Alibaba khởi động kế hoạch bán trái phiếu hàng tỷ USD
Với thông tin về đợt bán trái phiếu mới nhất, Alibaba sẽ gia nhập hàng ngũ các công ty châu Á đang tận dụng những yếu tố như chi phí đi vay rẻ hơn và thanh khoản dồi dào trên thị trường toàn cầu.
Trụ sở của Alibaba tại Hàng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Ngày 4/2, “Gã khổng lồ” về công nghệ và thương mại điện tử Trung Quốc là tập đoàn Alibaba chính thức khởi động kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 5 tỷ USD thông qua việc công bố khoảng giá ban đầu trong bảng tóm tắt các điều khoản đầu tư cho đợt phát hành này.
Theo các điều khoản được đưa ra, Alibaba đã xác định phạm vi giá đối với nhóm trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 20 năm là 130 điểm cơ bản và 140 điểm cơ bản so với lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ cùng kỳ hạn tương ứng.
Tập đoàn dự kiến sẽ mở bán bốn nhóm trái phiếu, bao gồm cả trái phiếu kỳ hạn 30 và 40 năm. Một nguồn thạo tin cho hay mức giá chào bán trái phiếu chính thức cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối ngày 4/2.
Dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường Refinitiv cho thấy nếu được triển khai thành công, đây sẽ là đợt chào bán trái phiếu quốc tế thứ ba của Alibaba. Trước đó, tập đoàn đã có một đợt mở bán trái phiếu trị giá 8 tỷ USD vào năm 2014 và một đợt khác trị giá 7 tỷ USD vào năm 2017.
Video đang HOT
Với thông tin về đợt bán trái phiếu mới nhất, Alibaba sẽ gia nhập hàng ngũ các công ty châu Á đã và đang tận dụng những yếu tố như chi phí đi vay rẻ hơn và thanh khoản dồi dào trên thị trường toàn cầu trong những tháng gần đây.
Đây cũng sẽ là bài kiểm tra lòng tin của nhà đầu tư đối với “đế chế” kinh doanh của người sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma trong bối cảnh các cơ quan quản lý Trung Quốc đang đẩy mạnh điều tra tập đoàn này và công ty công nghệ tài chính Ant Group vốn cũng thuộc sở hữu của vị tỷ phú này.
Bất chấp sức ép từ các nhà chức trách Trung Quốc, Alibaba vẫn được hưởng lợi từ hoạt động kinh tế và chi tiêu trực tuyến tăng nhanh ở Trung Quốc. Trong ba tháng cuối năm 2020, tập đoàn này báo cáo lợi nhuận đạt 79 tỷ NDT (12,2 tỷ USD), tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu bán hàng trong cùng kỳ đã tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái lên 221,1 tỷ NDT, cao hơn ước tính tăng 33% của các nhà phân tích đưa ra trước đó.
Khi tỷ phú Jack Ma vào 'tầm ngắm' của Chính phủ Trung Quốc
Tại hội nghị thượng đỉnh Bund tại Thượng Hải vào tháng 10, tỷ phú Jack Ma nói với khán giả rằng ông thấy khó khăn khi phát biểu nhưng lại cảm nhận rằng đây là "thời điểm then chốt nhất" trong phát triển tài chính.
Sau đó tỷ phú Jack Ma dành 20 phút phàn nàn rằng các quy định chính phủ sẽ gây ảnh hưởng tới cải tiến tại Trung Quốc. Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin tỷ phú Jack Ma còn đánh giá các ngân hàng Trung Quốc vận hành với tâm lý của "cửa hiệu cầm đồ".
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho rằng lần này tỷ phú Jack Ma đã tiếp xúc quá gần Mặt Trời và nhanh chóng được đưa trở về Trái Đất. Kể từ tháng 9, chính phủ Trung Quốc đã ra tay và đến tháng 11 ngăn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group thuộc Alibaba. Động thái này khiến giá trị thị trường của tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma giảm 17%.
Quyết định ngưng IPO của Ant Group công bố ngày 3/11 đã khiến nhiều chuyên gia tài chính từ New York (Mỹ) cho tới Thượng Hải bất ngờ. Rồi đến ngày 10/11, Trung Quốc ban hành dự luật chủ đích ngăn chặn hành vi độc quyền trên nền tảng internet, đây là động thái có thể thắt chặt kiểm soát với thị trường thương mại điện tử và chi trả trực tuyến thuộc về những tập đoàn như Alibaba.
