Albania đóng cửa hệ thống chính phủ điện tử sau cuộc tấn công mạng dữ dội
Các dịch vụ công của Albania mới chỉ được đưa lên mạng từ tháng 5 song đã sớm vấp phải thách thức lớn.
Theo thông báo từ Cơ quan Thông tin Xã hội quốc gia Albania (AKSHI), các trang web của Văn phòng Thủ tướng và Quốc hội cũng như cổng e-Albaniaa đều phải đóng cửa sau khi hứng chịu “cuộc tấn công mạng khổng lồ chưa từng có”. Công dân và người nước ngoài đang sống tại Albania sử dụng e-Albania để truy cập dịch vụ công trực tuyến. Chỉ có một số dịch vụ quan trọng như khai thuế còn hoạt động do chúng được cung cấp bằng máy chủ không phải mục tiêu tấn công.
Đây là một sự cố rất nghiêm trọng vì chính phủ Albania đã dừng nhiều dịch vụ đón tiếp công dân trực tiếp để ưu tiên cổng e-Albaniaa vào tháng 5/2022.
1.225 dịch vụ công tại Albaniaa chuyển sang hình thức trực tuyến từ 1/5. (Ảnh: Albaniaandailynews)
Truyền thông trong nước đưa tin vụ tấn công mạng bị phát hiện ngày 15/7, có một số điểm tương đồng với các vụ tấn công xảy ra tại Ukraine và Đức. AKSHI đang phối hợp với bộ phận phản ứng của Microsoft, tập đoàn Jones Group và các hãng công nghệ trong nước để xác định sự cố và sao lưu mọi thứ, khởi chạy sớm nhất có thể.
Video đang HOT
Tuyên bố từ Văn phòng Thủ tướng Albania trấn an công dân rằng dữ liệu của họ vẫn an toàn và đã được sao lưu. Các hệ thống sẽ được xác minh lần lượt trước khi trở lại trên mạng.
Hiện tại, những hệ thống này vẫn chưa hoạt động. Hai năm vừa qua, Albania cũng gặp phải một vài sự cố bảo mật lớn. Tháng 12/2021, Thủ tướng Edi Rama phải xin lỗi người dân vì vụ rò rỉ hồ sơ cá nhân từ một cơ sở dữ liệu quốc gia. Chúng bao gồm mã số căn cước công dân, thông tin việc làm và mức lương của khoảng 637.000 người. Tháng 4/2021, sự cố tương tự cũng xảy ra, làm lộ căn cước của người dân ngay trước khi bầu cử quốc hội.
Năm nay, ghi nhận mã độc gia tăng đột biến trên toàn cầu. Chẳng hạn, hàng trăm máy tính tại Ukraine bị nhiễm mã độc xóa dữ liệu vào đầu năm. Tháng 4, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo hạ tầng quan trọng nên sẵn sàng trước các cuộc tấn công mạng do các tổ chức tội phạm đang nhằm vào những mục tiêu nước ngoài.
Vụ tấn công Albania dường như khá giống với vụ tấn công đã hạ gục hệ thống công nghệ thông tin của Deuthsche Windtechnik tháng 4. Dù các turbine gió của công ty này không bị thiệt hại, phải mất vài ngày để hoạt động khôi phục bình thường.
Oliver Pinson-Roxburgh, CEO Defense.com, nhận xét, vụ tấn công mạng quy mô lớn làm tê liệt dịch vụ trực tuyến của chính phủ Albania cho thấy nguy cơ của thế giới kỹ thuật số và kết nối. Ông cho rằng mục tiêu của cuộc tấn công là làm gián đoạn hoạt động của đất nước hơn là động cơ tài chính. Các dịch vụ thiết yếu mà người dùng Albania đang sử dụng từ y tế đến thuế, đều bị ảnh hưởng và đặc biệt gây tổn thương cho nhóm người yếu thế.
Hạ tầng số của cả một quốc gia cũng có thể bị tấn công là lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp. Những cuộc tấn công như vậy sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, doanh nghiệp phải theo dõi bất kỳ thứ gì truy nhập hệ thống, áp dụng cách tiếp cận phòng thủ chuyên sâu, kết hợp giữa giám sát và đào tạo nhân viên.
EU làm trung gian giảm căng thẳng giữa Serbia và Kosovo
Các nhà lãnh đạo của Serbia và Kosovo sẽ gặp quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU tại Brussels vào cuối tháng này, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tìm cách xoa dịu căng thẳng đang gia tăng.
Căng thẳng đã tăng vọt vào tuần trước tại biên giới giữa Kosovo và Serbia khi Kosovo triển khai thêm cảnh sát để thực hiện quy tắc xóa biển số xe của Serbia đối với ô tô vào Kosovo, trong khi người Serbia phản đối động thái này. Ảnh: DW
Người phát ngôn EU Peter Stano cho biết Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti đã chấp nhận lời mời của Đại diện cấp cao EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Josep Borrell.
"Tôi có thể xác nhận rằng sau khi đại diện của EU Josep Borrell mời cả hai bên đến Brussels, ông Kurti và Tổng thống Vucic đã chấp nhận lời mời. Họ sẽ được ông Borrell và Đặc phái viên của EU tại Kosovo, Miroslav Lajcak tiếp đón ở Brussels vào ngày 18/8 tới để thảo luận về con đường tiến tới đối thoại", ông Stano nêu rõ.
Lời mời của EU được đưa ra sau khi căng thẳng gia tăng ở miền Bắc Kosovo giữa người dân tộc thiểu số Serbia và chính quyền Kosovo.
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những tuần gần đây, những người Serbia sống ở Kosovo đã phản ứng giận dữ trước kế hoạch của chính quyền Kosovo do người Albania lãnh đạo nhằm điều chỉnh các giấy tờ du lịch mới cho du khách có quốc tịch Serbia. Chính quyền Kosovo cũng muốn những người lái xe có biển số đăng ký được cấp ở Serbia chuyển sang biển số của Kosovo.
Cả hai biện pháp đều tương tự với những điều mà Serbia áp dụng cho công dân Kosovo, nhưng những người biểu tình đã chặn các con đường ở phía Bắc Kosovo.
Hiện vẫn còn khoảng 3.700 người thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo và họ cảnh báo sẽ can thiệp nếu trật tự bị phá vỡ, nhưng Đại sứ Mỹ đã thuyết phục Kosovo tạm dừng các biện pháp mới.
Trên danh nghĩa, Serbia là một ứng cử viên cho vị trí thành viên EU, nhưng 5 trong số 27 thành viên EU vẫn chưa công nhận Kosovo. 100 nước, gồm Mỹ, đã công nhận Kosovo, trong khi Serbia và các nước như Trung Quốc và Nga từ chối thừa nhận nền độc lập của Kosovo.
Người Serbia ở phía Bắc Kosovo từ lâu đã từ chối thừa nhận chính quyền của Kosovo và phần lớn vẫn trung thành với Chính phủ ở Belgrade, nơi cung cấp hỗ trợ tài chính cho cộng đồng của họ.
Các cuộc đàm phán do EU dẫn đầu giữa Kosovo và Serbia, được khởi động vào năm 2011 để bình thường hóa mối quan hệ giữa hai bên, cho đến nay đã không đạt được thỏa thuận.
EU khởi động đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia Ngày 19/7, Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Albania và Bắc Macedonia làm thành viên của khối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: THX/TTXVN Trong một phát biểu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hoan nghênh Thủ tướng Albania Edi Rama và Thủ...