Al-Qaeda bắt tay IS: Mối họa lớn với phương Tây
Cơ quan tình báo Mỹ đang giám sát chặt chẽ khả năng Al-Qaeda và tổ chức nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ gạt qua một bên những bất đồng để bắt tay nhau cùng chống lại phương Tây.
Chiến dịch không kích của liên quân đã khiến Al-Qaeda và IS hợp tác để tìm cách đối phó
Tổ chức khủng bố quốc tế Al-Qaeda đang đẩy mạnh nỗ lực hợp nhất 2 tổ chức cực đoan lớn nhất thế giới hiện nay lại, để cùng đối chọi lại chiến dịch truy quét khủng bố do Mỹ dẫn đầu. Cụ thể, hôm (17/10) vừa qua, tổ chức Al-Qaeda chi nhánh tại A rập đã gửi lời đề nghị hợp tác với chính những chiến binh cũ của mình tại Iraq và Syria, thay vì đấu đá nội bộ và tranh giành quyền ảnh hưởng.
Theo ông Tom Joscelyn, chuyên gia phân tích và theo dõi hoạt động khủng bố, lời hiệu triệu của Al-Qaeda chưa rõ hiệu quả tới đâu nhưng rõ ràng 2 nhóm đã giảm bớt các vụ đụng độ. “Nếu chú ý có thể nhận thấy tại một số khu vực trước đây từng xảy ra xung đột giữa Al-Qaeda và IS, thì nay không hề có bất cứ vụ đụng độ nào”.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh (SOHR) cũng đồng quan điểm này. SOHR với mạng lưới các nhà hoạt động rộng khắp tại Syria cho rằng, IS và mặt trận Al-Nursa một nhánh của Al-Qaeda tại Syria đã dừng mọi hoạt động chống phá và các cuộc xung đột kể từ khi liên quân do Mỹ cầm đầu tiến hành chiến dịch không kích tại quốc gia này.
Ông Rami Abdurrahman, giám đốc của SOHR còn cho biết, thậm chí tại khu vực Qalamoun, giáp biên với Li Băng, 2 nhóm khủng bố còn chính thức hợp tác trong một số hoạt động từ trước thời điểm phương Tây oanh tạc IS tại Syria.
Trong trường hợp IS và Al-Qaeda bắt tay nhau, đó sẽ là mối họa lớn với phương Tây. Một tổ chức khủng bố với mạng lưới rộng lớn, thủ đoạn tàn độc như Al-Qaeda sẽ được bổ sung một lượng lớn thành viên trẻ vốn xuất thân từ không ít các nước phương Tây.
IS vốn vẫn tấn công theo kiểu tự phát, không bài bản tại Syria cũng như Iraq nhưng một khi dưới sự điều hành của những kẻ thâm độc và từng trải như “trùm khủng bố” al-Zawahiri, khó có thể tưởng tượng được ra những việc chúng có thể gây ra cho nền hòa bình thế giới.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chẳng phải ai xa lạ với Al-Qaeda. Chúng từng đứng chung hàng ngũ dưới trướng của trùm khủng bố Ayman al-Zawahiri. Tuy nhiên, do bất tuân mệnh lệnh nên chúng đã bị đuổi khỏi nhóm Al-Qaeda hồi tháng 5.
Video đang HOT
Khi tách ra hoạt động độc lập, IS không những bị triệt tiêu mà còn lớn mạnh và trở thành mối đe dọa cực lớn với phương Tây và Chính phủ 2 nước Iraq, Syria. Thậm chí Mỹ còn đánh giá đối phó với IS thậm chí còn khó khăn hơn với Al-Qaeda. Do tổ chức này có nguồn tài chính dồi dào, vũ khí hiện đại và lực lượng đông đảo.
Đằng sau cái bắt tay của 2 nhóm khủng bố
Khi IS ngày càng lớn mạnh, chiếm giữ tới 1/3 lãnh thổ của Syria và Iraq đồng thời tạo được uy thế lớn nhờ áp đặt những đạo luật Hồi giáo cực đoan hà khắc, Al-Qaeda bắt đầu cảm thấy tầm ảnh hưởng của mình bị lấn lướt. Tổ chức này còn lo ngại khi làn sóng các tân binh đang lũ lượt đứng về phía IS thay vì Al-Qaeda như trước.
2 nhóm khủng bố đều được hưởng lợi từ việc hợp tác này?
Trong tình thế đó, Al-Qaeda buộc phải xuống nước đề nghị IS trở lại hợp tác với chúng. Không phải ngẫu nhiên Al-Qaeda với mạng lưới khủng bố gần như trải khắp các châu lục lại phải chấp nhận mời kẻ bất đồng chính kiến với mình ngồi vào bàn đàm phán. Tất cả bắt nguồn từ những lợi ích vô cùng lớn nếu 2 tổ chức khủng bố này hợp nhất.
