Ai mà chịu nổi, thưa Bộ trưởng!
60-70 người một phòng. Cơ sở 200 nhưng phải chứa tới 600 người, gấp 300%. Ngay cả tắm thôi, cũng phải thay nhau tắm trong tới 4 tiếng đồng hồ. Đó là tình trạng của các trại cai nghiện.
Trưa 11.8, hơn 100 học viên cai nghiện đã trốn trại tại Trung tâm Cai nghiện ma túy bắt buộc (thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội) ở huyện Châu Thành, Tiền Giang. Ảnh: Người lao động.
Tiền Giang “vỡ trại”, Vĩnh Long “đục tường”, Tây Ninh bị “tấn công”. Và Đồng Nai thì đã quá nổi tiếng với liên tục các vụ trốn tại tập thể, diễu hành trên QL1A. Có năm, có trại “vỡ” đến 5 lần…
Câu hỏi vì sao đã được đặt ra và bàn đến rất nhiều. Rằng vì họ là đối tượng phức tạp ngoài xã hội, rằng tiền án tiền sự, rằng bệnh trọng HIV, lao, tâm thần… sinh ra “ngáo” và bất trị. Rằng vì vào trại theo diện bắt buộc nên rối loạn tâm thần, ngáo đá, lúc nào cũng nhăm nhăm bỏ trốn.
Và cả những câu chuyện được kể với thái độ thiếu thân thiện: “Không thể tưởng tượng hết các chiêu trò, mánh khóe trốn trại của người nghiện. Họ sẵn sàng nuốt dị vật, lấy vật sắc nhọn cứa cho cơ thể tóe máu. Đó là cơ hội để họ xuống phòng y tế và thoát ra ngoài”.
Nhưng thực ra, còn có một nguyên nhân khác: Cái trại cai nghiện ấy nó không giống một nơi chữa bệnh mà như một thứ “trại tị nạn” cho dù người nghiện vẫn được coi là một nạn nhân, dù của chính họ.
Còn có nguyên nhân khác là sự thiếu vắng những thông cảm, nhân ái từ những người có trách nhiệm.
Hai năm trước, khi tới thăm một cơ sở cai nghiện ở Xuân Lộc, Đồng Nai, nơi vừa bị đập phá, chính Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phải thốt lên: “ Quá tải như vậy ai mà chịu nổi”. Khi ấy, cơ sở Xuân Lộc đang phải “đón nhận” 1.500 học viên, trong khi sức chứa tối đa của nó chỉ là 800.
Video đang HOT
Hai năm sau, hôm 12.9, trong chuyến thị sát một cơ sở cai nghiện mang tính “mẫu” ở Hà Nội, chính Bộ trưởng cũng thẳng thắn về thực tế “vỡ công suất” với những cơ sở 200 nhưng thực tế phải chứa tới 600 học viên, “vượt” 300%. Với những phòng 60-70 người mà chỉ riêng việc đi tắm, một trong những nhu cầu thiết yếu- cũng phải lần lượt, thay nhau kéo dài trong 4 giờ đồng hồ.
Quá tải, và xuống cấp, và thiếu thốn, và bị đối xử “chưa được tốt”. Trong khi đó, “chính quyền địa phương chưa coi trọng đầu tư cho công tác cai nghiện, chưa nâng cấp phòng ở, phòng học… Thậm chí, có địa phương muốn “làm trong sạch địa bàn” nên đưa hết người nghiện vào các cơ sở tập trung, gây quá tải” – lời Bộ trưởng Dung.
Đang có trong thực tế cái nhìn với những người nghiện như một thứ tệ nạn của xã hội từ cả phía chính quyền lẫn những người thừa hành. Cái nhìn ấy chi phối tới cách đối xử với những người cai nghiện không thân thiện nếu không muốn nói là ghẻ lạnh.
Giải quyết bài toán quá tải, vì thế, rõ ràng là điều cần làm, làm ngay, nhưng điều đó chưa đủ, thưa Bộ trưởng!
ANH ĐÀO
Theo LĐO
Chăm sóc đặc biệt cầu Long Biên 120 tuổi
Trải qua 120 năm với nhiều thăng trầm, Long Biên vẫn là cây cầu huyết mạch kết nối giao thông của Thủ đô.
Cầu Long Biên tuổi thọ 120 năm, hằn dấu những những vết tích thời gian, dấu tích lịch sử, sừng sững giữa lòng Hà Nội
Trải qua 120 năm với nhiều thăng trầm, Long Biên vẫn là cây cầu huyết mạch kết nối giao thông của Thủ đô. Hàng ngày, 60 công nhân vẫn thay nhau tuần gác nhằm phát hiện các hư hỏng, sự cố để khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn cho cây cầu.