Những tập đoàn là biểu tượng sức mạnh công nghệ Trung Quốc như Alibaba của tỷ phú Jack Ma cùng Tencent dưới trướng của ông Mã Hóa Đằng... với hàng trăm triệu người sử dụng hiện bị nghi ngờ là cố gây ảnh hưởng với mọi khía cạnh cuộc sống thường nhật ở Trung Quốc.
Ant Group được hình thành cách đây 17 năm khi Trung Quốc vẫn chưa tạo điều kiện cho phép các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tỷ phú Jack Ma trong khi đó lấy cảm hứng từ PayPal của Mỹ và hình thành dịch vụ chi trả trực tuyến Alipay với công ty mẹ Ant Group. Khi đó ông Jack Ma cam kết với các nhân viên rằng "nếu các bạn phải vào tù, tôi sẽ đi cùng các vị". Và Alipay đã phát triển mạnh.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2017, tỷ phú Jack Ma nói: "Chúng tôi không quan tâm đến việc mua một ngân hàng để thay đổi nó. Nhưng vì chúng tôi khiến các ngân hàng chú ý nên họ phải thay đổi. Khi một con hổ bám theo thì bạn có thể chạy nhanh hơn mình tưởng tượng".
Năm 2016, trong cuộc trao đổi với chủ tịch quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khi đó Christine Lagarde, thống đốc ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan nhận định rằng Ant Group là một kẻ cho vay ngầm với yêu cầu vốn "nhẹ nhàng" hơn các ngân hành truyền thống. Ông Zhou Xiaochuan nói: "Sớm hay muộn chúng tôi sẽ nghiên cứu về vấn đề này để tạo cạnh tranh cân bằng hơn".
Năm 2014, Alibaba xuất hiện tại New York và được coi là IPO lớn nhất thế giới khi đó. Cổ phiếu của Alibaba tăng 38% vào ngày đầu tiên, trong cuộc phỏng vấn với CBS News phát sóng sau sự kiện này, tỷ phú Jack Ma nêu rõ "không bao giờ kinh doanh với chính phủ".
Bên trong trụ sở của Alibaba tại Hàng Châu, Chiết Giang. Ảnh: Reuters
Đến tháng 1/2015, mối quan hệ của tỷ phú Jack Ma với chính phủ Trung Quốc có dấu hiệu đi xuống. Cục Quản lý Nhà nước về Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc khi đó công bố báo cáo cáo buộc Alibaba có kinh doanh sản phẩm giả và quảng cáo sai. Báo cáo được đưa ra sau khi tỷ phú Jack Ma dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) và khẳng định ông không bao giờ chia sẻ dữ liệu với chính phủ Trung Quốc trừ khi liên quan đến điều tra chống khủng bố và các tội khác.
Đến cuộc phỏng vấn với Bloomberg năm 2017, tỷ phú Jack Ma nêu rõ: "Chúng tôi từng có những trải nghiệm tồi tệ nhưng đã học được cách làm việc với các nhà quản lý". Nhưng Bloomberg cho rằng điều này đã thay đổi trong năm nay dẫn đến vụ việc liên quan đến IPO của Ant Group.
Giáo sư Zhiwu Chen tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) cho biết rằng vụ việc của Ant Group là "hồi chuông cảnh tỉnh" đối với các nhà kinh doanh tư nhân Trung Quốc. Một lực lượng phối hợp để điều tra Ant Group được dựng lên với Ủy ban Phát triển và Ổn định tài chính dẫn đầu cùng nhiều cơ quan thuộc ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Liu Xu tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) nhận định rằng ngoài Alibaba, các nền tảng công nghệ khác cũng sẽ phải đối mặt với việc bị kiểm soát.
Nhưng giáo sư Rana Mitter tại Đại học Oxford (Anh) nhận định: "Bắc Kinh muốn thể hiện rõ ràng rằng tỷ phú Jack Ma không lớn hơn chính quyền. Nhưng chính phủ cũng muốn thể hiện Trung Quốc là nơi tốt đẹp cho việc kinh doanh và các doanh nhân có thể thành công".
Trung Quốc phạt Alibaba và công ty con của Tencent theo luật chống độc quyền Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) ngày 14/12 thông báo phạt tập đoàn thương mại điện tử Alibaba và China Literature vì không xin phép cơ quan thẩm quyền trước khi tiến hành một số thương vụ mua bán cổ phần doanh nghiệp. Trụ sở Alibaba tại Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông...