Albania thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng
Albania đã nổi lên như một câu chuyện thành công ngoài mong đợi trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn châu Âu do cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra vào đầu năm 2022.
Albania trở thành một câu chuyện thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng. Ảnh: emerging-europe.com
Albania đang trở thành một câu chuyện thành công bất ngờ trong thời kỳ khủng hoảng. Các dự báo cho thấy Albania sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Âu mới nổi trong ba năm tới. Quốc gia này là một trong những nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất khu vực năm 2022 và đồng tiền lek của Albania đang ở mức giá cao kỷ lục so với đồng euro.
Không giống như phần còn lại của khu vực vốn có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy thoái vào năm 2023 do lạm phát, Albania lại được kỳ vọng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực Trung và Đông Nam Âu.
Điều này diễn ra sau năm 2022 tốt hơn dự kiến, khi Albania đạt mức tăng trưởng kinh tế 4,8%. Do đó, chính phủ nước này đã duy trì dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 2,6%.
Video đang HOT
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới ban đầu dự báo mức tăng trưởng của Albania là 2,8% vào năm 2023, nhưng sau đó tăng mức dự báo lên 3,3% trong năm 2023 và 2024.
Về phần mình, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo nền kinh tế Albania sẽ tăng trưởng 3,3% năm 2023, trong khi Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna (WIIW) xếp Albania là một trong ba quốc gia phát triển nhanh nhất trong số 23 quốc gia được đánh giá ở Trung, Đông Nam và Đông Âu và Trung Á.
Theo WIIW, tăng trưởng ở Albania, cùng với các nền kinh tế Đông Nam Âu khác là Kosovo và Romania, sẽ luôn vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình của khu vực rộng lớn hơn. WIIW dự báo mức tăng trưởng của Albania là 3,3% vào năm 2023, 3,8% vào năm 2024 và 4,0% vào năm 2025.
Richard Grieveson, Phó Giám đốc của WIIW, nhận xét trong một hội thảo trực tuyến: “Đây là một câu chuyện thực sự thành công về tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái này ở Đông Nam Âu”.
Lạm phát của Albania, mặc dù tăng cao trong nửa cuối năm 2021 và trong suốt năm 2022, nhưng không tăng nhanh như ở các quốc gia khác trong khu vực. Lạm phát đạt đỉnh 8,3% vào tháng 10 năm ngoái – thấp hơn nhiều so với mức hai con số được ghi nhận ở một số nước châu Âu và kể từ đó đã giảm sâu.
Dữ liệu mới nhất cho thấy lạm phát giảm xuống mức trung bình 6,5% trong quý đầu tiên của năm 2023, so với mức 7,9% của quý trước đó. Sự sụt giảm đặc biệt vào tháng 3 khi lạm phát hàng năm giảm xuống 5,3%.
Ivailo Izvorski, nhà kinh tế trưởng của khu vực châu Âu và Trung Á tại Ngân hàng Thế giới, cho rằng lạm phát tương đối thấp của Albania là nhờ mức trần giá do chính phủ đưa ra và thực tế là nước này sản xuất 100% điện năng từ thủy điện.
Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới cho biết, ngành thủy điện phát triển mạnh đã giúp Albania hạn chế được tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu.
Một yếu tố khác là tỷ giá hối đoái lek/euro cao cùng với hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phát triển với tốc độ ổn định. Đồng lek mạnh cũng đã giúp Albania giảm bớt gánh nặng nợ nần sau khi phải vay nợ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 để hỗ trợ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nợ công của Albania trong quý 1/2023 giảm xuống còn 63,27% GDP của nước này, so với mức 64,58% vào cuối năm 2022.
Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ: Ước tính thiệt hại 1% GDP
Trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây thiệt hại kinh tế tương đương 1% Tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 của nước này.
Đây là nhận định được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) đưa ra trong báo cáo công bố ngày 16/2.
Hatay hiện là một trong số tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất do thảm hoạ động đất vừa gây ra cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Văn Hiếu/TTXVN phát
Ngân hàng trên cho rằng con số này là mức ước tính hợp lý do các nỗ lực tái thiết sau thiên tai dự kiến được tăng cường vào cuối năm nay, bù đắp cho tác động xấu đến cơ sở hạ tầng và các chuỗi cung ứng. EBRD cho biết thêm nhu cầu huy động vốn từ bên ngoài gia tăng và kế hoạch tổng tuyển cử năm 2023 không được đảm bảo gây ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế. Chính quyền của Tổng thống Tayyip Erdogan và phe đối lập đang tranh luận về khả năng hoãn kế hoạch bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.
Nhà kinh tế trưởng EBRD Beata Javorcik cho biết trận động đất ảnh hưởng đến nhiều vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và những khu vực có ngành công nghiệp nhẹ, do đó có tác động hạn chế đến các lĩnh vực khác.
Ngày 6/2 vừa qua, động đất đã làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, khiến hơn 41.000 người thiệt mạng và hàng triệu người cần viện trợ nhân đạo. Nhiều người may mắn sống sót đang phải sống trong cảnh khó khăn với thời tiết mùa Đông lạnh giá.
Dự báo tăng trưởng GDP của Thổ Nhĩ Kỳ năm 2023 đã được điều chỉnh giảm từ 3,5% xuống 3%, mà chưa tính đến tác động của trận động đất.
Châu Âu vượt châu Á về nhập khẩu LNG của Nga giữa khủng hoảng năng lượng Tính đến tháng 11 năm nay, Nga đã tăng xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) nói chung thêm 9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 40 tỷ mét khối. Trong khi đó, các chuyến hàng giao đến châu Âu kể từ đầu năm đã vượt xa nguồn cung cấp cho châu Á. Van điều chỉnh trong hệ thống đường ống dẫn...