Alibaba giúp sinh viên Trung Quốc vượt “Vạn lý tường lửa” du học trực tuyến
Nhiều sinh viên du học Trung Quốc đang phải ở nhà vì đại dịch. Họ gặp khó khăn khi xem các bài giảng phát trực tiếp hoặc truy cập tài liệu lớp học trực tuyến vì tường lửa hạn chế.
Theo chia sẻ của nhiều trường đại học trên thế giới, công ty Alibaba Cloud đang cung cấp mạng kết nối giữa các trường và sinh viên Trung Quốc Đại lục. Mạng kết nối này có thể được thiết lập cho các trường trong vòng 48 giờ.
Nhiều sinh viên Trung Quốc đang phải ở nhà do đại dịch khiến các trường phải đóng cửa. Mặc dù vậy họ gặp khó khăn khi xem các bài giảng phát trực tiếp hoặc truy cập tài liệu lớp học trực tuyến vì Great Firewall, hay còn gọi là “Vạn lý tường lửa” (phỏng theo “Vạn lý trường thành”).
Great Firewall là hệ thống kiểm soát mạng Internet của chính quyền Trung Quốc. Hệ thống này không chỉ chặn các trang web mà chính phủ cho là nhạy cảm như Google, Facebook mà còn có thể làm chậm tốc độ tải của những trang web nước ngoài.
Vượt rào Great Firewall thông qua các dịch vụ kết nối như mạng riêng ảo (VPN) là bất hợp pháp ở Trung Quốc nếu không có giấy phép, trong khi chỉ một số ít nhà cung cấp VPN được cấp phép hoạt động. Tuy nhiên, hãng Fortinet của Mỹ được cấp phép và hợp tác với Alibaba.
Hội đồng các trường Đại học CNTT của Australia cho biết 30 trong số 47 trường đại học thành viên của mình sử dụng Alibaba Cloud. Ủy ban Hệ thống thông tin liên kết của Anh, nơi cung cấp dịch vụ mạng cho các trường đại học ở Anh, chia sẻ có 4 trường thử nghiệm dịch vụ này.
Video đang HOT
Alibaba Cloud đang cung cấp mạng kết nối giữa các trường và sinh viên Trung Quốc Đại lục trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo thống kê mới nhất, tổng số sinh viên Trung Quốc du học nước ngoài vào khoảng 662.100. Alibaba cung cấp dịch vụ mạng kết nối cho các trường nước ngoài dù hiện tại quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây đang căng thẳng.
“Trong khó khăn của đại dịch virus Corona, các công nghệ dựa trên điện toán đám mây đóng vai trò quan trọng để giúp mọi người quen với điều kiện bình thường mới. Điều này không nên bị lẫn lộn với bất kỳ vấn đề chính trị nào”, Alibaba Cloud khẳng định trong thông cáo của mình.
Các đối thủ khác trong thị trường công nghệ đám mây ở Trung Quốc, như Huawei và Tencent, chưa cung cấp dịch vụ tương đương cho các trường đại học nước ngoài.
Tạo 'Bản đồ corona', sinh viên Hàn Quốc giúp theo dõi tình trạng dịch bệnh Covid-19
Bên cạnh các website cập nhật thông tin về tình hình lây lan virus corona trên toàn thế giới theo thời gian thực.
Một số sinh viên người Hàn Quốc đã tạo ra một bản đồ thông minh để cung cấp thông tin cho người dân trước tình hình dịch bệnh đang lây lan một cách chóng mặt tại nước này.
Bản đồ mặc định sẽ cho biết thông số chung của tất cả các ca lây nhiễm ở Hàn Quốc
"Bản đồ Corona" - Corona Map cung cấp những thông tin của người bệnh ngay thời điểm đó cũng như hành trình của họ. Thông qua đó, người dân Hàn Quốc có thể tránh hoặc phòng ngừa dịch bệnh một cách tốt nhất.
Corona Map do một sinh viên Đại học KyungHee tên là Dong Hoon tạo nên, dựa trên những thông tin xác thực của những người bệnh do Trung tâm Kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh cung cấp.
Bản đồ sẽ cung cấp những con số lây nhiễm, nơi cách ly cũng như lộ trình di chuyển của những người bệnh. Ví dụ, nếu nhấn chọn khu vực gần công viên sông Hàn, nơi mà người lây nhiễm số 3 được xác nhận vào ngày 26/01, thì bản đồ sẽ hiện ra nội dung "người này đã đi dạo dọc sông Hàn vào ngày 23/01", "đã vào cửa hàng tiện lợi tại bờ sông Hàn vào ngày 23/01", và bản đồ cũng cho biết thông tin của những người đã tiếp xúc với bệnh nhân số 3.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan mạnh ở Hàn Quốc, các ứng dụng công nghệ giúp người dân cập nhật thông tin vô cùng có ý nghĩa.
Anh sinh viên Dong Hoon cho biết: "Trên thế giới trước đó cũng có một bản đồ Corona tương tự, nhưng tôi không thể nhìn thấy được tình hình của Hàn Quốc trên bản đồ đó". Bản đồ Corona được xây dựng dựa trên mã nguồn mở và có thể truy cập được từ điện thoại hoặc máy tính. Do tình hình cấp thiết của dịch bệnh nên chỉ 1 ngày sau khi giới thiệu, bản đồ này đã có số truy cập vượt quá 2,4 triệu lượt.
Nhưng vì có quá nhiều người truy cập nên máy chủ bị tắc nghẽn. Khi biết Dong Hoon phải bỏ tiền túi để nâng cấp máy chủ, một số cư dân mạng bày tỏ ý định giúp đỡ mặt tài chính để hỗ trợ anh.
Ngoài bản đồ Corona của Dong Hoon, 4 sinh viên Đại học Korea cũng đã nghĩ ra một website có tên là Corona Alimi. Ngoài thông tin về bệnh nhân và lộ trình của họ, website này cũng cung cấp thông tin cụ thể số điện thoại của những phòng khám, trung tâm quản lý dịch bệnh gần đó. Mục tiêu của nhóm sinh viên này rất đơn giản: chỉ là để mọi người cập nhật thông tin một cách thuận lợi hơn.
Giao diện Bản đồ Corona Alimi.
Ngoài ra, trước sự hoang mang của người dân Hàn Quốc về sự phân bố của giáo phái Sincheonji (tên tiếng Việt là Tân Thiên Địa) trên cả nước, vào ngày 21/2, cộng đồng trực tuyến đã đồng loạt giới thiệu về ứng dụng "Thông báo vị trí Sincheonji" nhằm giúp đỡ mọi người nắm được vị trí các nhà thờ thuộc giáo phái này ở xung quanh.
Một người dân Hàn Quốc cho biết: "Tôi hiểu vấn đề về tự do tôn giáo nhưng không thể không chỉ trích về vai trò của Sincheonji trong việc phát tán virus gây bệnh".
Theo Pháp Luật VN
Ngồi ké lớp học online trong dịch Covid-19: Giảng bài qua voice chat, gửi bài tập bằng phần mềm và lý do phương pháp này cần thời gian để áp dụng rộng rãi Học sinh, sinh viên cả nước vẫn đang đắm chìm trong kì nghỉ Tết tưởng chừng "vô tận", nhưng ở một ngôi trường tại Hà Nội thì lại hoàn toàn khác. Những ngày này, trong khi học sinh, sinh viên cả nước từng ngày chờ đợi thông báo đi học lại từ Bộ GD-ĐT thì tại trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành...