AloBacsi ơi, tán sỏi ngoài cơ thể ảnh hưởng tinh trùng không?
Tôi vừa đi tán sỏi ngoài cơ thể. AloBacsi ơi, khi tán sỏi ngoài cơ thể, sóng của máy tán sỏi ảnh hưởng đến tinh trùng không?
Tôi dự định có em bé trong tháng tới. Mong AloBacsi tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!
(Phạm Quản – Quảng Ninh)
Ảnh minh họa – nguồn internet
Bạn Quản thân mến,
Nghiên cứu ở đàn ông bị sỏi ở đoạn gần và đoạn xa của niệu quản trải qua tán sỏi ngoài cơ thể cho thấy có sự giảm đáng kể nồng độ và chuyển động của tinh trùng ngay sau tán sỏi. Tuy nhiên, nồng độ và chuyển động của tinh trùng sẽ quay về mức ban đầu 3 tháng sau tán sỏi.
Như vậy, tốt nhất bạn nên bồi dưỡng cơ thể để 3 tháng sau tán sỏi có em bé cũng được nhé.
Theo BS Nguyễn Vỹ – AloBacsi.com
11 hiểu lầm thường gặp về tinh trùng
Tinh trùng sau khi được phóng ra từ dương vật sẽ đi vào âm đạo và bơi đến ống dẫn trứng cho đến khi tinh trùng gặp được trứng và được thụ tinh. Tuy nhiên, quá trình này không chỉ đơn giản như vậy.
1: Tinh trùng bơi như vận động viên Olympic?
Nhiều người tin rằng, hàng triệu tinh trùng khoẻ mạnh sẽ thi bơi với nhau và tinh trùng may mắn nhất sẽ là tinh trùng bơi tới và gặp được trứng. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không hẳn là như vậy.
Video đang HOT
Trước hết, tinh trùng không thực sự bơi thẳng như các vận động viên bơi lội. Thông thường, chuyển động của tinh trùng được chia thành 3 nhóm:
Nhóm chuyển động liên tục: tinh trùng chủ động chuyển động thẳng hoặc theo vòng tròn lớn
Nhóm chuyển động không liên tục: tinh trùng chuyển động theo bất cứ hình dạng nào, trừ chuyển động thẳng tiến.
Nhóm bất động: không chuyển động.
Tuy nhiên, tinh trùng cũng cần sự hỗ trợ của hệ thống sinh sản nữ để đảm bảo rằng tinh trùng có thể di chuyển được. Trên thực tế, đa số khả năng di chuyển của tinh trùng thực hiện được là nhờ cơ tử cung. Cơ tử cung sẽ thu hút tinh trùng di chuyển theo ống dẫn trứng để đến gặp trứng.
2: Tinh trùng đặc hơn sẽ có khả năng thụ thai cao hơn?
Tinh dịch đặc hơn không có nghĩa là tinh trùng của bạn sẽ dày hơn. Thông thường, điều đó có nghĩa là tinh trùng tập trung nhiều hơn hoặc có nhiều tinh trùng có hình dáng bất thường hơn. Những tinh trùng này sẽ cần sự hỗ trợ từ hệ thống sinh sản nữ để được an toàn.
Khi tinh trùng đi vào âm đạo, tinh trùng sẽ tiếp xúc với lớp nhầy cổ tử cung. Lớp nhầy cổ tử cung sẽ làm 2 nhiệm vụ: bảo vệ và từ chối.
Lớp nhầy này sẽ bảo vệ tinh trùng khỏi độ acid của âm đạo và từ chối các tinh trùng có hình dạng và khả năng chuyển động bất thường.
3: Tinh trùng chỉ sống được một khoảng thời gian ngắn sau khi được giải phóng ra?
Không hẳn như thế. Vòng đời của tinh trùng sẽ phụ thuộc vào nơi tinh trùng đậu vào sau khi được phóng ra.
