AI ‘hô biến’ ảnh chân dung mờ đến mức không thể thấy rõ được mặt thành ảnh sắc nét gấp 64 lần
Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể biến ảnh chân khuôn mặt có mật độ điểm ảnh 16 x 16 pixel thành ảnh 1.024 x 1.024 pixel chỉ trong vài giây, tức bổ sung hơn một triệu điểm ảnh.
Theo Newsweek, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Duke ( North Carolina, Mỹ) đã phát triển một thuật toán AI có tên gọi là PULSE, vốn có thể biến những tấm ảnh có độ phân giải cực thấp, thậm chí mờ đến mức không thể nhận rõ được khuôn mặt, thành những bức chân dung rõ nét, chân thực hơn bao giờ hết.
Nhóm nghiên cứu cho biết, thuật toán xử lý ảnh PULSE không được phát triển để nhằm xác định danh tính người trong ảnh, hay làm rõ nét khuôn mặt từ các bức ảnh có độ phân giải thấp của camera an ninh. Thay vào đó, nó có khả năng tạo ra những khuôn mặt mới không tồn tại ngoài đời thực, nhưng trông cực kỳ giống thật.
Cụ thể, dựa trên bức ảnh gốc được nhập vào hệ thống, trí tuệ nhân tạo AI sau đó sẽ phân tích và ‘tưởng tượng” một loạt các đường nét, chi tiết trên khuôn mặt như nốt ruồi, nếp nhăn, độ uốn của râu tóc…vốn không có trong bức ảnh ban đầu, sau đó tạo ra một loạt hình ảnh khuôn mặt có độ phân giải cao chỉ trong vài giây. Từ những hình ảnh này, hệ thống sẽ tiếp tục lựa chọn ra hình ảnh giống với ảnh gốc nhất có thể, kể cả khi thu nhỏ (downscale) về cùng một kích thước / độ phân giải.
Video đang HOT
Cơ chế hoạt động của thuật toán Pulse: Tạo ra một loạt hình ảnh khuôn mặt có độ phân giải cao chỉ trong vài giây, sau đó lựa chọn ra hình ảnh giống với ảnh gốc nhất có thể
Để thực hiện điều này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một công cụ trong học máy gọi là Mạng đối nghịch sáng tạo (GAN), bao gồm 2 mạng cùng được ‘đào tạo’ trên một tập dữ liệu ảnh.
Mạng thứ nhất sẽ đảm nhiệm vai trò ’sáng tạo’, tự động ra các khuôn mặt bằng AI sao cho các chi tiết trên mặt trông tự nhiên và thật nhất có thể. Trong khi đó, mạng thứ hai có nhiệm vụ ‘giám sát’, nhằm xác định những bức ảnh được tạo ra bởi mạng thứ nhất đã đủ tính chân thực hay chưa.
Ảnh chân dung gốc của các nhà nghiên cứu (hàng 1) và ảnh sau khi đã được xử lý làm mờ (hàng 2). Từ một hình ảnh mờ nhạt và có độ phân giải thấp, PULSE có thể tạo ra các bức chân dung gần giống như thật, nhưng sắc nét hơn nhiều so với các phương pháp trước đây.
Theo nhóm nghiên cứu, việc sử dụng song song cả 2 mạng sẽ giúp mạng thứ nhất có thêm ‘kinh nghiệm’ trong việc tạo ra các bức ảnh chân dung xóa nhòa ranh giới thực ảo, tới mức mạng thứ hai cũng không thể phân biệt được. Nhờ đó, PULSE có thể tạo ra hình ảnh trông như thật từ bức ảnh đầu vào chất lượng kém mà các phương pháp xử lý ảnh khác không thể làm được.
Được biết, thuật toán Pulse của nhóm có khả năng xử lý và nâng cấp độ phân giải hình ảnh lên tới 64 lần so với ảnh gốc. Hệ thống có thể biến ảnh chân khuôn mặt có mật độ điểm ảnh 16 x 16 pixel thành ảnh 1.024 x 1.024 pixel chỉ trong vài giây, tức bổ sung hơn một triệu điểm ảnh.
