Ai là chủ sở hữu bản Quốc ca Việt Nam?
Theo luật sư Tám Trần, với một ca khúc được phổ biến đến công chúng có rất nhiều quyền liên quan. Trước hết là quyền tác giả. Đây là quyền của người sáng tạo ra ca khúc đó, trong nhiều trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu.
Liên quan tới bản Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận đội tuyển Việt Nam-Lào tối ngày 6-12, luật sư Tám Trần, luật sư bản quyền công ty IPCom Việt Nam đã có những giải thích cụ thể hơn về quyền sở hữu trí tuệ đối với bản Quốc ca Việt Nam, đặc biệt, trong trường hợp phát sóng trên nền tảng số.
Theo luật sư Tám Trần, với một ca khúc được phổ biến đến công chúng có rất nhiều quyền liên quan. Trước hết là quyền tác giả. Đây là quyền của người sáng tạo ra ca khúc đó, trong nhiều trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu.
Thứ hai là quyền của chủ sở hữu. Trong trường hợp của Quốc ca (Tiến quân ca) thì chủ sở hữu là Nhà nước (và nhân dân) Việt Nam.
Thứ ba là quyền liên quan đối với bản ghi âm ghi hình, chương trình biểu diễn, tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa … Quyền sở hữu các quyền liên quan thuộc về chủ đầu tư tạo lên các đối tượng trên, nếu các đối tượng này được tạo ra hợp pháp. Tức là được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả. Ngoài ra, còn có quyền nhân thân dành cho các nghệ sĩ biểu diễn là các ca sĩ, nhạc sĩ, vũ công…
“Xét cụ thể bài Quốc ca Việt Nam, bất kỳ đơn vị nào tạo ra bản ghi âm hợp pháp ca khúc này, đều là chủ sở hữu bản ghi âm đó. Nếu ai đó sử dụng lại bản ghi âm của người khác thì phải xin phép sử dụng. Sở hữu bản ghi âm và cấp quyền sử dụng một bản ghi âm không đồng nghĩa với việc sở hữu quyền tác giả ca khúc”, luật sư Tám Trần giải thích.
Trở lại với trận đội tuyển Việt Nam và Lào, Next Sports đã tắt tiếng bản Quốc ca Việt Nam, luật sư Tám Trần cho rằng, Next Sports phải chắc chắn quyền kinh doanh khi họ đã bỏ tiền để mua quyền phát sóng, phân phối nội dung từ ban tổ chức – người giữ bản quyền AFF Suzuki Cup. Việc cẩn trọng như vậy là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của Next Sports. Nhưng xét về cảm xúc, phần lớn người hâm mộ Việt Nam đều rất khó chấp nhận điều này.
Video đang HOT
Và ở đây liệu có việc “nhận vơ” bản quyền Quốc ca Việt Nam? Luật sư Tám Trần cho rằng, cần xác định bản quốc thiều Việt Nam trong các trận đấu của đội tuyển Việt Nam là bản ghi thuộc sở hữu của ai. Ai là người mang bản ghi này đi trong các trận đấu của đội tuyển Việt Nam. Từ đó mới xác định thực tế có việc “nhận vơ” và gắn Content ID một cách trái phép hay không?
Cũng từ sự việc này, dư luận đặt ra câu hỏi: Vậy giải pháp để việc phát Quốc ca trong các sự kiện, và trên nền tảng số đúng luật là gì?
Luật sư Tám Trần đề xuất, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cần có quy định rõ ràng về việc sử dụng Quốc thiều, Quốc ca. Đồng thời, Bộ cũng nên có một bản ghi âm riêng và quy định cách thức sử dụng phù hợp.
Nhạc sĩ làm rõ vấn đề tắt Quốc ca trong trận đấu Việt Nam - Lào: Không có đơn vị nào đánh bản quyền!
Sự việc Quốc ca bị tắt tiếng trong trận Việt Nam - Lào vẫn đang là chủ đề được dư luận quan tâm.
Sự việc một đơn vị tiếp sóng tắt Quốc ca trong trận đấu Việt Nam - Lào tại AFF Cup 2020 vừa qua đã dấy lên nhiều bức xúc. Dù phía đơn vị này đã lên tiếng khẳng định sẽ phát toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu nhưng sự việc vẫn là chủ đề tranh cãi của dư luận.
Mới đây, nhạc sĩ Hà Quang Minh đã có bài đăng chia sẻ quan điểm cá nhân. Anh khẳng định thực tế không một đơn vị nào kiện bản quyền Quốc ca trong trận Việt Nam - Lào.
Một phần bài đăng trên trang cá nhân của nhạc sĩ Hà Quang Minh
Theo đó, mở đầu dòng trạng thái, nhạc sĩ Hà Quang Minh cho biết đơn vị chủ động tắt Quốc ca ở phần Chào cờ Việt Nam - Lào là Next Media - đơn vị phát hành kênh YouTube Next Sport.
Anh nói thêm: "Next Media sợ bị gậy bản quyền dẫn tới cả nội dung trận đấu ấy không thể có doanh thu trên YouTube nên rón rén và cẩn thận một cách vô tội vạ tắt tiếng Quốc ca mà quên béng mất rằng trong luật sở hữu trí tuệ có một điều khoản loại trừ không nhiều người để ý là: Sử dụng vào mục đích quốc gia và giảng dạy. Thế thì Quốc ca không phải là sử dụng vào mục đích quốc gia thì mục đích gì?".
Nhạc sĩ Hà Quang Minh cho biết đơn vị Next Media sợ bị gậy bản quyền và mất doanh thu nên đã tắt Quốc ca. Trên thực tế không có đơn vị nào kiện bản quyền trong trận đấu này
Về việc BH Media bị hiểu nhầm có liên quan đến việc giữ bản quyền trong trận đấu Việt Nam - Lào vừa qua, nhạc sĩ Hà Quang Minh chia sẻ: "BH Media sai với các nghệ sĩ như điển hình là nhạc sĩ Giáng Son, ca sĩ Thu Hiền thì đó là việc tranh chấp giữa BH Media và các cá nhân ấy, cứ đưa ra toà là được. Còn chuyện trận Việt Nam - Lào vừa rồi khu biệt lại thì chưa thấy có đầu mối nào liên quan đến BH Media cả.
Chỉ đặt một câu hỏi Chỉ vì sợ mất doanh thu, Next Media nỡ lòng tắt tiếng Quốc ca và tắt luôn cả tự hào ái quốc của mình ư?".
Nam nhạc sĩ cho biết thêm, BH Media không liên quan đến sự việc và đặt câu hỏi cho Next Media về việc vì sợ mất doanh thu mà đơn vị này sẵn sàng tắt tiếng Quốc ca
Trước đó sau khi nổ ra những tranh cãi, Next Sport - đơn vị nắm bản quyền phát sóng các trận đấu AFF Cup 2020 đã đưa ra thông báo: "Thực hiện theo chỉ đạo kịp thời từ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch từ hôm nay (7/12/2021), khán giả của Next Sports và người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng".
Cũng trong buổi họp chiều 7/12, Bộ VHTTDL đã yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam.
Nguồn gốc bản Quốc ca phát trong trận Việt Nam - Lào được tiết lộ, khác với số đông nghĩ VFF đã lên tiếng về nguồn gốc của bản Quốc ca được phát trong lễ chào cờ trước trận đấu Việt Nam - Lào trong khuôn khổ AFF Cup 2020. BTC AFF Cup 2020 phát Quốc ca từ nguồn VFF cung cấp Vụ việc các kênh phát lại trận bóng Việt Nam - Lào trong giải AFF Cup 2020 chủ động "tắt tiếng"...