nhìn thấy cũng không thể ngừng cười.
Nếu đang đau đầu tìm cách bảo vệ đồ dùng học tập, bạn có thể tham khảo những cách trên đây, đảm bảo sẽ thú vị và hiệu quả.
Học sinh bị đánh thâm tín trên lớp: 'Bạo lực' dạy dỗ là không thể chấp nhận
Liên quan đến vụ giáo viên đánh học sinh bầm tím ở Đắk Lắk hiện nhà trường đã đình chỉ công tác với giáo viên này.
Theo báo cáo của trường Tiểu học Nguyễn Du, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột) trong lúc cô A.T.T. (giáo viên chủ nhiệm lớp 3B) đang dạy môn Toán, tất cả các học sinh đều chăm chú nghe cô giảng bài.
Nữ sinh lớp 3 bị cô giáo đánh bầm đùi (thông tin và hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội).
Tuy nhiên, đến lúc làm bài tập, riêng em T.B.T.Đ. không có đồ dùng học tập, không chịu làm bài. Em này cũng thường xuyên thiếu và hay quên vở khi đến lớp, kiểm tra bài cũ không thuộc bài.
Bản thân cô T. muốn học sinh tiến bộ nên đã bức xúc không kiềm chế được bản thân, đã dùng thước đánh vào đùi của em, gây ra hậu quả không mong muốn. Việc này gây bức xúc cho phụ huynh em Đ.
Sau khi xảy ra vụ việc, cô T. và Ban giám hiệu nhà trường đã gặp để động viên, ổn định tâm lý học sinh và xin lỗi gia đình. Nhà trường đã tạm đình chỉ việc dạy của cô T, cử giáo viên đứng lớp 3B ngay sau khi xảy ra vụ việc, đồng thời yêu cầu cô T. viết tường trình. Nhà trường cũng cho biết đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý cô T theo quy định.
Bà Mai Thị Hồng Hà, Trưởng phòng GD-ĐT TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết sự việc cô giáo đánh học sinh tại trường Tiểu học Nguyễn Du xảy ra từ tuần trước (ngày 7/10) lớp 3B do cô A.T. làm chủ nhiệm nhưng nhà trường không báo cáo lên Phòng nên tận chiều qua (12/10) chúng tôi mới biết.
"Nhà trường cho biết, sau khi sự việc xảy ra cô giáo và ban giám hiệu nhà trường đã đến nhà xin lỗi phụ huynh. Tuy nhiên, nhưng người thân của học sinh vẫn bất bình nên đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook.
Những năm trước cô giáo này không được bố trí đứng lớp thường xuyên. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm khắc vụ việc. Nhà trường cũng đã tạm thời không cho cô giáo này đứng lớp để tiếp tục điều tra, xử lý sự việc theo quy định", bà Hà cho hay.
Liên quan đến sự việc cô Lê Thị Loan - Phó trưởng khoa Giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết: "Giáo viên có thể xuất phát từ mục đích tốt là sốt sắng trong việc học hành của con nhưng hành động đánh học sinh thì không thể chấp nhận được.
Lâu nay chúng ta vẫn tuyên truyền về bộ quy tắc ứng xử học đường, về bạo lực học đường và những hành vi bị cấm nhưng giáo viên vẫn vi phạm.
Tôi nghĩ đây là câu chuyện về quản lý. Hiệu trưởng các nhà trường phải tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, tuyên truyền về văn hóa học đường. Phải làm sao để luật thực sự đi vào cuộc sống chứ không chỉ dừng ở những văn bản cất trong ngăn bàn.
Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là hiện nay giáo viên thiếu kỹ năng ứng xử với tình huống sư phạm, giáo viên chỉ tập chung chuyên môn, chất lượng, bỏ qua giáo dục tâm lý các con, kỹ năng ứng phó với tình huống bất ngờ khi giảng dạy.
Giáo viên phải không ngừng tăng cường cho mình các kỹ năng để kiềm chế cảm xúc, giúp học sinh nhận ra thiếu sót của mình để khắc phục chứ không phải sử dụng bạo lực học đường khi các con mắc lỗi. Ở khía cạnh này tôi nghĩ nhà trường phải quan tâm hơn, giúp cho giáo viên xử lý tình huống trong sư phạm cụ thể như học trò không trả lời đúng câu hỏi thì giáo viên phải ứng xử ra sao... chứ không phải sử dụng bạo lực với các con.
Tôi tin không phải giáo viên không biết luật nhưng có thể cô không nghĩ sự việc đi quá xa như vậy. Giờ có nói gì chăng nữa thì cũng là quá muộn, con trẻ cũng tổn thương rồi. Sau đây, nhà trường cần có các biện pháp tham vấn tâm lý để học sinh không lo sợ, tự ti khi đến trường.
Tôi mong rằng đây là tiếng chuông cảnh tỉnh các giáo viên trong nhà trường và từ nay chúng ta không còn phải nói đến những sự việc đau lòng như học sinh đánh nhau hay giáo viên đánh học sinh nữa", cô Loan trăn trở.
Cũng theo cô Loan, với sự việc này, giáo viên đã vi phạm luật thì phải chấp nhận hình thức kỷ luật và chịu trách nhiệm với những gì mà mình gây ra.
"Bộ quy tắc ứng xử học đường có nói rất rõ giáo viên không được xúc phạm danh dự, thân thể hay sử dụng bạo lực với học sinh. Hành vi đánh học sinh của cô giáo là không thể chấp nhận được", cô Loan cho hay.
Trước đó, trên facebook có đăng tải thông tin và hình ảnh một học sinh lớp ba ở trường Tiểu học tại Đắk Lắk bị cô giáo chủ nhiệm đánh vào phần đùi dẫn đến bầm tím.
Người chia sẻ thông tin lên mạng xã hội viết: "Đây là cháu T.B.T.Đ. (lớp 3, trường Tiểu học Nguyễn Du, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột) do cô A.T. chủ nhiệm. Cháu quên mang bảng con, bị cô giáo gọi lên bảng làm bài. Cháu làm bài sơ sài nên cô dùng thước gỗ đánh 15 cái vào đùi khiến cháu phải lết từ trên bảng về chỗ ngồi. Không chỉ riêng cháu bị đánh như vậy, cô này thường ném vở và tát các học sinh trong lớp, nhiều cháu bị đánh vào lưng".
Ngay sau khi sự việc được chia sẻ đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Đa số lên tiếng phản đối hành vi của cô giáo vì dù với lí do nào thì việc cô giáo đánh học sinh cũng là vi phạm văn hóa ứng xử học đường và không thể chấp nhận.
Sợ mất máy tính cầm tay, học trò sáng tạo ngay ra chiêu giữ đồ cực độc, không dưng cũng thành trend sành điệu Có thể nói, vấn nạn mất đồ dùng học tập như bút, thước, máy tính cầm tay luôn là điều khiến học sinh nhà ta đau đáu. Cái chuyện sau giờ kiểm tra, giờ ra chơi, quay đi quay lại thấy máy tính, bút, thước của mình bay biến đi đâu dường như cũng hoá chuyện bình thường. Một hai cái bút, cái...