Airbnb “phía trước có là bầu trời”?
Airbnb, nền tảng kết nối người cần thuê nhà với những chủ nhà trên khắp thế giới, đang tìm lại niềm vui khi mọi người rũ bỏ nỗi lo về đại dịch và tham gia vào một mùa du lịch sôi động.
Đã qua rồi ngày tháng khó khăn?
Airbnb được biết đến như là một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê trên khắp thế giới. Công ty được thành lập vào năm 2008 tại San Francisco, California bở ba nhà sáng lập trẻ tuổi, Joe Gebbia, Nathan Blecharczyk và Brian Chesky.
Nhưng, vào khoảng thời gian giữa năm 2020, khi mà đại dịch COVID-19 bùng nổ trên khắp thế giới, Airbnb đã bị rơi vào trạng thái “đóng băng” các hoạt động kinh doanh thường ngày. Và họ bắt buộc phải cắt giảm hệ thống nhân sự của mình để có thể tồn tại trong cơn khủng hoảng.
Trên thực tế, đã từng có những thời điểm, nền tảng này hứng chịu một khoản nợ lên tới 2 tỷ USD, đồng thời khó huy động vốn để duy trì hoạt động kinh doanh. Điều đó khiến họ phải sa thải gần 2.000 trong tổng số 7.500 nhân viên.
“Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, chúng tôi đã đưa ra nhiều lựa chọn khó khăn để giảm chi tiêu, biến chúng tôi thành một công ty gọn gàng hơn và tập trung hơn”, công ty cho biết trong một bức thư gửi các nhà đầu tư. Airbnb được định vị tốt cho bất cứ điều gì ở phía trước”.
Video đang HOT
Khi đó, đồng sáng lập và CEO của Airbnb, Brian Chesky đã từng viết một tâm thư gửi những nhân viên bị sa thải. Ông chia sẻ rằng, đó chính là thời điểm mà du lịch toàn cầu đi vào bế tắc. Các hoạt động kinh doanh của Airbnb đã bị ảnh hưởng nặng nề, với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng và Airbnb bắt buộc phải cắt giảm đến “tận xương”.
Nhưng, khi bước vào năm 2021, bằng những chiến lược hợp lý, Airbnb đã nhanh chóng xây dựng trải nghiệm mới cho khách hàng thời kỳ hậu Covid. Brian Chesky khi đó đã dự đoán về một cuộc cách mạng về du lịch sắp sửa nổ ra, ông cho rằng ngành công nghiệp này sẽ phục hồi trở lại lớn hơn bao giờ hết và sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của ngành du lịch thế giới.
Phía trước là bầu trời?
Mới đây, trong báo cáo gửi các nhà đầu tư, nền tảng cho thuê nhà đã ghi nhận thu nhập ròng 379 triệu USD trong quý thứ hai, quý có lợi nhuận cao nhất trong lịch sử.
Mới đây, Airbnb đã ghi nhận lợi nhuận ròng 379 triệu USD trong quý thứ hai, quý cao nhất trong lịch sử.
Và như một dấu hiệu của sự tự tin vào tương lai của mình, công ty có trụ sở tại San Francisco tuyên bố sẽ dành 2 tỷ USD để mua lại cổ phần.
Theo báo cáo của công ty, hơn 103 triệu đêm và “trải nghiệm” du lịch do Airbnb sắp xếp đã được đặt trong quý, thiết lập một mức cao kỷ lục mới, bất chấp lạm phát và những thảm họa kinh tế rộng lớn khác. Đồng thời, doanh thu 2,1 tỷ đô la Mỹ đạt được trong quý, cao hơn 58% so với cùng kỳ năm trước.
“Chúng tôi đang ở giữa mùa du lịch cao điểm nhất của mình. Vào ngày 4 tháng 7, chúng tôi đã ghi nhận doanh thu trong một ngày cao nhất từ trước đến nay, báo hiệu một mùa hè sôi động sắp tới”, Airbnb cho biết.
