Ai là nhân vật số 2 sau lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un?
Người em rể của cố Chủ tịch Kim Jong-il đã nổi lên là một thế lực mạnh đằng sau tân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, báo chí Hàn Quốc đưa tin.
Ông Jang Song-taek (ngoài cùng, bên trái).
Trang tin Chosun.com của Hàn Quốc cho hay ông Jang Song-taek đã củng cố vị thế và loại bỏ một cách có hệ thống cấu trúc quyền lực mà Chủ tịch Kim Jong-il đã thiết lập trước khi ông qua đời vào cuối năm 2011.
Ông Jang kết hôn với em gái của cố lãnh đạo Triều Tiên.
Trang web của tờ Chosun Ilbo, một tờ báo lớn tại Hàn Quốc, trích dẫn một nguồn thạo tin cho biết chính ông Jang đã thanh lọc U Dong-chuk, phó chủ tịch thứ nhất của Bộ an ninh quốc gia, cùng Tổng tham mưu trưởng Ri Yong-ho. Cả hai đều được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Kim Jong-il vào tháng 1/2009, khi ông lựa chọn người con trai thứ 3 và cũng là con trai út Kim Jong-un làm người kế nhiệm.
Cũng có nguồn tin nói rằng Ri Je-gang, một thời từng là phó giám đốc Bộ chỉ đạo và tổ chức, một cơ quan quyền lực của đảng Lao động cầm quyền, và cũng là đối thủ lớn nhất của ông Rang, đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi bí ẩn vào tháng 5/2010, chỉ vài ngày trước khi ông Jang được thăng chức.
Giám đốc tình báo Ryu Kyong cũng bị buộc tội phản quốc vào đầu năm 2011 sau một chuyến thăm tới Seoul và đã bị khai trừ, theo Chosun.com.
Ông Jang dường như đã có ý định loại bỏ các đối thủ từ năm 2010, trang tin cho biết. “Không có lý do gì để ông Kim Jong-un, chỉ 7 tháng kể từ khi lên nắm quyền, tự huỷ bỏ cơ cấu hỗ trợ mà người cha đã xây dựng cho ông”, Baek Seung-joo, từ Viện phân tích quốc phòng Hàn Quốc nói.
“Cái bóng của ông Jang Song-taek đối với nhà lãnh đạo trẻ là rất lớn”, ông Baek nói thêm.
Nhưng một số nhà phân tích lại cho rằng có những giới hạn nhất định đối với quyền lực của ông Jang.
“Tại Triều Tiên, chỉ gia đình ông Kim mới được lãnh đạo. Quyền lực của ông Jang chỉ kéo dài cho tới khi nào vợ ông còn sống”, một nguồn tin tình báo nói.
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Quân đội Malaysia: Thế lực đáng nể trên Biển Đông
Quân đội Malaysia có nguồn gốc từ việc hình thành các lực lượng quân sự địa phương trong nửa đầu thế kỷ XX, dưới thời Anh thống trị vùng đất Malaysia và Singapore trước khi Malaysia giành độc lập hồi năm 1957. Vai trò của quân đội là bảo vệ các lợi ích chủ quyền, lợi ích chiến lược của Malaysia trước mọi mối đe dọa trong quá khứ, hiện nay cũng như tương lai.
Quả đấm thép lục quân
Quân đội Malaysia được biết với tên chính thức là Angkatan Tentera Malaysia (lực lượng Vũ trang Malaysia), gồm 3 nhánh: lục quân, hải quân và không quân Hoàng gia.
Lục quân được xem là lực lượng có bề dày lịch sử lớn nhất trong quân đội Malaysia. Những đơn vị lục quân đầu tiên của Malaysia đã thành lập kể từ khi lực lượng bộ binh súng trường tình nguyện bang Malay ra đời, vốn tồn tại kể từ năm 1915-1936. Tuy nhiên, lục quân Malaysia chỉ thực sự xuất hiện khi Hội đồng Liên bang của Nhà nước Liên bang Malay thông qua Dự luật trung đoàn Malay vào ngày 23/1/1933. Luật cho phép tuyển mộ 25 nam giới vào Đại đội thử nghiệm số 1 Malay vào ngày 1/3/1933. Thiếu tá G. McI. S. Bruce của Trung đoàn Lincolnshire là sĩ quan chỉ huy đầu tiên.
