AirDrop bị giới hạn thời gian tại Trung Quốc
Một thay đổi không được báo trước đối với tính năng AirDrop cho người dùng ở Trung Quốc là giới hạn thời gian sử dụng chỉ còn 10 phút.
AirDrop bị giới hạn thời gian tại Trung Quốc
Trong bản cập nhật iOS 16.1.1 của Apple và cũng là bản beta dành cho nhà phát triển iOS 16.2 mới nhất, tính năng AirDrop có thêm một tùy chọn buộc giới hạn thời gian sử dụng đối với những người dùng tại Trung Quốc. Trong phần cài đặt chia sẻ AirDrop, mục “Chia sẻ cho mọi người” thay đổi thành “Chia sẻ với mọi người trong 10 phút”.
AirDrop bị giới hạn thời gian tại Trung Quốc
Sau mười phút trôi qua, tính năng chia sẻ thiết bị với thiết bị của AirDrop sẽ chuyển trở lại “Chỉ danh bạ”, khiến việc phân phối nội dung cho người lạ sẽ khó hơn. Apple đã không công bố sự thay đổi của tính năng này cũng như từ chối bình luận về nó. Tuy nhiên, như báo cáo của Bloomberg, sự thay đổi sẽ tác động đến những người biểu tình sử dụng để chia sẻ hình ảnh phản đối chính phủ.
Vì sao Apple có sự thay đổi này?
Video đang HOT
Để AirDrop ở chế độ “Chia sẻ cho mọi người” có nghĩa là bất kỳ ai đi qua đều có thể gửi tệp tin qua iPhone. Những người biểu tình đã sử dụng AirDrop trước đây để vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ. Bây giờ nó vẫn có thể được sử dụng, nhưng mọi người dùng sẽ phải tiếp tục bật lại AirDrop để nhận bất kỳ thứ gì.
Chính quyền Trung Quốc đang kiểm soát gắt gao biểu tình
Qua sự thay đổi này, có thể suy đoán rằng Apple đã bị chính quyền Trung Quốc yêu cầu bổ sung giới hạn hay Apple có một số lý do kỹ thuật khác để áp dụng giới hạn thời gian kết nối. Nhưng qua động thái này, có vẻ là Apple cũng phải nhượng bộ trước áp lực của chính quyền tại đất nước tỷ dân.
Vua bán hàng online Trung Quốc đã trở lại sau 3 tháng biến mất bí ẩn
Vua bán hàng phát trực tiếp của Trung Quốc Li Jiaqi đã trở lại màn ảnh sau thời gian dài vắng bóng.
Người có ảnh hưởng trong lĩnh vực bán hàng phát trực tiếp hàng đầu Trung Quốc Li Jiaqi đã xuất hiện trở lại trên màn ảnh vào hôm 20/9, chấm dứt sự vắng mặt hơn ba tháng bắt đầu sau khi anh bị cắt đột ngột giữa chương trình.
Còn được biết đến với tên tiếng Anh là Austin, Li được biết đến với kênh phát trực tiếp trên Taobao Marketplace của Tập đoàn Alibaba, nơi hầu như mỗi tối anh đều bán các sản phẩm từ mỹ phẩm đến thực phẩm cho các thương hiệu như L'Oreal.
Li là người có ảnh hưởng đến thương mại điện tử hàng đầu của Trung Quốc. Anh ấy có hơn 64 triệu người theo dõi và kiếm tiền từ việc bán các sản phẩm - chủ yếu là sản phẩm làm đẹp - trên Taobao Marketplace, một trang web mua sắm trực tuyến của Trung Quốc, và cũng là nền tảng được truy cập nhiều thứ tám trên thế giới.
Anh ấy đã tạo dựng tên tuổi của mình thông qua các buổi phát trực tuyến dài hơi của mình, nơi anh ấy sẽ thử vài trăm thỏi son trong vòng vài giờ, bán được hàng triệu đô la sản phẩm chỉ trong một lần ngồi. Vào năm 2021, buổi phát trực tiếp kéo dài 12 giờ của Li trên nền tảng này đã tạo ra doanh thu 1,7 tỷ đô la Mỹ - anh đã bán được 15.000 cây son môi chỉ trong vòng 5 phút, mang về cho mình biệt danh "Vua son môi" của Trung Quốc.
Nhưng anh ấy biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng vào ngày 3 tháng 6, khi chương trình của anh ấy đột ngột bị cắt, sau khi anh ấy quảng cáo một sản phẩm bánh kem ngọt được trang trí như một chiếc xe tăng.