Tinh trùng ở trong âm đạo sau khi được phóng ra có thể sống tới tận 5 ngày. Nguyên nhân là do khả năng bảo vệ của lớp nhầy cổ tử cung.
Nhưng nếu tinh trùng sau khi phóng ra không ở trong âm đạo mà bị phóng ra ngoài, thì chúng đa phần sẽ chết. Tinh trùng bị phóng ra tại các vị trí lạnh, khô có thể sẽ chết ngay sau vài phút, trong các trường hợp hiếm gặp có thể sống được cho tới 30 phút. Tinh trùng sẽ chết nhanh hơn trong bồn tắm nóng do nhiệt độ cao hoặc do các hoá chất trong nước.
4: Tinh trùng sẽ đi thẳng tới trứng để thụ tinh?
Đó là một chuyến đi dài của tinh trùng để đến gặp trứng. Trong quá trình giao hợp, khi tinh trùng được phóng ra, chúng không đi thẳng tới tử cung. Một số tinh trùng sẽ gắn vào các tế bào biểu mô ở ống dẫn trứng hoặc được lưu giữ trong các buồng rất nhỏ và đợi cho đến thời điểm trứng rụng để có thể thụ tinh được.
5: Tinh trùng sẽ có khả năng thụ tinh và luôn khoẻ mạnh trong suốt cuộc đời của nam giới?
Một trong số những hiểu lầm phổ biến nhất là trong khi số lượng trứng ở nữ giới là có giới hạn nhưng số lượng tinh trùng là vô hạn trong suốt cuộc đời của nam giới.
Tuy nhiên, việc sản xuất tinh trùng, cũng như số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng sẽ giảm dần theo tuổi. Nam giới lớn tuổi sẽ có khả năng cao gấp 4 lần nữ giới về việc truyền các bất thường về gen cho con của họ. Nghiên cứu năm 2017 chỉ ra rằng có mối liên quan tuyến tính giữa tuổi của nam giới và khả năng con họ sinh ra bị dị tật.
6: Quần lót chật sẽ không tốt cho số lượng tinh trùng của bạn?
Nhiều người nghĩ rằng, quần lót chật sẽ làm giảm số lượng tinh trùng của bạn, trong khi quần lót dạng boxer rộng sẽ cung cấp nhiệt độ phù hợp cho việc sản xuất tinh trùng.
Tuy nhiên, quần lót gần như không có ảnh hưởng gì đến tinh trùng của bạn cả. Nghiên cứu năm 2016 cho thấy gần như không có sự khác biệt nào về số lượng tinh trùng khi mặc các loại quần lót khác nhau. Nhưng nghiên cứu năm 2018 cho thấy nam giới mặc quần lót dạng boxer có nhiều tinh trùng hơn 17% so với nam giới mặc quần lót dạng tam giác. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2018 cũng cảnh báo rằng, kết quả của họ chưa tính đến các ảnh hưởng của các yếu tố khác lên việc sản xuất tinh trùng, ví dụ như loại quần dài hoặc chất liệu vải của quần lót. Do vậy, có thể nói, loại quần lót chỉ ảnh hưởng rất ít đến tinh trùng. Hãy lựa chọn loại quần lót khiến bạn cảm thấy thoải mái.
7: Mọi tinh trùng đều khoẻ mạnh và đều có thể thụ thai được?
Không hẳn vậy. Đa số các tinh trùng đều không thể đến được với trứng vì nhiều lý do. Chỉ có khoảng 40% số tinh trùng có thể di chuyển được và có khả năng thụ thai mà thôi. Và trong số 40% đó, không phải tất cả đều đến được với trứng.
Hình dạng tinh trùng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai thành công. Tinh trùng có nhiều đầu, có đuôi hình dạng bất thường hoặc bị mất một số phần có thể khiến tinh trùng không đi qua hết được hệ sinh sản của nữ.
Và kể cả tinh trùng khoẻ mạnh bình thường cũng không phải lúc nào cũng qua được "cuộc thi" này. Tinh trùng có thể đi qua ống dẫn trứng và có thể dừng chân ở lớp dịch bao quanh các cơ quan, và "trôi nổi" khắp cơ thể, không bao giờ được thụ tinh cả.
