AIDS từng bị gọi là ‘ung thư đồng tính nam’
Đầu thập niên 80, khi không đủ cơ sở khoa học, AIDS bị coi là bệnh “ ung thư đồng tính nam” bởi phần lớn ca mắc là nam giới đồng tính luyến ái.
“Căn bệnh đến hoàn toàn bất ngờ, ai nấy đều bối rối”, Guy Vandenberg, y tá chăm sóc bệnh nhân AIDS trong đại dịch AIDS những năm 1980, kể lại. “Ban đầu, hiểu biết về căn bệnh chết người này hoàn toàn là một bí ẩn. Khi bạn không hiểu biết về nó, căn bệnh lại càng đáng sợ”.
Năm 1981, những ca nhiễm AIDS đầu tiên được ghi nhận ở bờ Tây nước Mỹ. Sau bốn năm, con số ước tính ca nhiễm tại Mỹ lên tới 558.000.
Theo lời kể của Vandenberg, đầu thập niên 80, căn bệnh thế kỷ này chưa được gọi là AIDS, bởi y khoa chưa có kết luận chính xác về cách thức lây truyền, nguyên nhân gây bệnh. Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy nhất của hội chứng mới này là xuất hiện các khối u màu tím trên da.
Điều này gây một nỗi sợ hãi lớn trong cộng đồng. Một số lượng lớn nhân viên y tế từ chối chăm sóc bệnh nhân AIDS vì sợ phải tiếp xúc trực tiếp. Nhiều người nhất quyết mặc đồ bảo hộ (được gọi là đồ vũ trụ thời đó) để bảo vệ bản thân trước căn bệnh lạ.
Y tá Guy Vandenberg chăm sóc cho một bệnh nhân HIV năm 1988. Ảnh: Guy Vandenberg
“Đồ bảo hộ ban đầu được thiết kế phục vụ bệnh nhân thiếu sức đề kháng, Vandenberg giải thích. “Sau đó lại được dành cho các chuyên gia y tế bởi họ muốn bảo vệ bản thân trước tiên vì sợ nhiễm virus từ những bệnh nhân họ tiếp xúc”.
Phần lớn bệnh nhân AIDS khi đó là những người có quan hệ đồng tính nam. Năm 1982, tờ New York Times đăng một bài viết báo động về “một loại rối loạn hệ miễn dịch mới”, khiến 335 người mắc, 136 người tử vong.
Trường hợp đầu tiên được chẩn đoán hội chứng mới này là một người đàn ông đồng tính. Do đó, giới chức y tế thời đó gọi AIDS là bệnh “ung thư đồng tính nam”, hay chứng “suy giảm miễn dịch liên quan đến người đồng tính (GRID)”. Cái tên “bệnh dịch của người đồng tính nam” cũng được sử dụng trong một thời gian dài.
“Ngay từ đầu, đây không phải là một dịch bệnh của người đồng tính nam”, Vandenberg nói. “Tuy rất nhiều người đồng tính nam nhiễm bệnh, song loại virus này không hề phân biệt giới tính”.
Quan niệm sai lầm về AIDS khiến rất nhiều bệnh nhân đồng tính nam bị phân biệt đối xử trong môi trường bệnh viện. Họ ít được chăm sóc hơn các bệnh nhân khác dù có nhiễm AIDS hay không. Vandenberg, bản thân là một người đồng tính nam, đã trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt này khi ông nhập viện.
“Nhân viên y tế ném khay thức ăn vào phòng bệnh, mọi thứ đều được đựng trong hộp nhựa”, ông nhớ lại. “Mở hộp ra, đồ ăn được gói trong túi nhựa y tế. Mọi người đều mặc đồ kín từ đầu đến chân khi bước vào, dù chỉ để nói chuyện với tôi”.