Airbnb dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mới trong quý hiện tại, mang về từ 2,78 tỷ đến 2,88 tỷ USD. “Chúng tôi có gần như mọi loại không gian ở hầu hết mọi địa điểm, vì vậy bất kể môi trường kinh tế như thế nào, hay là việc đi lại có thay đổi, chúng tôi vẫn có thể thích ứng”, Airbnb tự tin cho biết.
Sự lạc quan đến bất chấp việc Airbnb đã đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc vào đầu năm nay do các đợt đóng cửa đại dịch không có dấu hiệu kết thúc ở đó. Vào tháng 7 vừa qua, Airbnb đã ngừng đặt phòng lưu trú hoặc “trải nghiệm” của du khách ở Trung Quốc, mà thay vào đó tập trung vào việc giúp người dân có kế hoạch du lịch ra bên ngoài.
Riêng tại Việt Nam, Airbnb đã xuất hiện kể từ năm 2015 và liên tục phát triển mạnh kể từ đó. Trong hơn hai năm đại dịch vừa qua, nền tảng này đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng, đại dịch đã đi qua và với việc mở cửa lại du lịch của Việt Nam, Airbnb đang trở thành tâm điểm với một môi trường kinh doanh lý tưởng, dù cũng gặp phải những cạnh tranh đáng kể từ các nền tảng khác như Booking.com, Agoda hay là Luxstay…
Airbnb ngừng hoạt động tại Trung Quốc
Airbnb - nền tảng cộng đồng đặt và cho thuê phòng, căn hộ - sẽ ngừng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc vào cuối năm nay do chi phí tăng cao cũng như cạnh tranh trong nước.
Theo Engadget, Airbnb ra mắt hoạt động đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2016 sau khi chứng kiến sự tăng trưởng của người dân nước này khi sử dụng dịch vụ để đi du lịch nước ngoài. Mặc dù vậy, mảng Trung Quốc của Airbnb được cho là đang trở nên quá phức tạp và tốn kém để vận hành, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.
Airbnb phải rút lui khỏi thị trường Trung Quốc do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tương tự như những gì đã xảy ra với Uber ở Trung Quốc, hàng loạt đối thủ cạnh tranh địa phương khiến công ty Mỹ khó có được lợi thế, dẫn đến hoạt động lưu trú ở Trung Quốc chỉ chiếm 1% doanh thu của Airbnb trong vài năm qua.
Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt, các vấn đề pháp lý cũng là nguyên nhân của điều này. Airbnb Trung Quốc hoạt động khác với hoạt động của Airbnb ở các quốc gia khác do những ràng buộc của chính phủ Trung Quốc. Công ty buộc phải ký thỏa thuận với chính quyền địa phương và chấp nhận lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ của chính phủ Trung Quốc.
Một trở ngại khác gần đây đối với Airbnb là lưu lượng khách quốc tế và nội địa không nhất quán do đại dịch Covid-19 gây ra cũng như những hạn chế đáng kể của Trung Quốc đối với việc đi lại.
Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc, trong khi du lịch toàn cầu đang hồi phục, số lượng khách du lịch quốc tế vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Chính phủ Trung Quốc cũng đã hạn chế "việc đi lại không cần thiết" đối với người dân do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến trong thời gian gần đây, dẫn đến sự sụt giảm về số lượng người dùng tiềm năng của Airbnb tại nước này.
Một hãng công nghệ cho nhân viên làm việc từ xa vĩnh viễn Nền tảng lưu trú Airbnb không yêu cầu nhân viên đến văn phòng làm việc, trừ một số vị trí nhất định. CEO Airbnb Brian Chesky. Ngày 28/4, Airbnb thông báo cho nhân viên về việc họ được phép làm việc từ xa vĩnh viễn và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn. Việc này không ảnh hưởng gì đến...