8: Dịch nhầy tiết ra trước khi xuất tinh sẽ không làm nữ giới có thai được?
Sai. Về mặt sinh học, thì dịch nhầy tiết ra trước khi xuất tinh sẽ không có chứa tinh trùng, nhưng tinh trùng còn sót lại trong ống niệu đạo có thể sẽ lẫn vào trong phần dịch nhầy này. Tất nhiên, số lượng tinh trùng ở đây sẽ không nhiều bằng trong tinh dịch, nhưng nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng gần 37% số mẫu dịch nhầy trước khi phóng tinh có một lượng lớn tinh trùng khoẻ mạnh và di chuyển được. Do vậy, kể cả khi bạn đã áp dụng phương pháp xuất tinh ngoài, vẫn có khả năng bạn làm người khác mang thai do tinh trùng có mặt trong dịch nhầy trước khi xuất tinh.
9: Khi muốn mang thai, có càng nhiều tinh trùng càng tốt?
Thật ra là ngược lại. Thông thường, Một tế bào tinh trùng đơn thuần sẽ có khả năng thụ tinh cho một trứng, dẫn đến sự phát triển của một thai nhi. Sau khi tinh trùng đi vào được trứng, lớp màng quanh trứng sẽ "khoá" lại để các tinh trùng khác không vào được nữa. Nhưng nếu có 2, thậm chí là nhiều tinh trùng hơn (trong các trường hợp hiếm gặp) cùng phá vỡ lớp màng bao quanh trứng và cùng thụ tinh với trứng, sẽ dẫn đến tình trạng được gọi là thụ tinh nhiều tinh trùng. Khi đó, sẽ có rất nhiều vật liệu di truyền được truyền cho trứng, và sẽ làm tăng khả năng bị đột biến gen, ví dụ như mắc hội chứng Down, hoặc các dị tật có thể liên quan đến tim, cột sống và hộp sọ.
10: Tinh trùng là nguồn cung cấp protein dồi dào?
Đây là một hiểu lầm phổ biến. Bạn cần phải nuốt lượng tinh trùng tương đương với 100 lần xuất tinh mới có giá trị về mặt dinh dưỡng. Mặc dù đúng là tinh dịch có chứa các thành phần như vitamin C, kẽm, protein, cholesterol và muối, nhưng cho rằng tinh trùng có thể đóng góp vào giá trị dinh dưỡng một ngày của bạn là hoàn toàn sai lầm.
Ngoài ra một số người còn bị dị ứng với tinh dịch, do vậy, việc nuốt tinh dịch không được khuyến khích.
11: Dứa làm có tinh dịch có vị lạ?
Không chỉ có dứa, nhiều loại thực phẩm khác cũng được cho là có thể làm thay đổi vị của tinh dịch, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những lời đồn này cả.
Điều đầu tiên cần biết, đó là tinh dịch có mùi và vị giống như hầu hết các loại dịch khác của cơ thể, và cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen, chế độ ăn và lối sống. Cũng giống như việc mỗi người sẽ có một hơi thở khác nhau, tinh dịch của mỗi người cũng có một hương vị khác nhau. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng, không có loại đồ ăn hoặc đồ uống nào có thể thay đổi mùi vị của tinh dịch cả, nhưng thực hiện chế độ ăn giàu vitamin C và vitamin B12 có thể có ảnh hưởng tích cực nên số lượng tinh trùng, hình dạng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Theo Ths.Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Những "bí mật" về tinh trùng (Phần 1) Để có một đứa con khỏe mạnh thì cả bố và mẹ đều phải nỗ lực rất nhiều, đặc biệt là người bố. Tinh trùng của bố là nền móng cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sau này. Đa số mọi người đều không hiểu rõ về tinh trùng và những vấn đề xung quanh nó. Nếu bạn và bạn đời...