Algeria ngừng in tiền hỗ trợ kinh tế
Sau 1 năm rưỡi in tiền để cung cấp và hỗ trợ cho nền kinh tế, Algeria ngày 23/6 tuyên bố từ bỏ “ phương thức tài chính đặc biệt” này.
Một khu chợ bán thực phẩm ở Algiers, Algeria. Ảnh minh họa: AFP/TXVN
Theo phóng viên TTXVN thường trú tại Algiers, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và là người phát ngôn chính phủ Algeria, Hassane Rabhi tuyên bố “kỷ nguyên tài chính đặc biệt đã kết thúc”. Tuy nhiên, ông Rabhi không cho biết thêm chi tiết về cách thức điều hành hiện tại để đưa Algeria tránh được những hậu quả từ việc giảm mạnh dự trữ ngoại hối.
Ngân hàng trung ương Algeria cũng cho biết, trong số khoảng 55 tỷ USD được huy động cho phương thức tài chính phi truyền thống này, 20 tỷ USD đã được sử dụng để tài trợ cho thâm hụt tài chính trong năm 2017 và 2018 và một phần cho năm tài chính 2019.
Theo báo cáo được công bố hôm 3/6, Ngân hàng Trung ương Algeria cho biết rằng dự trữ ngoại hối của nước này ở mức 79,88 tỷ USD vào cuối năm 2018 so với 97,33 tỷ USD vào cuối năm 2017, giảm 17,45 tỷ USD trong một năm, do nhập khẩu vượt cao hơn so với xuất khẩu. Trước đó, dự trữ của Algeria từ 194 tỷ USD năm 2013 giảm xuống còn 178 tỷ USD vào năm 2014, và kết thúc năm 2017 chỉ còn 97,33 tỷ USD.
Hiện 97% nguồn thu ngoại hối của Algeria đến từ doanh thu từ dầu khí. Sự sụt giảm dự trữ ngoại hối có thể được giải thích là do giá dầu giảm từ 117 USD/thùng xuống chỉ còn 27 USD/thùng hồi tháng 2/2016, và hiện ở mức khoảng 64 USD/thùng.
Video đang HOT
Tấn Đạt
Theo baotintuc.vn
Báo Nga: Moscow tích thêm vàng, chuẩn bị ngày tận thế USD
Bị trừng phạt thiệt 50 tỷ USD nhưng Nga có tiền để liên tục làm đầy kho dự trữ vàng.
RT dẫn số liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) mới đây cho biết, cơ quan này đã nhập vào khoảng 6 tấn vàng trong tháng 5, tăng dự trữ vàng thỏi lên 2.190 tấn.
Nga tích 6 tấn vàng trong 1 tháng, báo thiệt hại 50 tỷ USD vì trừng phạt.
Moscow đã tích cực tăng cường dự trữ vàng thỏi để giảm sự phụ thuộc vào đồng dollar và đa dạng hóa dự trữ ngoại hối. Dự trữ quốc tế của Nga là các tài sản nước ngoài có tính thanh khoản cao bao gồm các cổ phiếu vàng, ngoại tệ và tài sản Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), thuộc quyền của Ngân hàng Trung ương Nga và chính phủ.Tính từ ngày 1/5 đến ngày 1/6, Nga đã tăng dự trữ vàng thêm 0,3% . Trước đó, vào cuối tháng 5, Vào tháng Năm, Ngân hàng Trung ương Nga đã nắm giữ khoảng 2.183 tấn kim loại quý.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Nga đã bổ sung 78 tấn vàng vào kho bạc của mình, tăng tỷ lệ kim loại quý trong dự trữ quốc tế lên 3,7%. Năm ngoái, CBR đã mua khoảng 274 tấn vàng.
Sự tích trữ vàng chưa có điểm dừng của Ngân hàng Trung ương Nga được cho là để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng đồng USD có thể xảy ra trong tương lai gần, theo tính toán của các nhà quan sát.
Đây cũng là một biện pháp thành công giúp Nga chống đỡ lại các lệnh trừng phạt của phương Tây. Trong cuộc trả lời trực tuyến những câu hỏi của người dân, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào nước Nga.
Theo lơi nha lanh đao Nga, cac biện pháp cấm vận của phương Tây đã làm nền kinh tế Nga thiệt hại 50 tỷ USD song lại khiến Liên minh châu Âu (EU) hứng chịu nặng hơn, thiệt hại đến 240 tỷ USD.
Không phải là nước có kim ngạch thương mại lớn với Nga nhưng Mỹ cũng mất 17 tỷ USD vì các lệnh trừng phạt kinh tế, trong khi Nhật Bản mất 27 tỷ USD.
Một người đặt câu hỏi cho Tổng thống: "Nhiều người cho rằng khó khăn kinh tế là do những biện pháp trừng phạt, cấm vận. Nhiều người kêu gọi nên hòa giải với người ta. Tổng thống có cho rằng, nếu nước Nga thực hiện tất cả mọi đòi hỏi thì sẽ có lợi hơn?"
Ông Putin đã trả lời mạch lạc về việc không thể chấp nhận nhún nhường các nước đã áp đặt trừng phạt vào Nga. Ông đồng thời cho rằng, lệnh trừng phạt đã giúp Nga phát triển nội lực.
""Hòa giải" nghĩa là gì? Chúng ta có tranh cãi với ai đâu. Những nước thực hiện cấm vận tự đánh mất thị trường nước ta. Đúng là chúng ta không thu được cho ngân sách những khoản tiền nhất định. Nhưng chúng ta cũng được hưởng lợi những gì đó. Chúng ta sản xuất thay thế nhập khẩu.
Chúng ta đã bắt đầu phát triển những lĩnh vực mà trước đây chúng ta không có. Chẳng hạn, chế tạo động cơ tàu biển. Chỉ trong mấy năm chúng ta đã tổ chức được hoạt động này.
Một số ngành khác cũng có bước phát triển. Chế tạo máy vận tải, máy năng lượng chẳng hạn. Đó là chưa kể đến nông nghiệp. Hoàn cảnh thực tế đã có tác dụng động viên, tập hợp chúng ta.
Nếu chúng ta hoàn toàn đầu hàng và chà đạp lợi ích quốc gia của mình thì cũng chẳng có thay đổi gì tốt lên hẳn. Người ta cáo buộc chúng ta xâm chiếm Donbass, nhưng đó là sự dối trá.
Còn cuộc tấn công vào tập đoàn Huawei thì có ý gì? Đó là nhằm kiềm chế Trung Quốc. Người ta cũng làm như thế với Nga. Chính chúng ta phải trở nên mạnh hơn" - Tổng thống Putin tuyên bố mạnh mẽ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã nói về vấn đề giảm dự trữ ngoại hối bằng đồng USD, thay vào đó là vàng và đồng NDT. Trong quý 1/2019, Nga là quốc gia mua nhiều vàng nhất thế giới. Lượng dự trữ vàng trên toàn cầu trong quý 1/2019 ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong gần 1 thập kỷ qua.
Huy Vũ
Theo baodatviet.vn
Thế giới muốn đa dạng hóa dự trữ, thời kỳ thống trị của đồng USD sắp kết thúc? Tỷ lệ dự trữ bằng USD trên thế giới đang giảm, trong khi đồng Euro và Nhân dân tệ của Trung Quốc đang trở nên phổ biến hơn. Ảnh: vietnamnet.vn Điều này đặt ra câu hỏi liệu có phải thời kỳ thống trị của đồng USD sắp kết thúc? Mặc dù các chính sách thương mại của Mỹ là một phần nguyên nhân...