Nếu thuyết phục được IS gia nhập, Al-Qaeda sẽ được thừa hưởng danh tiếng mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng gây dựng được trong thời gian qua. Chính nhờ “cái mác” tổ chức Nhà nước Hồi giáo, nhóm này đã tuyển mộ được một lực lượng tân binh vô cùng lớn lên tới cả chục nghìn người cùng nguồn tài chính lớn.
Bộ Tài chính Mỹ hồi tuần trước dự tính, nhóm IS thu lời khoảng 1 triệu USD/ngày từ hoạt động cung cấp dầu mỏ cho chợ đen.
Trong khi đó, nếu IS trở lại “ngôi nhà xưa”, nhóm này cũng được hưởng lợi từ mạng lưới khủng bố rộng lớn của Al-Qaeda, hạn chế được sự truy lùng gắt gao của liên quân. Tuy nhiên, một khi “đầu quân” cho Al-Qaeda, các thành viên của IS sẽ phải đi vào quy củ, phục tùng nhân vật số 1 al-Zawahiri và hạn chế việc tấn công tự phát như hiện nay.
Từng trong hàng ngũ của Al-Qaeda, IS thừa hiểu những gì được và mất khi đứng chung chiến tuyến với Al-Qaeda. Họ được tổ chức này bao bọc nhưng cũng đồng nghĩa với việc mất đi tiếng nói và quan trọng nhất là hình ảnh mà chúng nỗ lực gây dựng trong thời gian qua.
Các quan chức tình báo Mỹ cho biết, cho tới lúc này họ vẫn chưa nhận thấy bất cứ dấu hiệu gì cho thấy IS chấp thuận lời đề nghị của Al-Qaeda.
Theo_VnMedia
Làm sao ISIS có thể kiếm một triệu USD mỗi ngày?
ISIS có thể kiếm được hàng triệu USD mỗi tháng, thậm chí là 1 triệu USD mỗi ngày, đó là khẳng định của Bộ Tài chính Mỹ. Liệu ISIS có "đại gia" nào "chống lưng" hay không ?
Tiền thân của ISIS là ISI (Nhà nước Hồi giáo Iraq) ra đời năm 2001 để chống lại Chính phủ Iraq nghiêng về hệ phái Shia và thân Mỹ. Thoạt đầu, ISI chỉ là một nhóm Hồi giáo thánh chiến nhỏ, chẳng có mấy tiếng tăm. Khi nội chiến Syria nổ ra, ISI bắt đầu chuyển mình thành ISIS với khẩu hiệu "thống nhất Sunni khắp thế giới" và "chống lại chính quyền" Shia tại cả Syria lẫn Iraq.
Tổ chức này có tham vọng xây dựng một nhà nước Hồi giáo Sunni trên lãnh thổ Iraq, Syria, Lebanon, Israel, Palestine, Jordan, Cyprus và miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 29/6/2014 vừa qua, ISIS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo mới trên các vùng lãnh thổ chiếm được từ tỉnh Diyala của Iraq đến Aleppo của Syria. ISIS cũng đã bỏ tên gọi "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông" và tuyên bố từ giờ sẽ mang tên là "Nhà nước Hồi giáo" (IS), do Abu Bakr al-Baghdadi lãnh đạo, của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi.
Vậy do đâu mà từ một nhóm khủng bố nhỏ có thể trỗi dậy, "đổi đời" thành một Nhà nước Hồi giáo tự xưng với nguồn tài chính khiến cả thế giới phải kinh ngạc như bây giờ?
ISIS là tổ chức khủng bố có nguồn tài chính khủng nhất từ trước tới nay.
Khi ISIS mở rộng tầm kiểm soát của mình, thì tại khu vực biên giới, ở các ngôi làng như Besaslan (Thổ Nhĩ Kỳ), chính là nơi tổ chức khủng bố này có thể kiếm tiền để phục vụ các hoạt động của mình. Những vụ buôn lậu dầu khí với số lượng lên đến hàng triệu thùng mới được khai quật gần đây.
Lượng dầu được lấy từ các mỏ dầu mà ISIS đã đánh chiếm ở khu vực phía Bắc Iraq và Syria và gần đây việc buôn lậu dầu tại phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ trở nên dễ dàng hơn. Một lý do là giá thành rẻ, dầu nhập lậu là một món hời ở Thổ Nhĩ Kỳ, không quan trọng đó có phải do kẻ thù tuồn vào hay không, bởi giá dầu ở đây rất đắt. Ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, cách biên giới nửa giờ xe chạy, giá xăng dầu lên tới 7,5 USD một gallon.
Tuy nhiên, buôn lậu qua biên giới chỉ là một trong số nhiều cách mà ISIS kiếm tiền. Bộ Tài chính Mỹ thừa nhận dù không có số liệu chính xác về số tài sản của tổ chức Nhà nước Hồi giáo này nhưng có thể khẳng định IS thu về hàng triệu USD mỗi tháng.