Sau đó, Li Jiaqi cho biết trên tài khoản Weibo chính thức của mình rằng, việc kết thúc phiên bán đột ngột là do lỗi kỹ thuật. Nhưng nhiều người dùng trực tuyến suy đoán rằng có thể liên quan đến việc kiểm soát chặt chẽ các nội dung của Bắc Kinh, vì sau đó một ngày là lễ kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn.
Li trở lại với chương trình phát trực tiếp của mình trên Taobao Live, nền tảng phát trực tiếp của Alibaba. Ảnh: @AFP.
Sự xuất hiện trở lại của Li trên kênh phát trực tiếp của anh ấy vào tối hôm 20/9 trong khoảng hai giờ đồng hồ diễn ra mà không có thông báo trước, với tin tức chỉ được lan truyền bằng miệng. Trong một giờ đầu tiên, người dùng Taobao đã tạo nên gần 30 triệu lượt truy cập vào kênh bán hàng của anh ấy.
Trong số 26 sản phẩm mà Li Jiaqi tiếp thị có những sản phẩm có giá khiêm tốn như giá đỡ điện thoại di động và các cuộn túi rác, hầu hết đều nhanh chóng bán hết khi người xem tràn ngập màn hình với những bình luận chào đón anh ấy trở lại.
Li có biệt danh là "Vua son môi", được coi là người có ảnh hưởng lớn nhất còn "sống sót" trong lĩnh vực kinh doanh qua phát trực tiếp, sau khi đối thủ lớn nhất của anh là Viya bị phạt 1,34 tỷ nhân dân tệ và bị đóng cửa kênh vì trốn thuế vào tháng 12 năm ngoái. Người nổi tiếng Internet Viya, tên thật là Huang Wei, đã bị phạt vì che giấu thu nhập cá nhân và các tội danh khác vào năm 2019 và 2020, theo cục thuế ở Hàng Châu, một thành phố ở miền nam Trung Quốc. Cô ấy sau đó đã xin lỗi và chấp nhận hình phạt do cơ quan thuế đưa ra.
Viya, 36 tuổi, được biết đến với khả năng bán "bất cứ thứ gì" thông qua kênh phát trực tiếp trên nền tảng Taobao Live. Năm ngoái, cô đã bán một mô hình chiếc tên lửa với giá 40 triệu nhân dân tệ. Trong lễ hội mua sắm trực tuyến trước đó được gọi là Ngày độc thân, cô đã bán được tổng số sản phẩm trị giá 8,5 tỷ nhân dân tệ trong một buổi tối, theo báo cáo của các phương tiện truyền thông.
Có thể thấy, Viya đại diện cho một thế hệ người nổi tiếng mới, những người mà sự nổi tiếng của họ đã nổi lên như một cơn vũ bão, nhờ sự phát triển chóng mặt không kém của lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc, nhưng từ đó mà nhiều khía cạnh của lĩnh vực này đã được quản lý chặt chẽ.
Các nhà phân tích thị trường cho rằng, việc những nhân vật đình đám này biến mất khỏi màn hình đã làm ảnh hưởng nhất định đến doanh số bán hàng trực tuyến. Giờ đây, các thương gia và người bán hàng như Li trở lại để quảng cáo rầm rộ các sản phẩm với hy vọng thu hút người mua hàng trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại.
Jacob Cooke, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn thương mại điện tử WPIC Marketing Technologies, cho biết sự trở lại của Li rất thuận lợi cho lễ hội mua sắm lớn sắp tới như Ngày độc thân 11-11, lễ hội mua sắm trực tuyến lớn nhất thế giới. Ông nói: "Với sự nổi tiếng của Austin Li đối với người tiêu dùng, sự trở lại của anh ấy mang lại cho Alibaba một sự thúc đẩy rất lớn khi tiến tới ngày 11/11".
Thương mại điện tử Trung Quốc thấm đòn giảm tốc kinh tế 'Mặc dù đã có một số dấu hiệu hồi phục nhưng tôi nghĩ rằng sẽ cần thêm nhiều thời gian để mọi thứ trở lại như cũ cũng như niềm tin của người tiêu dùng quay lại', CEO Zhang của Alibaba ngán ngẩm. Theo tờ Wall Street Journal, người tiêu dùng Trung Quốc đang cắt giảm chi tiêu và ngày càng khắt khe...