Alibaba giới thiệu vi xử lý tự thiết kế đầu tiên, tránh được các lệnh cấm từ Mỹ
Được thiết kế dựa trên kiến trúc tập lệnh mã nguồn mở, miễn phí RISC-V, bộ xử lý mới của Alibaba không gặp phải các giới hạn từ lệnh cấm xuất khẩu công nghệ của Mỹ.
Thứ Năm vừa qua, tập đoàn Alibaba Group Holding của Trung Quốc mới giới thiệu bộ vi xử lý tự thiết kế đầu tiên của mình, đặt một dấu ấn quan trọng cho nỗ lực của Trung Quốc để quảng bá cho khả năng tự chủ về chip giữa lúc xung đột với Mỹ về vấn đề công nghệ.
Theo tuyên bố của Alibaba, bộ xử lý mới này có thể được các nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc sử dụng để trang bị cho các loa thông minh, xe tự lái và các thiết bị kết nối internet cần thiết cho điện toán hiệu suất cao.
Trong khi Alibaba không có kế hoạch sử dụng bộ xử lý này cho bản thân mình, các nhà sản xuất chip Trung Quốc như SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corp) có thể sản xuất con chip này cho các thiết bị khác dưới giấy phép của công ty thương mại điện tử.
Bộ xử lý mới này của Alibaba có thể giúp công ty đi theo hướng đi của hãng ARM Holdings của Anh, khi thiết kế và cấp phép bản quyền chip. Hiện có đến 90% chip smartphone dựa trên các thiết kế chip của hãng ARM. Cũng giống như nhiều công ty Trung Quốc khác, Huawei cũng dựa trên các thiết kế của ARM để tạo nên con chip Kirin của hãng, nhưng lệnh cấm của chính phủ Mỹ áp đặt lên công ty cũng đặt ra dấu hỏi về khả năng hợp tác lâu dài với công ty của Anh này.
Video đang HOT
Với sự khuyến khích từ chính phủ Trung Quốc, hàng loạt công ty Trung Quốc đang tham gia vào lĩnh vực bán dẫn trong những năm gần đây. Một số cái tên điển hình trong số đó như hãng điện thoại Xiaomi, công ty mạng xã hội Tencent Holdings và nhà sản xuất đồ điện gia dụng Gree Electric Applicances. Thành công nhất cho đến nay là Huawei với con chip Kirin sử dụng trên các điện thoại của hãng.
Bộ xử lý mới của Alibaba có tên XuanTie 910 được phát triển trên kiến trúc tập lệnh mã nguồn mở, miễn phí RISC-V. Nhiều công ty khác của Trung Quốc cũng đang tìm cách tạo ra các thiết kế chip dựa trên RISC-V, vốn có một số ưu thế trên smartwatch và các thiết bị kết nối internet khác.
Một yếu tố quan trọng khác là kiến trúc này không nằm trong phạm vi lệnh cấm của chính phủ Mỹ.
Tổ chức RISC-V Foundation, vốn giám sát sự phát triển của kiến trúc này cũng có sự đóng góp với tư cách thành viên của các công ty như Huawei và Huami (công ty con của Xiaomi). Điều này cho thấy tham vọng của họ trong việc xây dựng các bộ xử lý như của Alibaba.
Theo GenK
Huawei yêu cầu nhân viên người Mỹ về nước
Ngoài ra, Huawei đang đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới về doanh số vào năm 2020...
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng về vấn đề thương mại và công nghệ, trong đó Huawei - nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ nhì thế giới - trở thành một mục tiêu lớn bị Washington nhắm vào.
Nhân viên làm việc trong nhà máy sản xuất smartphone của Huawei ở Đông Quản, Trung Quốc, tháng 3/2019
Financial Times dẫn lời ông Dang Wenshuan, phụ trách kiến trúc chiến lược của Huawei, nói rằng các nhân viên quốc tịch Mỹ làm việc trong mảng nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei đã được công ty yêu cầu về nước từ cách đây 2 tuần. Yêu cầu này được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa Huawei và 68 công ty con vào một bản danh sách các thực thể bị cấm mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
Financial Times cũng nói rằng một hội thảo dự kiến diễn ra tại Huawei vào thời điểm đó "đã bị hủy ngay lập tức, và các đại biểu Mỹ được yêu cầu đóng máy tính, dừng truy cập mạng, và rời khỏi trụ sở Huawei".
Ông Dang cũng nói Huawei đang hạn chế các tương tác giữa nhân viên của công ty với các công dân Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Huawei cho biết đang đánh giá lại mục tiêu trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới về doanh số vào năm 2020.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Zhao Ming, Giám đốc phụ trách Honor, một trong những thương hiệu smartphone Huawei, nói rằng công ty đang đánh giá tình hình sau khi Mỹ ban lệnh cấm Huawei mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
"Do tình hình mới, còn quá sớm để nói liệu chúng tôi có thể đạt mục tiêu đó hay không", ông Zhao nói.
Do lệnh cấm của Chính phủ Mỹ, loạt công ty lớn của nước này như Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom và Google đã ngừng cung cấp con chip và hệ điều hành cho các sản phẩm smartphone Huawei. Trong đó, việc Huawei không được tiếp tục cập nhật các tính năng của hệ điều hành Android dành cho smartphone được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh số của hãng tại các thị trường ngoài Trung Quốc đại lục.
Giới thạo tin nói rằng tập đoàn lắp ráp điện tử Đài Loan Foxconn đã dừng nhiều dây chuyền sản xuất điện thoai Huawei, sau khi Huawei giảm đơn hàng thời gian gần đây.
Trong quý 1 năm nay, thị phần của Huawei trên thị trường smartphone toàn cầu đạt 15,7%, so với mức 10,5% cùng kỳ năm ngoái - theo dữ liệu của công ty nghiên cứu Gartner.
Trong khi đó, thị phần của nhà sản xuất lớn smartphone lớn nhất và thứ ba là Samsung và Apple giảm tương ứng còn 19,2% và 11,9%.
Theo vneconomy
'Tử huyệt' trong công nghệ Trung Quốc là gì? Sau lệnh cấm giao dịch với tập đoàn Huawei, lần lượt những hãng công nghệ lớn của Mỹ, Nhật và châu Âu nói lời chia tay với doanh nghiệp mang danh 'khổng lồ công nghệ' Trung Quốc. Người ta mới giật mình khi nhận ra rằng những gì mang lại sự cường thịnh cho Huawei nói riêng và nền công nghệ Trung Quốc...