Khi các bệnh viện ở khắp đất nước đều sợ hãi các bệnh nhân AIDS, Bệnh viện Đa khoa San Francisco (SFGH) quyết định thực hiện một hướng tiếp cận khác đối với việc chăm sóc bệnh nhân AIDS: đề cao sức mạnh của sự tiếp xúc giữa người với người.
Năm 1983, SFGH thành lập khoa bệnh dành riêng cho bệnh nhân nội trú HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới mang tên khoa 5B. Nhân viên y tế ở khoa đều là những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình nguyện tham gia.
5B nổi bật so với các bệnh viện khác thời bấy giờ, bởi nhân viên y tế đối xử với bệnh nhân HIV/ADIS tận tình, chu đáo, khác hẳn ở các cơ sở y tế khác. Họ cũng không ngại tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
“Chúng tôi đủ kiến thức để biết căn bệnh này không truyền nhiễm một cách thông thường”, Vandenberg nói. “Dù không đủ lý lẽ chắc chắn tuyệt đối để chứng minh, song nếu virus này lây qua không khí hoặc qua tiếp xúc thông thường thì một diễn biến rất khác đã xảy ra”.
Video đang HOT
Guy Vandenberg (trái) và chồng là Steve Williams năm 1995. Ảnh: Guy Vandenberg
Vandenberg bắt đầu công việc y tá, chăm sóc bệnh nhân AIDS cuối những năm 1980 tại các trại tế bần – nơi y tá được huấn luyện chăm sóc bệnh nhân bằng lòng trắc ẩn. Sau đó, anh chuyển công tác tới khoa 5B của SFGH đầu những năm 1990.
“Con người cần sự tiếp xúc giữa người với người. Nếu họ không được chấp nhận trong xã hội, nếu họ không được chấp nhận trong gia đình, thì còn có các y tá, tình nguyện viên”, ông nói.
Năm 1998, Vandenberg chứng kiến một bước ngoặt khi bạn đời anh, Steve Williams, bị bệnh nặng và phải nhập viện. Ban đầu, Williams được chẩn đoán ung thư, song sau được kết luận nhiễm HIV và chuyển đến SFGH. Anh may mắn được chữa khỏi bệnh. Hiện cặp đôi dành phần lớn thời gian đi du lịch, tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS và giúp đỡ các bệnh nhân.
Với những tiến bộ y tế gần đây, Vandenberg hy vọng rằng HIV sẽ sớm được loại bỏ, song ông nhận ra vẫn còn nhiều việc phải làm.
“Một mặt, tôi rất hy vọng bởi giờ có nhiều điều chúng ta có thể làm”, Vandenberg cho biết. “Các tiến bộ y học vô cùng quan trọng, và tôi rất mừng. Nhưng những tiến bộ y tế này cần đảm bảo chúng được thực hiện”.
Ngày nay, khoảng 1,1 triệu người Mỹ sống chung với HIV, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Cùng với sự phổ biến của các loại thuốc điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm (PrEP, PEP), số lượng ca nhiễm HIV có xu hướng giảm.
Theo số liệu từ WHO, tính đến hết năm 2018, thế giới ghi nhận hơn 75 triệu người nhiễm bệnh và 32 triệu người trong số đó tử vong.
Những 'đại kỵ' khi ăn mướp đắng không phải ai cũng biết
Mướp đắng (khổ qua) có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, Tuy nhiên không phải ai ăn mướp đắng cũng 'lành', thậm chí khi kết hợp mướp đắng với một số thực phẩm 'đại kỵ' còn có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y khổ qua có vị đắng, tính hàn; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có nhiều vitamin C với hàm lượng khoảng 120 mg, cao hơn nhiều so với dâu tây (80 mg) và chanh (90 mg).
Không kết hợp khổ qua với tôm
Khổ qua tốt cho sức khỏe cùng hàm lượng vitamin C cao, tuy nhiên khổ qua luôn có một vị đắng đặc trưng còn tôm thì lại mang vị ngọt thanh. Vậy liệu rằng vị đắng của khổ qua có thể bị giảm bớt khi nấu chung với tôm hay không?