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Chúng ta nên biết rằng số tiền ISIS bỏ ra cho các chi phí như tiền lương, vũ khí và mọi thứ khác cũng rất khủng. Nhưng không thể biết được con số chính xác, theo chúng tôi nghĩ thì IS có thể kiếm được tới 1 triệu USD mỗi ngày".
Matthew Levitt, giám đốc Chương trình về tình báo và chống khủng bố tại Viện Washington, đã gọi ISIS là "tổ chức khủng bố có lượng tài chính lớn nhất từ trước tới nay".
Là chuyên gia về khủng bố và tài chính, từng làm việc cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ và FBI, ông Levitt cho rằng, nguồn tài chính của ISIS được cung cấp không hề giống bất kỳ một tổ chức khủng bốn nào trước đây. Bên cạnh các khoản tiền từ buôn lậu dầu khí, tổ chức này còn nhận tiền tài trợ từ các nhà ủng hộ đến từ các quốc gia như Qatar hay Kuwait.
Thực chất ISIS là một tổ chức tội phạm lớn tại Iraq.
Tuy nhiên, IS cũng có một phương pháp của riêng mình: đó là thông qua các hoạt động tội phạm có tổ chức tại các khu vực mà tổ chức này hình thành và kiểm soát. Ông Levitt khẳng định, IS được sinh ra từ những kẻ lừa đảo và tội phạm ở Iraq và gốc rễ của nó chính là một tập đoàn tội phạm.
"Chúng ta không nên quá kinh ngạc. Nhà nước Hồi giáo vốn được gọi là Nhà nước Hồi giáo của Iraq hay al Qaeda ở Iraq, Hệ thống Tawhid, tất cả đều giống nhau.Và tất cả đều được cung cấp tài chính từ các hoạt động phạm tội trong vùng lãnh thổ Iraq", Levitt nói.
ISIS hoạt động như một nhóm tội phạm lớn có tổ chức và không có cơ quan luật pháp nào kiểm soát được. "Lịch sử" lâu dài của IS cho phép tổ chức này hình thành và phát triển các "chân rết" của mình qua nhiều năm. Điều này có nghĩa là ISIS có thể yêu cầu cung cấp tiền từ những cá nhân hay tổ chức mà chúng kiểm soát. Nếu muốn hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ mà ISIS đóng chiếm thì công ty đó phải trả tiền. Muốn đi qua đường cao tốc mà IS kiểm soát, lái xe cũng cần phải trả tiền. Những ngườ idân sống ở khu vực bị IS chiếm đóng cũng phải nộp thuế cho tất cả mọi thứ.
Ông Levitt cho biết thêm: "Có báo cáo cho rằng, những người dân ở Mosul, Iraq, muốn rút tiền khỏi tài khoản ngân hàng thì phải đóng một khoản "tự nguyện" cho ISIS. Vì vậy, việc kiểm soát lãnh thổ đã cho tổ chức này nhiều cơ hội kiếm tiền hơn các nhóm khủng bố khác".
Mouaz Moustafa, giám đốc điều hành lực lượng tác chiến khẩn cấp Syria tại Washington, phân tích: việc liên minh tấn công là không đủ để tiêu diệt một tổ chức có khả năng tài chính độc lập như ISIS. Thay vào đó, cần phải lấy lại lãnh thổ và tổ chức lại trật tự dân sự.
"ISIS đang sống bằng tiền thuế của người dân, đó là một nguồn ngân sách khổng lồ. Nhưng không chỉ có vậy, tổ chức này còn kiểm soát một phần "dạ dày" của Syria. ISIS có trong tay các nguyên vật liệu như cot-ton, lúa mỳ và nhiều thứ khác. Những thứ này chính là nguồn hỗ trợ tài chính dồi dào cho IS", ông Moustafa nói.
Liên quân Mỹ mới đây đã không kích vào các vị trí của ISIS, tấn công các cơ sở sản xuất dầu khí của tổ chức này. Tuy nhiên, cho đến khi ISIS còn kiểm soát bất kỳ vùng lãnh thổ nào có người dân sinh sống thì họ còn bị bóc lột, lợi dụng và tống tiền trắng trợn. Và như thế, ISIS vẫn còn duy trì được khả năng tài chính khủng của mình.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Mỹ trừng phạt nhiều thực thể vi phạm lệnh cấm vận kinh tế Ngày 9/7, Bộ Tài chính Mỹ đã liệt một công ty của Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) vào danh sách trừng phạt vì đã buôn bán với chính phủ Syria. Theo bộ trên, từ năm 2012, công ty Pangates có trụ sở tại sân bay quốc tế Sharjah của UAE đã phân phối nhiên liệu hàng không và nhiên liệu...