Ai là người dễ bị hen tim?
Hen tim không phải là bệnh hen theo đúng nghĩa của nó. Nó là tình trạng khò khè, khó thở xuất hiện đột ngột trong thể suy tim sung huyết.
Nguyên nhân là do ứ trệ tuần hoàn phổi và có hay không hội chứng phù phổi cấp. Sự co thắt phế quản trong bệnh hen tim nguyên nhân là do áp lực dồn trở lại từ tim trái tới phổi (tim trái không đủ khả năng bơm hết lượng máu đưa về từ phổi gây “ứ máu giật lùi” về phổi) làm cho đường thông khí của phổi bị hẹp lại. Còn trong hen phế quản thì co thắt phế quản là do các cơ trơn phế quản co thắt lại gây hẹp đường thở.
Dấu hiệu chính trong hen tim
Hen tim cũng khá giống với hen phế quản. Trong đó bệnh nhân mắc bệnh suy tim hoặc các bệnh van tim cũng xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở dốc (thở nông), có tiếng khò khè và ho.
Chẩn đoán hen tim chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Các dấu hiệu này thường xuất hiện khi gắng sức, làm việc nặng nhọc (như leo cầu thang, đi bộ quãng đường dài…) hoặc có thể xuất hiện về nửa đêm gần sáng. Một số dấu hiệu chính bao gồm: thở dốc (không nhất thiết phải kèm theo có tiếng khò khè) nhịp thở tăng lên và thở nông tăng cả nhịp tim và huyết áp tinh thần hoảng loạn. Ngoài những dấu hiệu trên thì trong hen tim còn có các triệu chứng của suy tim để ta phân biệt với hen phế quản. Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh tim mạch trước đây. Triệu chứng phù ở mắt cá chân, đi tiểu ít, gan to là những triệu chứng dễ dàng phát hiện nhất. Và khi có các dấu hiệu này thì tiên lượng bệnh nhân rất nặng. Ngoài ra khi thăm khám ta có thể thấy các dấu hiệu tại tim gây nên suy tim như tiếng thổi do hẹp hở van hai lá, thông liên thất…Nghe phổi có tiếng ran rít, ran ngáy và trong cơn phù phổi cấp có thể thấy tiếng ran dâng trào từ đáy phổi lên đỉnh phổi – gọi là dấu hiệu “thủy triều dâng”.
Video đang HOT
Các cơn hen tim thường xảy ra giống như cơn hen nhưng thường ở người bệnh tim.
Chìa khóa để kiểm soát có hiệu quả bệnh hen tim là phải chẩn đoán chính xác. Phải phân biệt được giữa những người bệnh hen tim do suy tim cấp tính với những người khó thở do các rối loạn khác, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phổi, embolism phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (Ards). Nguyên tắc cơ bản điều trị hen tim là cần phải cải thiện khả năng bơm máu của tim để giải phóng lượng máu ứ trệ ở phổi (hay nói cách khác chính là điều trị suy tim) kết hợp với thuốc giãn phế quản. Nếu hen tim nguyên nhân do van tim hoặc một số bệnh tim bẩm sinh có thông giữa các buồng tim thì phẫu thuật hoặc can thiệp qua da cần được cân nhắc.
Mục tiêu điều trị cần kiểm soát được các cơn ho vào ban đêm, kiểm soát tình trạng phù thũng, kiểm soát được lượng dịch vào cơ thể và số lượng máu còn dư trong tâm thất trái. Điều trị suy tim cấp với thuốc lợi tiểu nhằm giải phóng lượng dịch ứ trệ tại tuần hoàn phổi và thuốc giúp tăng tác dụng co bóp của cơ tim. Khi tình trạng suy tim được cải thiện thì khó thở sẽ hết. Một số bệnh nhân xuất hiện đồng thời cả hen phế quản và suy tim thì chúng ta cần chữa trị đồng thời cả hai bệnh cùng một lúc.
Thuốc corticosteroid cho bệnh nhân hen tim cấp chỉ định phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng và đáp ứng của bệnh nhân với những điều trị ban đầu. Khi mà điều trị hen tim thuần túy có tác dụng thì khò khè, khó thở sẽ tự động tan biến. Nếu phải dùng corticosteroids thì cần vài giờ mới có tác dụng tốt nhất.
Những ai dễ bị hen tim?