Khổ qua chứa khá nhiều vitamin C nếu ăn cùng các loại thực phẩm có vỏ cứng như tôm, loại động vật có chứa nhiều hợp chất Asen hóa trị 5 thì Asen hóa trị 5 sẽ nhanh chóng biến thành Asen hóa trị 3 (thạch tín) khi gặp vitamin C. Thạch tín là 1 chất độc, cực nguy hiểm cho sức khỏe người dùng nếu tiêu thụ.
Ảnh minh họa: Internet
Không uống trà xanh sau khi ăn khổ qua
Ăn món có chứa khổ qua, bạn nên đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới uống nước trà, không nên uống nước trà xanh ngay sau khi ăn khổ qua, dạ dày của bạn sẽ bị tổn hại đấy.
Đừng nhầm lẫn với trà khổ qua nhé, vì trà khổ qua làm hoàn toàn từ khổ qua sấy khô chứ không phải từ lá trà xanh.
Không kết hợp khổ qua với măng cụt
Ăn 2 loại quả này cùng lúc sẽ làm cơ thể bạn khó chịu, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Vì thế, nên ăn 2 loại quả này cách thời gian tầm vài tiếng, để cơ thể tiêu hóa xong loại này thì ăn loại khác vào sẽ tốt cho bạn hơn.
Không ăn khổ qua với sườn heo chiên
Khổ qua và sườn heo chiên khi tiêu thụ vào cơ thể dễ tạo ra chất Canxi Oxalate, chất này ngăn cản sự hấp thu canxi của cơ thể bạn. Do đó, đừng ăn chung khổ qua với sườn heo chiên cùng lúc dù cho chúng được chế biến thành 2 món ăn riêng biệt hay nấu chung.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên ăn mướp đắng
Những người bị huyết áp thấp, hạ đường huyết
Khổ qua có thể giảm đường huyết, thanh nhiệt, thế nhưng lại không có lợi cho tim mạch, vì vậy những người bị hạ đường huyết, huyết áp thấp không nên ăn khổ qua, những người có huyết áp và đường huyết bình thường cũng không nên ăn quá nhiều.
Những người bị thiếu canxi
Axit oxalic trong khổ qua sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu canxi. Người bình thường trước khi ăn nên luộc khổ qua trước để loại bỏ phần nào vị đắng và axit oxalic, sẽ có lợi cho cơ thể hấp thu canxi trong thức ăn. Những người bị thiếu canxi thì nên tránh ăn hoặc hạn chế ăn khổ qua.
Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn mướp đắng
Mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra mướp đắng còn gây kích thích tử cung và có thể dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Độc tính ở người lớn thấp, nhưng có vấn đề với trẻ em.
Mặc dù chưa nghe quả mướp đắng nguy hiểm cho bào thai tại Việt Nam, nhưng những nghiên cứu trước đây đã cho thấy, hạt mướp đắng có thể làm hư thai và quả mướp đắng có khả năng gây đột biến gene.
Do đó không nên dùng mướp đắng cho phụ nữ có thai.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Việc ăn mướp đắng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy và các vấn đề dạ dày.
Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm. Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.
Người bị bệnh thiếu men (enzyme) G6PD
Đây là bệnh di truyền phổ biến do cơ thể không đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày, thậm chí bị hôn mê hơn sau khi ăn mướp đắng.
Ngoài ra, độc tố vicine trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gây ra triệu chứng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người vừa phẫu thuật
Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những cách ăn sáng 'giết' sức khỏe cực nhanh, hầu như người Việt nào cũng mắc phải Bữa sáng là một bữa ăn quan trọng trong ngày. Thế nhưng, nhiều người vẫn ăn sáng sai cách gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ăn sáng sai cách sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe - Ảnh: Minh họa - Ăn đồ thừa từ tối hôm trước Để tiết kiệm công sức và thời gian nhiều người thường chuẩn bị trước bữa...