Alibaba ra mắt NFT về Olympic Bắc Kinh 2022
Các huy hiệu NFT do Alibaba phát hành đi theo phong cách vẽ mực truyền thống của Trung Quốc, mô tả bốn môn thể thao liên quan đến Thế vận hội mùa đông 2022.
Theo South China Morning Post, Alibaba Group Holding mới đây tung ra bốn mã thông báo không thể thay thế (NFT) về các môn thể thao tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022. Động thái này mở rộng các dịch vụ có sẵn trong thế giới NFT khép kín, không được giao dịch của Trung Quốc.
Huy hiệu ảo của Alibaba mô tả bốn môn thể thao Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022
Video đang HOT
Các huy hiệu ảo theo phong cách vẽ mực truyền thống của Trung Quốc, mô tả bốn môn thể thao trượt băng tốc độ, trượt tuyết tự do trên không, trượt tuyết dốc và trượt băng nghệ thuật. Loại NFT này sẽ có mặt trên các chợ trực tuyến Taobao và Tmall của Alibaba từ ngày 5 đến ngày 20.2.2022, ngày kết thúc sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
Được biết, mỗi huy hiệu có 8.888 bản và sẽ được phát hành vào bốn ngày khác nhau trong thời gian này, nhưng chỉ dành cho các thành viên trả phí 88Vip của Alibaba. Huy hiệu NFT đầu tiên mô tả một vận động viên trượt băng tốc độ đã bán hết ngay sau khi được phát hành vào ngày 5.2.
Để phân biệt huy hiệu ảo với NFT, được giao dịch bằng tiền điện tử vốn bị chính quyền Bắc Kinh cấm, Alibaba đã gọi chúng là “đồ sưu tập kỹ thuật số”, một thuật ngữ cũng được những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác như Tencent Holdings và JD.com sử dụng cho các NFT do họ phát hành. Bộ sưu tập kỹ thuật số Thế vận hội mùa đông của Alibaba chỉ dành cho người dân ở đại lục trên 14 tuổi, và chủ sở hữu “bị cấm sử dụng các bộ sưu tập kỹ thuật số này cho bất kỳ mục đích thương mại nào”.
NFT, tài sản kỹ thuật số được xây dựng trên blockchain, đang ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều công ty Trung Quốc. Ant Group, chi nhánh fintech (công nghệ tài chính) của Alibaba, và hãng truyền thông xã hội khổng lồ Tencent là những công ty công nghệ đầu tiên nắm bắt lấy NFT, tung ra hàng chục sản phẩm kể từ mùa hè năm ngoái. JD.com và Baidu cũng theo sau với các bộ sưu tập kỹ thuật số của riêng họ. Ngay cả hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng nhảy vào cuộc, tặng hơn 100.000 bộ sưu tập kỹ thuật số, bao gồm các bức ảnh tin tức từ “những khoảnh khắc lịch sử trong năm 2021″, vào đêm Giáng sinh.
Alibaba đặt cược vào metaverse với kính AR DingTalk
DingTalk, nền tảng với số lượng người dùng vượt quá 500 triệu, đang cố gắng đem các hoạt động làm việc trong thế giới thực vào không gian ảo "metaverse" thông qua các tiện ích mới.
Theo South China Morning Post, DingTalk, ứng dụng về không gian làm việc (workplace) do Alibaba Group Holding phát triển, hôm 5.1 cho biết đang có kế hoạch tung ra kính thực tế tăng cường (AR) mới để người dùng có thể tiến hành các cuộc họp ảo. Đây là động thái mới nhất của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nhằm đánh dấu sự có mặt của mình trong khái niệm metaverse vốn đang là xu hướng "nóng" của ngành công nghệ.
Alibaba đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến AR và VR trong vài năm qua
Trong tuyên bố trên kênh truyền thông nhà nước Beijing News, ông Ye Jun, Chủ tịch DingTalk kiêm Phó chủ tịch Alibaba, nói rằng kính AR sắp phát hành được tích hợp những cải tiến mới hơn so với các sản phẩm AR trước đây, giúp người dùng "đắm chìm" hơn vào không gian làm việc. Hiện ngày ra mắt chính thức của kính AR mới vẫn chưa rõ ràng. DingTalk, hợp tác với công ty khởi nghiệp AR Nreal có trụ sở tại Bắc Kinh, đã ra mắt kính AR đầu tiên của mình vào năm 2020. Sản phẩm được bán với giá 13.999 nhân dân tệ (khoảng 2.202 USD) trên cửa hàng Taobao của DingTalk.
DingTalk, với số lượng người dùng vượt quá 500 triệu vào tháng 10.2021, đang nỗ lực giới thiệu thêm các tiện ích mới để đưa các hoạt động tại nơi làm việc trong thế giới thực vào siêu vũ trụ ảo metaverse. "DingTalk sẽ trở thành điểm kết nối giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới vật lý, đặc biệt là trong bối cảnh công việc", ông Ye nói.
Trong vài năm qua, gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba đã tăng cường đầu tư vào ngành công nghiệp AR, với số tiền ít nhất là 1 tỉ USD để tài trợ cho các công ty khởi nghiệp liên quan đến AR và thực tế ảo (VR), bao gồm cả công ty khởi nghiệp Magic Leap của Mỹ. Bên cạnh sự hợp tác và đầu tư bên ngoài, tổ chức khoa học và công nghệ của Alibaba là học viện Damo Academy cũng đang khai thác lĩnh vực quan trọng này. Phòng thí nghiệm XR của Damo đã phát triển một hệ thống có thể quét (scan) cửa hàng thực (offline store) và tạo phiên bản ảo để hiển thị trên thiết bị đầu cuối di động, đầy đủ thông tin sản phẩm và thậm chí có cả nhân viên ảo trông coi cửa hàng.
Alibaba lập công ty mới, chuẩn bị lấn sân vào 'metaverse' Alibaba Group Holding đã đăng ký một công ty mới ở Bắc Kinh tên là Yuanjing Shengsheng để kiểm tra tiềm năng chơi game của metaverse. Theo công ty theo dõi đăng ký kinh doanh công khai Tianyancha, đơn vị mới thuộc sở hữu hoàn toàn của chi nhánh đầu tư của tập đoàn Alibaba, liệt kê hoạt động kinh doanh chính là...