Những điểm sáng trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Malaysia
Tới tháng 1/1935, Đại đội thử nghiệm trở thành Trung đoàn Malay, với số lượng 150 thành viên. Một tiểu đoàn, dựa vào đó, đã được thành lập vào tháng 1/1938 và tiếp tục là tiểu đoàn thứ 2 ra đời vào tháng 12/1941. Trung đoàn 1 của Tiểu đoàn Malay 1 đã trở nên nổi tiếng vào ngày 14/2/1942, khi 42 người lính của họ bảo vệ thành công Đồi thuốc phiện ở Singapore, chống lại cuộc tấn công của phát xít Nhật.
Kể từ đó tới nay, lục quân Malay đã phát triển không ngừng và hiện chia làm 4 sư đoàn, đặt dưới một Bộ Tư lệnh chiến trường. 3 trong số đó (các sư đoàn số 2, số 3 và số 4) đóng ở bán đảo Malaysia còn sư đoàn thứ 4 (sư đoàn 1) đóng tại Đông Malaysia. Lực lượng đặc nhiệm Grup Gerak Khas, lữ đoàn lính dù số 10 và đơn vị thư tín lục quân tồn tại độc lập, nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Lục quân.
Tổng lực lượng quân chính quy lục quân Malaysia rơi vào khoảng 110.000 người, bên cạnh lực lượng dự bị gồm 41.600 người và lực lượng bán quân sự gồm 18.000 người. Malaysia có lực lượng tình nguyện khá đông đảo, lên tới hơn 500.000 người. Có thể nói binh lính Malaysia là những người sử dụng vũ khí đa dạng nhất trong quân đội các nước nằm quanh Biển Đông. Họ sử dụng vũ khí tới nhiều nước khác nhau. Súng ngắn tiêu chuẩn cấp phát cho các quân nhân gồm loại Beretta 92 (Italia), súng Browning High-Power (Bỉ), Colt M1911.45 ACP (Mỹ), Heckler & Koch P9S (Đức), Sig Sauer P226 (Thụy Sĩ) và Vektor SP1 (Nam Phi). Họ cũng dùng súng bắn đạn ghém Remington 870 hay SPAS-12 cho một số đơn vị riêng biệt. Riêng cảnh sát quân sự và lính đặc nhiệm được sử dụng các loại tiểu nhiên bắn nhanh, kích cỡ nhỏ gọn Heckler & Koch MP5.
Malaysia hiện đã có giấy phép sản xuất súng trường tấn công Colt M4A1 Carbine từ Mỹ và sử dụng nó làm vũ khí tiêu chuẩn. Nhưng trước đó, các đơn vị của Malaysia dùng nhiều loại súng trường của các nước khác nhau sản xuất như FN FNC (Bỉ), SIG SG 553 SOW và SIG SG 553 Commnado (Thụy Sĩ). Có tin nói Malaysia đã mua được giấy phép sản xuất loại súng trường Steyr AUG1 (Australia) và trang bị nó cho quân dự bị. Ngoài ra, các mẫu súng trường cổ lỗ hơn như Colt M16A1, Colt M16A1 Model 653 đã được chuyển cho quân dự bị sử dụng.
Giống súng ngắn và súng trường, quân đội Malaysia cũng sử dụng các loại súng máy hết sức đa dạng. Chúng gồm loại Heckler & Koch MSG 90 (Đức), M60 (Mỹ), FN MAG (Bỉ), Heckler & Koch HK11 (Đức), FN Minimi LMG (Bỉ) và M249 (Bỉ). Ngoài ra, binh lính còn sử dụng súng phóng lựu, mìn và các vũ khí đặc chủng khác, với xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau.
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997, lục quân cùng các lực lượng khác trong quân đội Malaysia đã dần lấy lại tốc độ hiện đại hóa quân đội. Cột mốc đầu tiên đạt được là việc xây dựng trung đoàn tăng chiến đấu chủ lực với 48 chiếc 48 PT-91M do Ba Lan sản xuất, trang bị pháo nòng trơn 125mm.
Bên cạnh những chiếc xe này, lục quân còn có 26 chiếc tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion của Anh với pháo Cockrill 90mm; xe thiết giáp ACV 300 Adnan của Thổ Nhĩ Kỳ, với số lượng khoảng 267 chiếc, trang bị cối 81 hoặc 120mm; 111 xe thiết giáp K-200 KIFV của Hàn Quốc; 459 xe thiết giáp chở quân Condor APC do Đức sản xuất; 162 xe thiết giáp hỗ trợ hỏa lực Sibmas của Bỉ; 80 xe bọc thép nhẹ Bandvagn 206 của Thụy Điển, bên cạnh một số xe thiết giáp nhẹ Alvis Stormer (Anh), Panhard M3 VTT (Pháp) Cadillac Gage V150 Commando (Mỹ).