Nhộn nhịp trong ngày "sinh nhật" 120 tuổi
Sáng 12/9, có mặt tại cầu Long Biên đúng dịp cây cầu này bước sang tuổi thứ 120 (1898 - 2018), PV chứng kiến quang cảnh tại đây nhộn nhịp hơn hẳn ngày thường. Khác với mọi khi chỉ có xe qua lại hai làn đường bộ và đoàn tàu hỏa băng băng trên đường ray vượt sông, dưới những vòm sắt cổ kính còn sót lại trong ngày cây cầu tròn 120 năm tuổi còn thu hút nhiều bạn trẻ trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng và chụp hình kỷ niệm.
Đứng tại góc cầu (bên bờ Hoàn Kiếm) nhìn về phía đường ray xe lửa, ông Hòa, người dân sống tại TP Hồ Chí Minh ra thăm Hà Nội xúc động nói "Đây là lần đầu tiên tôi ra Hà Nội và rất muốn mục sở thị "tháp Eiffel nằm ngang" - cây cầu thép từng giữ ở vị trí dài thứ 2 thế giới, cũng là cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng đúng dịp nó tròn 120 tuổi".
Cũng theo ông Hòa, trải qua thời gian, cầu Long Biên rất cần giữ gìn, tôn tạo lại, song cần giữ nguyên hiện trạng kiến trúc công trình để không chỉ là hành lang đi lại, mà còn là địa điểm du lịch tinh thần, là "kho tàng sống" tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Theo thiết kế ban đầu, cầu Long Biên dài 2.290m qua sông, 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đặc biệt, luồng giao thông trên cầu thay vì theo hướng đi xuôi bên phải thì tại đây, hướng đi xuôi lại ở phía trái cầu. Đó là một trong những nét độc đáo, tạo nên "thương hiệu" của cầu Long Biên.
Ghi nhận của PV, cầu hiện vẫn trong tình trạng xuống cấp. 9 khung thép khổng lồ nay đã mất đi quá nửa, những hàng lan can cũng xô lệch, hoen gỉ đáng kể. Thế nhưng, qua nhiều lần tu sửa, hiện, cây cầu vẫn là trục kết nối huyết mạch, thuận tiện cho phục vụ cuộc sống mưu sinh của người dân hai bờ thành phố và đảm bảo cho hàng chục chuyến tàu Bắc - Nam qua lại mỗi ngày.
Theo đơn vị quản lý cầu Long Biên, để giữ được dáng vẻ hiện nay, cầu Long Biên đã trải qua nhiều lần sửa chữa lớn. Sau các lần ném bom phá hoại của Mỹ cầu bị mất một số dầm nổi. Năm 1973 đã tiến hành sửa chữa với việc thay dầm tạm: dầm T66 cho chạy tàu và dầm YUKM cho đường bộ hành. Đến năm 1995, lại tiến hành dự án sửa chữa, nâng cấp cầu để sử dụng, đảm bảo an toàn đến năm 2010, chờ phương án tiếp theo. Sau năm 2010, mặc dù hàng năm ngành Đường sắt vẫn duy tu thường xuyên nhưng không lại được với tốc độ tàn phá của thời gian với cây cầu hơn trăm năm tuổi, lại chịu nhiều "thương tích" trong chiến tranh. Nhiều trụ tạm bị han gỉ và xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp bị võng, xệ; nhiều vị trí bị thủy mọt... uy hiếp an toàn công trình, an toàn GTVT đường sắt, đường bộ.
60 công nhân "chăm sóc" cầu Long Biên mỗi ngày
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ năm 2012, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã đề xuất dự án sửa chữa, khôi phục cầu Long Biên để kịp thời ngăn chặn tình trạng hư hỏng xuống cấp ngày càng nghiêm trọng của cầu, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu.
Khôi phục vẫn nên giữ nguyên trạng dáng dấp cầu
Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho biết, trải qua 120 năm đến nay cầu Long Biên vẫn có dáng dấp hiện đại, móng của cầu vẫn tốt. Tuy nhiên, một số nhịp cầu bị đánh sập trong thời kỳ kháng chiến, các nhịp cầu bị hoen gỉ cần được sửa chữa thường xuyên.
TS. Thủy cũng đề xuất, cầu Long Biên tàu hàng nghìn tấn đi qua được nhưng Hà Nội lại không cho ô tô qua chỉ cho xe thô sơ qua gây lãng phí. "Trong nhiều lần tôi trao đổi với các chuyên gia đầu ngành về GTVT họ đều cho rằng, Hà Nội cần phải cho khôi phục lại cầu Long Biên nhưng dáng dấp đúng như cây cầu của Pháp và hai cánh mở rộng thêm, gia cường lên cho phép ô tô đi qua tránh lãng phí...