Hen tim thường xuất hiện ở những bệnh nhân nhiều tuổi mắc bệnh suy tim. Đối với người già mắc bệnh suy tim thì khả năng co bóp tống máu của cơ tim lại càng yếu hơn và máu rất dễ bị ứ trệ tại tuần hoàn phổi gây nên hen tim. Do đó mọi người cần chú ý, đặc biệt là những người nhiều tuổi mắc bệnh suy tim khi xuất hiện ho, khò khè, khó thở tăng lên cần đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.
Theo SKDS
Việc vệ sinh mũi cho bé khi giao mùa
Trong những ngày giao mùa, tình trạng thời tiết khó chịu thường khiến cho mũi của con bạn hay bị khò khè, khó thở vì có nhiều gỉ mũi. Các mẹ hãy vệ sinh mũi cho con thật sạch sẽ theo n hững cách sau đây nhé.
Trời lạnh, thời tiết hanh khô, rất nhiều bé bị chứng gỉ mũi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn mất vệ sinh, khiến bé khó chịu. Với những bé nhỏ không thể tự hỉ mũi được sẽ gây tắc đường thở làm cho bé khó ngủ và bú kém.
Có nhiều cách để làm sạch gỉ mũi cho bé như: dùng tăm bông, ống bơm hút. Nhưng khi dùng tăm bông, đầu bông quấn không chắc sẽ rơi lại gây dị vật đường thở ống bơm hút có thể gây trầy niêm mạc mũi của bé và không thể vệ sinh được bên trong ống bơm hút sẽ gây nhiễm trùng làm bệnh lâu khỏi hơn. Thậm chí, nhiều người vừa nhìn thấy con nhỏ có gỉ mũi là dùng tay hoặc giấy ăn khều ra - đây là phương pháp hoàn toàn sai trong việc vệ sinh cho bé.
Để vệ sinh gỉ mũi an toàn cho bé yêu trong những ngày chuyển mùa, các bà mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:
1. Rửa tay sạch bằng nước ấm.
2. Đặt bé ngồi trước ánh sáng, hoặc dùng đèn pin loại nhỏ soi vào mũi bé để nhìn được rõ.
3. Nhẹ nhàng dùng tay giữ đầu của bé hơi ngửa lên.
4. Dùng tăm bông có thấm chút nước hoặc nước muối sinh lý, nhè nhẹ đưa vào lỗ mũi, xoay vòng để làm sạch gỉ mũi của bé. Lưu ý, tăm bông sử dụng phải là loại dành riêng cho trẻ em. Bạn lưu ý là vệ sinh mũi thì sử dụng bông tăm loại nhỏ và khi lấy gỉ mũi cầm thật sát đầu bông để tránh lỡ tay xọc sâu vào mũi bé, ngoáy một vòng là sạch bong, sau đó nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý.
Các phụ huynh cần lưu ý:
- Nước muối sinh lý (NaCl 9%) thường được các mẹ dùng để rửa mũi cho bé, làm dung dịch mũi loãng ra và giữ cho niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường- Nếu dùng nước muối nhỏ giọt, cho bé nằm ngửa hay ẵm ngửa bé, xịt 1-2 lần vào mũi bé. Nếu dùng nước nhỏ thì nhỏ từ 3-5 giọt. Lưu ý, nhỏ bên nào thì hút sạch mũi bên đó.
- Đối với bé lớn, có thể dùng bình rửa mũi, nói bé nghiêng đầu qua một bên há miệng thở, xịt nước vào bên mũi phía trên cho tới khi nước chảy qua mũi bên kia hay qua miệng.
- Để hút sạch mũi: bé lớn, cho bé xỉ sạch nhiều lần. Bé nhỏ, dùng dụng cụ hút mũi là bóng cao su hay bấc sâu kèn (là miếng giấy thấm, mềm được se nhỏ để cho vào mũi bé lau mà không làm bé khó chịu).
Theo SKDS
Hỏi về hiện tượng khò khè ở trẻ Con tôi 3,5 tháng cân nặng 6kg từ lúc sinh cháu đến nay cháu rất chậm lên cân hơn so với những đứa trẻ khác hay bị khò khè, không ho không khó thở, bú mẹ bình thường . Mỗi khi khóc là mặt cháu tím, môi- lưỡi và tứ chi không tím . Xin hỏi đó có phải là triệu chứng của...