Cùng đợt sắm xe tăng PT-91M, Malaysia cũng mua 28 khẩu pháo hạng nặng G5 Mk III 155 mm của Nam Phi và 18 cỗ pháo phản lực nhiều nòng Astros MRLS của Brazil.
Lục quân đã trở nên cơ giới hóa nhanh, nhờ sự xuất hiện của xe Adnan. Gần đây, Malaysia cũng đã mua thêm các tên lửa chống tăng Bakhtar-Shikan của Pakistan để gắn trên những chiếc Adnan.
Lục quân Malaysia hiện đang chuyển hướng sang tăng cường lực lượng không quân. Hồi tháng 9/2006, họ đã nhận chiếc trực thăm
Agusta-Westland A109H thứ 11. Những chiếc máy bay này được đùng dể thay thế loại SA316B Aérospatiale Alouette III cổ lỗ. 6 trong số đó sẽ được vũ trang nhẹ và dùng cho hoạt động tuần tra. Ngoài ra, lục quân còn nhận các trực thăng đa dụng S61A-4 Nuri để hình thành lực lượng vận tải đầu tiên của họ.
Hải quân đáng gờm, không quân nhỏ nhưng mạnh
Là một quần đảo giáp với Biển Đông, eo biển Malacca, Ấn Độ Dương, biển Andaman, biển Sulu và biển Sulawesi, có thể nói lợi ích địa chính trị chiến lược của Malaysia đều nằm trên biển. Do vậy, Malaysia đã tập trung đầu tư cho lực lượng hải quân của mình. Lực lượng hải quân Malaysia được đánh giá là lực lượng hải quân có tiềm lực mạnh tại khu vực.
Hải quân Malaysia hiện đang triển khai chương trình hạm đội tương lai, trong đó tập trung mũi nhọn vào việc sắm các khu trục hạm loại Lekiu, tàu ngầm Scorpene, tàu tuần tra thế hệ mới NGPV, tàu hỗ trợ đa năng MPSS và tàu tuần tiễu hải dương. Mục tiêu của nước này là xây dựng 6 đơn vị tàu chiến thuộc mỗi loại trên vào năm 2020.
CTA: Xe tăng PT-91M
Được nhắc đến nhiều nhất là 2 tàu ngầm Scorpene được Malaysia đặt mua từ Pháp, trong một hợp đồng trị giá 1,04 tỉ euro. Tàu ngầm Scorpene có động cơ chạy bằng diesel, có lượng choán nước 1.740 tấn, dài 67,7m, độ lặn sâu tối đa là 350m, vận tốc 20,5 hải lý, có thể hoạt động độc lập trong 45 ngày với êkíp 31 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ nòng 533mm và mỗi chiếc đều được trang bị ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn Blackshark, bên cạnh tên lửa đối hạm Exocet SM-39.
Xếp sau các tàu ngầm này là hai khu trục hạm cỡ nhỏ mang tên lửa Lekiu mua của Anh. Các con tàu này có chiều dài 106m, chiều rộng 12,7m, lượng giãn nước 2.270 tấn và tốc độ lên tới 28 hải lý. Tàu trang bị pháo đa năng Bofors 57mm ở mũi, súng máy 30mm MSI-Defence DS30 ở bên thân, tên lửa đối không BAE Sea Wolf với 16 khoang phóng thẳng đứng, 2 ống phóng ngư lôi chống ngầm Whitehead 324mm bên cạnh các tên lửa đối hạm Exocet MM-40 tầm bắn 70km.
Cuối cùng, phải kể tới 6 tàu tuần tra loại Kedah mới ra đời trong nỗ lực hiện đại hóa của hải quân và là sản phẩm của sự hợp tác với Đức. Loại tàu này có 91,1m, rộng 12m, lượng choán nước 1.650 tấn, vận tốc di chuyển tối đa là 22 hải lý/giờ. Dù là tàu tuần tra, nhưng Kedah được trang bị pháo Otobreda 76mm, tên lửa phòng không RIM-116 và tên lửa đối hạm Exocet.
Ngoài ra còn phải kể tới 4 tàu hộ vệ tên lửa Laksamana được mua từ Italia. Đây là các con tàu thế hệ cũ, nhưng sức mạnh cũng rất đáng gờm. Tàu có chiều dài 62,3m, rộng 9,3m, lượng choán nước 675 tấn, tốc độ tối đa 36 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa là 2.300 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo Oto DP 76mm và 1 pháo Oto Melara, 4 hệ thống phóng tên lửa phòng không Albatros (12 tên lửa), 6 tên lửa chống hạm Otomat II, 6 ống phóng ngư lôi 324mm.
