Airbnb ngừng hoạt động tại Trung Quốc
Airbnb – nền tảng cộng đồng đặt và cho thuê phòng, căn hộ – sẽ ngừng hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc vào cuối năm nay do chi phí tăng cao cũng như cạnh tranh trong nước.
Theo Engadget, Airbnb ra mắt hoạt động đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2016 sau khi chứng kiến sự tăng trưởng của người dân nước này khi sử dụng dịch vụ để đi du lịch nước ngoài. Mặc dù vậy, mảng Trung Quốc của Airbnb được cho là đang trở nên quá phức tạp và tốn kém để vận hành, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch.
Airbnb phải rút lui khỏi thị trường Trung Quốc do nhiều nguyên nhân khác nhau
Tương tự như những gì đã xảy ra với Uber ở Trung Quốc, hàng loạt đối thủ cạnh tranh địa phương khiến công ty Mỹ khó có được lợi thế, dẫn đến hoạt động lưu trú ở Trung Quốc chỉ chiếm 1% doanh thu của Airbnb trong vài năm qua.
Video đang HOT
Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt, các vấn đề pháp lý cũng là nguyên nhân của điều này. Airbnb Trung Quốc hoạt động khác với hoạt động của Airbnb ở các quốc gia khác do những ràng buộc của chính phủ Trung Quốc. Công ty buộc phải ký thỏa thuận với chính quyền địa phương và chấp nhận lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ của chính phủ Trung Quốc.
Một trở ngại khác gần đây đối với Airbnb là lưu lượng khách quốc tế và nội địa không nhất quán do đại dịch Covid-19 gây ra cũng như những hạn chế đáng kể của Trung Quốc đối với việc đi lại.
Theo số liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc, trong khi du lịch toàn cầu đang hồi phục, số lượng khách du lịch quốc tế vẫn chưa trở lại mức trước đại dịch. Chính phủ Trung Quốc cũng đã hạn chế “việc đi lại không cần thiết” đối với người dân do số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến trong thời gian gần đây, dẫn đến sự sụt giảm về số lượng người dùng tiềm năng của Airbnb tại nước này.
Một hãng công nghệ cho nhân viên làm việc từ xa vĩnh viễn
Nền tảng lưu trú Airbnb không yêu cầu nhân viên đến văn phòng làm việc, trừ một số vị trí nhất định.
CEO Airbnb Brian Chesky.
Ngày 28/4, Airbnb thông báo cho nhân viên về việc họ được phép làm việc từ xa vĩnh viễn và có thể chuyển đến bất cứ nơi nào mình muốn. Việc này không ảnh hưởng gì đến lương thưởng của họ, đồng nghĩa Airbnb không giảm lương nếu nhân viên chuyển đến một thành phố có mức sống thấp hơn.
Trong email dài gửi đến nhân viên, nhà sáng lập kiêm CEO Airbnb Brian Chesky đưa ra chính sách mới cùng những kỳ vọng của công ty. Ông lưu ý khả năng làm việc linh hoạt mãi mãi sẽ giúp Airbnb "tuyển và giữ chân những người giỏi nhất thế giới", thay vì chỉ là những người trong cộng đồng lân cận văn phòng. Airbnb hiện có 6.000 nhân viên với hơn 3.000 người tại Mỹ.
Chesky khuyên nhân viên thảo luận với các giám đốc trước khi chuyển địa điểm và sẽ không hỗ trợ những người có ý định ra nước ngoài trong năm nay. Một số nhỏ được yêu cầu làm tại văn phòng hoặc địa điểm cụ thể để có thể hoàn thành công việc chính.
Chính sách mới của Airbnb không quá bất ngờ vì công ty đã quảng bá môi trường làm việc từ xa trong những tháng gần đây. Xu hướng này xuất phát từ thời kỳ đầu dịch. Tháng 12/2020, Airbnb phát hành cổ phiếu ra công chúng. Một năm sau, công ty cho biết doanh thu năm 2021 tăng 25% so với năm 2019.
Vào tháng 1, Chesky chia sẻ bản thân "sống trên Airbnb", ở tại các ngôi nhà được đăng trên nền tảng của mình để có thể chuyển từ thành phố này sang thành phố khác mỗi vài tuần. Ông cho rằng xu hướng dịch chuyển lớn nhất năm 2022 sẽ là mọi người tản ra hàng ngàn thị trấn, thành phố khác nhau, ở lại vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí một mùa.
"Sẽ có nhiều người sống ở nước ngoài hơn, số khách du lịch cả mùa hè, một số từ bỏ việc thuê nhà và trở thành dân du mục kỹ thuật số". Ông gọi đây là "lối sống phi tập trung".
Bây giờ, Chesky đã giải phóng nhân viên để họ làm điều đó. Ông khuyến khích mọi người những người muốn tận hưởng thời gian lưu trú lâu dài tại các nước khác làm như vậy.
"Kể từ tháng 9, các bạn có thể sống và làm việc tại hơn 170 quốc gia trong tối đa 90 ngày/năm tại mỗi địa điểm. Mọi người vẫn cần một địa chỉ cố định để nộp thuế và nhận lương, song chúng tôi rất phấn khích khi mang đến mức độ linh hoạt như thế này. Hầu hết các công ty sẽ không làm thế vì một núi phức tạp liên quan đến thuế, lương và múi giờ, song tôi hi vọng chúng ta có thể đưa ra giải pháp nguồn mở để các doanh nghiệp khác làm theo".
Nhân viên sẽ tự chịu trách nhiệm xin visa công việc. Họ cũng sẽ gặp mặt trực tiếp nhiều hơn vào năm tới, khoảng một tuần mỗi quý. Chesky khẳng định "sự linh hoạt chỉ có tác dụng khi bạn tin tưởng người trong nhóm. Các bạn đã cho thấy có thể hoàn thành bao nhiêu công việc khi làm từ xa. Trong 2 năm qua, chúng ta đã vượt qua đại dịch, xây dựng lại công ty từ số không, lên sàn chứng khoán, nâng cấp toàn bộ dịch vụ và ghi nhận doanh thu kỷ lúc, tất cả đều diễn ra khi làm việc từ xa".
Giới trẻ Trung Quốc hào hứng hẹn hò với người yêu ảo Hàng triệu người trẻ Trung Quốc đang tìm đến tình yêu ảo thông qua các chatbot AI (trí tuệ nhân tạo) để khỏa lấp nỗi cô đơn. Nhân viên của Xiaoice đang tạo ra dịch vụ chatbot AI Theo Washington Post , Jessie Chan, 28 tuổi, sau khi kết thúc mối tình sáu năm với bạn trai đã bắt đầu trò chuyện với...