Theo ông Hoạch, để đảm bảo ATGT, Bộ GTVT cũng báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép và giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý và thực hiện dự án khôi phục cầu Long Biên - giai đoạn 1 để đảm bảo an toàn chạy tàu đường sắt đến năm 2020 theo lệnh khẩn cấp. Tuy nhiên, do chưa bố trí được vốn nên phải đến năm 2014, dự án "Khôi phục cầu Long Biên - Giai đoạn 1: Gia cố đảm bảo an toàn cầu Long Biên phục vụ vận tải đường sắt đến năm 2020" mới được phê duyệt đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến là 298 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm các hạng mục: Kết cấu phần trên, kết cấu phần dưới, kiến trúc tầng trên và mặt đường bộ.
"Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng công ty Đường sắt VN đã tiến hành nghiên cứu điều chỉnh dự án; trong đó thêm, bớt một số hạng mục để đảm bảo ATGT đến năm 2025", ông Hoạch cho biết thêm.
Ông Trần Quốc Vượng, Giám đốc Công ty CP Đường sắt Hà Hải (Đơn vị quản lý cầu Long Biên) cho biết, sau 3 năm tiến hành thi công bắt đầu từ năm 2015, dự án đã hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao cho công ty quản lý. Hiện, công ty đang duy trì Đội Quản lý cầu Long Biên gồm 60 lao động với nhiệm vụ hàng ngày tuần gác nhằm phát hiện các hư hỏng, sự cố để khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn. Đồng thời, tiến hành duy tu, bảo trì để duy trì trạng thái ổn định, an toàn của cầu. Về hướng tiếp theo, theo ông Vượng, phải chờ qua quá trình khai thác sau đợt "đại tu" lớn này vì cây cầu đã trên 100 năm, khó lường trước được những vấn đề nảy sinh.
Về công tác đảm bảo ATGT khu vực cầu Long Biên, Trung tá Phạm Hồng Sơn, Đội trưởng Đội CSGT-TT-CĐ, Công an quận Long Biên cho biết, trước đây nhiều hộ dân lấn chiếm cầu Long Biên buôn bán hàng rong, để lập lại trật tự, đảm bảo ATGT cho cầu Long Biên thời gian qua ban ngành đoàn thể của 3 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên cùng phối hợp kiên quyết xử lý. Đến nay, cây cầu này trở nên phong quang, sạch đẹp. Nhiều hành vi vi phạm trật tự an toàn hành lang đường sắt đã được xử lý.
Nhóm P.V
Theo baogiaothong
Hàng loạt hồ thủy lợi Tây Nguyên xuống cấp: Dân phập phồng sống cạnh "bom nước" Tuy chưa phải cao điểm mùa mưa lũ của năm, song khắp các vùng miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra lũ lụt, sạt lở, gây hậu quả nghiêm trọng. Nhiều công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: P.V Riêng Tây Nguyên, dù chưa là "điểm nóng" thiệt hại thiên...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Phát hiện nhiều bộ xương nghi của người trong hang đá ở Nghệ An

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Có một Việt Nam "được lòng thế giới" đến vậy: Hội An, Côn Đảo lên bảng vàng hiếu khách 2025
Du lịch
10:21:28 24/04/2025
Cặp đôi trong mơ của làng thể thao đối mặt với khủng hoảng hôn nhân: Chồng đi suốt ngày, để vợ ở nhà chăm con
Sao thể thao
10:19:33 24/04/2025
Ứng viên nặng ký bất ngờ gia nhập đường đua ở Liên hoan phim Cannes 2025
Hậu trường phim
10:12:13 24/04/2025
Ben Affleck được khuyến khích quên vợ cũ, hẹn hò người mới
Sao âu mỹ
10:09:31 24/04/2025
Cách chọn cây cảnh để chân cầu thang trong nhà hút vượng khí, tài lộc
Sáng tạo
10:08:06 24/04/2025
Diện áo dài cách tân đi chơi lễ tháng 4
Thời trang
10:07:38 24/04/2025
Cát Phượng tiết lộ cuộc sống ở tuổi 55
Sao việt
10:06:46 24/04/2025
Hình ảnh cá voi sát thủ trắng ở biển Nhật Bản gây nhiều tranh cãi
Lạ vui
10:02:38 24/04/2025
Suzuki XL7 Hybrid mới, giá chưa tới 600 triệu đồng
Ôtô
10:01:29 24/04/2025
Toàn cảnh vụ sữa giả: Lợi dụng kẽ hở, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ
Pháp luật
09:58:14 24/04/2025