Các vũ khí này nằm trong số lượng tàu thuyền lên tới 160 chiếc của Malaysia, tất cả đều thuộc loại hiện đại hoặc nâng cấp lên tương đối hiện đại, cộng với lực lượng 14.000 người được đào tạo bài bản và số lượng lớn các căn cứ hải quân, đã giúp mang tới cho Malaysia một lực lượng hải quân thực sự mạnh.
Về không quân, Malaysia đã thành lập không quân từ năm 1934. Nhưng trang bị của lực lượng này chỉ gồm các máy bay lạc hậu, số lượng ít. Sau khi quân đội Anh rút khỏi Malaysia, không quân nước này đã tiến hành hiện đại hóa, kéo dài từ những năm 70 đến 90 của thế kỷ trước. Người Malaysia lần đầu mua về 16 chiếc F-5E Tiger II do Mỹ sản xuất. Họ có thêm khả năng trinh sát khi mua 2 chiếc RF-5E Tigereye. Malaysia cũng mua 88 chiếc Douglas A-4C Skyhawk của Hải quân.
Malaysia thường tìm kiếm nguồn nâng cấp ở phương Tây. Tuy nhiên, do sự từ chối bàn giao các công nghệ mới cho khu vực này, như hệ thống tên lửa tầm xa "bắn rồi quên" AIM-120 AMRAAM, Malaysia đã quyết định mua máy bay từ Nga và các nước đối tác phi truyền thống khác.
Những năm 90, người ta chứng kiến việc không quân Malaysia mua máy bay huấn luyện Hawk Mk108/208 của Anh, theo sau là MiG-29N/NUB của Nga để đảm bảo khả năng không chiến. Năm 1997, Malaysia nhận thêm máy bay F/A-18D Hornet nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Năm 2003, Malaysia tiếp tục mua 18 chiếc Su-30MKM hết sức hiện đại nhằm đảm bảo khả năng chiến đấu đa nhiệm.
Hiện đại hóa không ngừng
Theo giới phân tích, quân đội Malaysia có đủ sức mạnh để tổ chức các chiến dịch quân sự từ các hoạt động quân sự cường độ thấp cho tới chiến tranh quy ước quy mô vừa ở trong lãnh thổ nước này. Malaysia cũng có khả năng tổ chức các hoạt động quân sự độc lập ở nước ngoài ở một mức độ hạn chế. Điều này được minh họa rõ bằng việc hồi năm 2008, Malaysia đã điều một đội tàu chiến tới vịnh Aden, sau khi 2 tàu buôn Malaysia bị cướp biển Somalia bắt giữ và vẫn tiếp tục hoạt động từ đó đến nay.
Máy bay Su-30MKM
Hiện quân đội Malaysia đang ở giữa quá trình chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa, trong khuôn khổ gói nâng cấp 4-D MAF, nhằm đảm bảo khả năng đương đầu với các thách thức an ninh thời kỳ mới.
Một số điểm sáng có thể nhận thấy của gói 4-D là việc mua 48 xe tăng chủ lực PT-91M, qua đó đã cung cấp khả năng tấn công bằng tăng chủ lực đầu tiên của Malaysia. Ngoài ra, việc mua về 2 chiếc tàu ngầm loại Scorpene hồi năm 2009 đã cung cấp cho hải quân khả năng chiến đấu ngầm đầu tiên. Cuối cùng, phải kể tới việc không quân đã mua 18 chiếc Sukhoi Su-30MKM, giúp tăng khả năng không chiến của nước này.
Được biết gói 4-D sẽ kéo dài tới năm 2020 và giai đoạn sau đó. Mục tiêu cao nhất của gói này là giúp mang lại cho Malaysia 3 khả năng quan trọng: tổ chức các hoạt động chiến đấu liên quân hoàn hảo; chiếm ưu thế tuyệt đối về thông tin và đảm bảo khả năng chiến đấu tại môi trường dưới mặt biển, trên mặt biển, trên không; chiến tranh trên mặt trận báo chí truyền thông. Những khả năng này sẽ giúp bổ sung sức mạnh cho quân đội Malaysia trong hoàn cảnh xuất hiện những thách thức an ninh mới, đảm bảo cho họ có thể dành chiến thắng nhanh, mang tính quyết định, một khi xung đột nổ ra.
Theo Petrotimes
Giải mã chiến lược lịch sử 'ma mị' của Iran Trong suốt nhiều thế kỷ, tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Iran (trước kia là Ba Tư) phải đối mặt lại đảm bảo cho sự tồn tại và tự chủ của họ trước các cường quốc trong khu vực như Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Cho dù luôn yếu hơn so với các đế chế lớn hơn này, Iran...