Theo nhóm nghiên cứu, thuật toán PULSE sẽ không chỉ giới hạn trong việc làm rõ nét ảnh chân dung. Thay vào đó, nó có thể để ứng dụng trong các lĩnh vực từ kính hiển vi trong y học đến hình ảnh vệ tinh trong lĩnh vực thiên văn, tạo ra những bức ảnh sắc nét và chân thực nhất có thể. Dự kiến, nhóm nghiên cứu của đại học Duke sẽ giới thiệu PULSE tại Hội thảo CVPR 2020 dự kiến kéo dài tới ngày 19/6 tới đây.
Google phát hành nhiều tính năng mới cho một số ứng dụng Android
Nếu đang sở hữu điện thoại thông minh Android, người dùng sẽ nhận được một số tính năng mới tiện dụng trong những tháng tới. Tuy nhiên, nếu sở hữu điện thoại Pixel, bạn sẽ nhận được hầu hết tính năng mới ngay lập tức.
Tính năng Bedtime sắp ra mắt trên Android
Cùng với các tính năng mới được tích hợp cho điện thoại Pixel mới đây, Google đã công bố một số ứng dụng Android sẽ được cập nhật với nhiều cải tiến hữu ích.
Cụ thể, ứng dụng Digital Wellbeing sẽ có chế độ Bedtime, thay thế cho Wind Down. Khi được bật, chế độ Bedtime sẽ chuyển sang chế độ không làm phiền (Do Not Disturb) để tắt âm thanh thông báo, cuộc gọi và tin nhắn trong khi người dùng đang ngủ. Ngoài ra, bật chế độ Bedtime sẽ làm cho điện thoại của bạn mờ dần các màu thành đen và trắng. Bản cập nhật mới sẽ giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh cách thức và thời điểm bật chế độ Bedtime. Tức là người dùng có thể chọn bật Bedtime tự động hoặc sau khi bạn cắm sạc điện thoại.
Google cũng đã thêm một tùy chọn mới cho phép người dùng tạm dừng chế độ Bedtime mà không phải điều chỉnh các tác vụ hẹn giờ trước đó của họ. Bên cạnh đó ứng dụng đồng hồ Clock sẽ được tích hợp thêm một tab mới là Bedtime, cho phép đặt thời gian đi ngủ và thức dậy hằng ngày, từ đó sắp xếp lịch trình giấc ngủ tốt hơn. Bạn sẽ nhận được lời nhắc trước khi đi ngủ và tùy chọn phát âm thanh êm dịu từ các dịch vụ phát nhạc khác nhau như Calm, Spotify và YouTube Music.
Ứng dụng đồng hồ Clock sẽ có một tính năng mới gọi là Sunrise Alarm để đánh thức người dùng nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, ứng dụng YouTube hiện cung cấp tùy chọn mới cho phép người dùng đặt lời nhắc trước khi đi ngủ. Bạn có thể chọn xem lời nhắc khi đi ngủ hoặc sau khi xem video xong.
Cuối cùng, ứng dụng Family Link đã được cập nhật với tùy chọn đặt giới hạn cho trẻ em, chẳng hạn như quản lý hoạt động thời gian sử dụng màn hình, tải xuống ứng dụng, giao dịch trong ứng dụng và giờ đi ngủ cho thiết bị của trẻ. Ứng dụng này cho phép bạn thiết lập lịch trình đi ngủ hằng ngày và sửa đổi chúng khi cần thiết.
Ví điện tử đồng loạt yêu cầu người dùng gửi ảnh chân dung Gần đây, người dùng ví điện tử được yêu cầu cập nhật ảnh chứng minh thư nhân dân và chụp chân dung, nếu muốn sử dụng tiếp. Theo đại diện các ví điện tử, việc cấp tập nhắc nhở này là do thời hạn phải xác thực hồ sơ đã gần kề. Thông tư 23 thay thế Thông tư 39 của Ngân hàng...