Alibaba thu 5 tỷ USD trong vòng 90 phút
Nhà bán lẻ khổng lồ từ Trung Quốc thắng lớn với chiến dịch khuyến mãi online năm nay, phá vỡ mọi kỷ lục mà họ lập ra thời gian trước.
Singles Day là chương trình khuyến mãi bán hàng qua mạng lớn nhất trong năm tại Trung Quốc, và là dịp kiếm tiền khủng của nhà tổ chức Alibaba. Năm nay, chỉ trong vòng 30 phút đầu tiên, họ thu về hơn 3,1 tỷ USD. Sau 1 giờ 14 phút, con số này tăng lên 4,7 tỷ USD, gấp rưỡi so với mức 2 tỷ USD năm ngoái và gấp gần 5 lần doanh thu tương ứng của năm 2013.
Ngay cả báo cáo của Alibaba cũng chưa đưa ra được con số chính xác doanh thu của giờ đầu tiên, nhưng dự đoán đạt khoảng 4 tỷ USD. Trong vòng 90 phút mở cửa sự kiện khuyến mãi Singles Day, tổng số tiền hàng mà Alibaba thu về là hơn 5 tỷ USD. 72% số đơn hàng được thực hiện thông qua thiết bị di động, tỷ lệ cao nhất trong lịch sử chương trình này.
Năm ngoái, toàn bộ ngày khuyến mãi chỉ mang về hơn 9 tỷ USD doanh thu. Tính đến 7h45 sáng hôm nay (giờ Bắc Kinh), Alibaba đã thu về 6,5 tỷ USD doanh thu, nhăm nhe phá vỡ kỷ lục cũ trước giờ trưa.
Hiện tại, Cainiao – đối tác vận chuyển của Alibaba cũng đang làm việc hết tốc lực. Trong vòng một giờ đầu tiên, 100 triệu đơn hàng đã được chuyển đi. Gói hàng đầu tiên cũng đã đến tay người mua.
Video đang HOT
Lê Phát
Theo Zing
Sốc: Gã khổng lồ Alibaba bị cáo buộc bán hàng hiệu nhái
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Gã khổng lồ Alibaba bị kiện bởi Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc tập đoàn Kering (Pháp) với cáo buộc tiếp tay tiêu thụ hàng hiệu nhái.
Trước đó, Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) nộp đơn kiện Alibaba lên tòa án Manhattan (Mỹ) để đòi bồi thường vì Alibaba đã vi phạm luật bảo vệ nhãn hiệu và gian lận thương mại. Alibaba bị kiện với cáo buộc đã tạo điều kiện cho người khác sản xuất vàtiêu thụ hàng hiệu nhái mang các thương hiệu của Kering mà không được tập đoàn này cho phép.
Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) đã kiện Alibaba về việc tiếp tay tiêu thụ hàng nhái.
Hãng Kering cho biết trang web mua bán trực tiếp lớn nhất Trung Quốc Alibaba là nơi hàng giả, hàng nhái của các nhãn hiệu cao cấp được bày bán công khai với giá thấp hơn 60% giá gốc của hãng. Nghiêm trọng hơn nữa, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc còn sử dụng một số thuật toán trong công cụ tìm kiếm cho phép những loại hàng nhái này được ưu tiên xuất hiện hơn hàng thật.
Trước những cáo buộc trên, đại diện tập đoàn Alibaba thuộc sở hữu của tỷ phú Jack Ma đã phản pháo lại và cho rằng việc kiện tụng của Kering là lãng phí.
Bob Christie - người phát của Alibaba - tuyên bố trong một thông báo: "Chúng tôi vẫn tiếp tục hợp tác với các nhãn hiệu để giúp họ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chúng tôi đã làm rất tốt việc này. Thật không may là tập đoàn Kering đã chọn con đường kiện cáo lãng phí thay vì hợp tác theo cách mang tính chất xây dựng. Chúng tôi tin rằng đây là vụ kiện không có cơ sở và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng".
Trong vòng chưa đầy một năm, Kering đã hai lần đâm đơn kiện Alibaba. Tháng 7 năm ngoái, đơn kiện của tập đoàn này ngay lập tức bị rút lại trong khi các đơn vị của Kering làm việc để tìm ra một giải pháp hòa giải với Alibaba.
Những chiếc túi nhái được rao bán trên Alibaba.
Theo Kering, có hơn 2.000 chiếc túi nhái của Gucci được bán tràn lan trên Alibaba với giá từ 2 USD đến 100 USD trong khi một chiếc túi hàng thật được bày bán với giá khoảng 800 USD.
Chia sẻ về vấn đề này, tỷ phú Jack Ma đã phản pháo khá gay gắt. Ông cho biết: "Tôi thà thua kiện và mất tiền trong vụ kiện này còn hơn là mất đi phẩm giá và sự tôn trọng".
Jack Ma cũng bày tỏ sự thất vọng khi tập đoàn Kering chọn cách kiện tụng và đòi bồi thường thay vì hợp tác cùng Alibaba để đối phó với vấn nạn hàng giả.
Theo ông, Alibaba và Kering đang đi chung trên một con thuyền, họ cần hợp sức để chống lại kẻ thù hàng giả, chứ không nên quay ra công kích nhau.
Theo thống kê của Alibaba, công ty đã triển khai hàng loạt chính sách chống hàng nhái với hơn 2.000 nhân viên kiểm định hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong 2 năm qua, Alibaba đã chi hơn 160 triệu USD cho đội chống hàng giả này.
Thảo Nguyên
Theo_Kiến Thức
Góc nhìn toàn cảnh về những "siêu thị" game bản quyền Một cái nhìn toàn cảnh về những 'siêu thị' game bản quyền hiện thời được cộng đồng game thủ và các nhà phát triển game toàn cầu quan tâm. Steam xưa nay vẫn vậy, nhưng có lẽ Steam không thay đổi là dấu hiệu cho sự lùi dần vì hiện chợ game khác càng ngày càng lớn hơn, mạnh hơn. Như hãng game...