Ai giữ ‘ngôi vương’ thương mại điện tử Việt Nam?
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, bộ ba Shopee, Lazada và Tiki đang cạnh tranh quyết liệt trong cuộc đua tranh giành người dùng và xác lập vị trí dẫn đầu trong nền kinh tế số.
Công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus vừa công bố một báo cáo chuyên sâu về tình hình phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2018 so với các năm 2016 và 2017.
Nhìn chung, trong năm 2018, thị trường TMĐT Việt Nam đã có một năm phát triển sôi động. Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng mua sắm trên di động đang ngày một phổ biến nhất
Theo công ty nghiên cứu thị trường Asia Plus, thế hệ mua sắm chủ lực đang dịch chuyển dần sang Millenials và trong tương lai không xa sẽ là Thế hệ Z (Gen Z). Hai thế hệ này có điểm chung là dành rất nhiều thời gian trên mạng và sử dụng các thiết bị di động.
Vì lý do này, những ứng dụng mua sắm trên di động đang ra đời ngày càng nhiều nhằm nắm bắt và chuyển đổi “người dùng điện thoại di động” thành “người mua sắm”.
Tỷ lệ sử dụng ứng dụng điện thoại để mua sắm đã tăng từ 40% trong năm 2016 lên tới 72% trong năm 2018. Những ứng dụng mua sắm trên điện thoại này mang lại cho người dùng trải nghiệm mua sắm đơn giản, thuận tiện và mượt mà.
Air Plus: Shopee đã vượt qua Lazada trở thành sàn TMĐT phổ biến nhất ở Việt Nam
Shopee trở thành sàn thương mại điện tử số một tại Việt Nam
Được rót vốn từ công ty mẹ SEA (Singapore), Shopee đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong năm 2018, chính thức vượt qua Lazada trở thành tên tuổi phổ biến nhất đối với người mua hàng trực tuyến.
Theo Asia Plus, thứ tự bộ ba “ông lớn” trong làng thương mại điện tử hiện này lần lượt là: Shopee, Lazada và Tiki. Điều này đã được dự đoán trước với sự phát triển nhanh chóng của Shopee trong năm 2017.
Cụ thể, Asia Plus chỉ ra, Shopee là trang thương mại điện tử được người dùng nhớ đến nhiều nhất khi mua sắm cho các hạng mục: thời trang, làm đẹp và thực phẩm. Riêng lĩnh vực công nghệ/điện máy, dẫn đầu là Thế Giới Di Động, tiếp đến là Tiki.
Video đang HOT
Tuy nhiên, về mức độ hài lòng của khách hàng, Tiki lại cao hơn hẳn Shopee và Lazada: 46% khách mua hàng Tiki hài lòng về dịch vụ trong khi chỉ có con số này của Shopee chỉ là 22% còn Lazada là 24%.
Ba sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới các tập khách hàng với những sự khác biệt nhất định. Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn khách nam, Lazada ngược lại khách hàng nam nhiều hơn khách hàng nữ còn Tiki thì khá cân bằng giữa hai nhóm. Shopee và Tiki có tập khách hàng trẻ trong khi tập khách hàng của Lazada hơi nhỉnh hơn một chút về độ tuổi.
Thương mại điện tử qua mạng xã hội đang rất phát triển ở Việt Nam, theo số liệu của Air Plus
Thương mại qua mạng xã hội tiếp tục phát triển
Với độ “bao phủ” rộng khắp, mạng xã hội đã trở thành một kênh bán hàng và tiếp thị mới giúp doanh nghiệp tiếp cận và tương tác nhanh chóng với một số đông người dùng.
Asia Plus thống kê, trong năm 2018, tỷ lệ mua hàng qua Facebook đạt 70%, tăng nhẹ so với năm 2017. Trong số những người mua sắm qua mạng xã hội, 33% mua hàng qua cả Facebook và Zalo, 37% chỉ mua hàng qua Facebook.
Số người chỉ mua hàng qua Zalo khiêm tốn ở mức 2%. Ngay cả đối với những người mua hàng qua cả 2 mạng xã hội thì Facebook vẫn được dùng thường xuyên hơn (77% so với 5%).
Thương mại điện tử tương tác (social commerce) có nhiều triển vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2019 khi xu hướng này đang thu hút quan tâm của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhu cầu bán hàng trực tuyến của cá nhân đang gia tăng
Với sự thâm nhập cao của internet, các thiết bị di động và mạng xã hội, ngày càng có nhiều cá nhân tham gia vào thương mại điện tử. Trong số hơn 1.000 người được hỏi, 25% đã từng hoặc đang bán hàng trực tuyến, Air Plus thống kê.
Mặt hàng được các cá nhân bán phổ biến nhất là đồ thời trang (39%) (bao gồm quần áo, phụ kiện, túi xách, v.v.), mỹ phẩm (28%) và đồ ăn, thức uống (25%). Không ngạc nhiên khi Facebook là trang bán hàng trực tuyến được các cá nhân sử dụng nhiều nhất với 66%. Cũng trong top 3 là Shopee – 49% và Lazada – 26%.
“Dù vẫn còn nhiều thách thức, thương mại điện tử Việt Nam là một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020″, công ty nghiên cứu này đánh giá.
Bên cạnh đó, cùng với việc các dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước, thị trường sẽ tiếp tục có nhiều biến động và thay đổi lớn trong thời gian sắp tới.
Theo The Leader
7 sự kiện nổi bật của thương mại điện tử Việt Nam năm 2018
Lazada thay CEO, Shopee bán bản đồ "lưỡi bò", Sendo nhận đầu tư 51 triệu USD, ngôi đầu thị trường đổi chủ là những điểm nhấn đáng chú ý của thương mại điện tử Việt Nam năm nay.
Amazon hiện diện tại Việt Nam
Tháng 3/2018, thị trường thương mại điện tử nóng lên với thông tin Amazon sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó đại diện Amazon lên tiếng xác nhận đơn vị này chỉ hiện diện bằng việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam bán hàng trên Amazon. Ảnh: Digital Trends.
Lazada có Tổng giám đốc mới người Trung Quốc
Ông Zhang YiXing (36 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) là người đại diện theo pháp luật, đồng thời đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc mới của Lazada Việt Nam từ ngày 21/6. Trước đó, vị trí này do ông Alexandre Joel David Sylvain Dardy (42 tuổi, quốc tịch Pháp) nắm giữ trong gần 4 năm. Ông Zhang YiXing trước đó là trợ lý của Daniel Zhang, người sẽ kế nhiệm vị trí chủ tịch Alibaba của Jack Ma vào năm tới. Ảnh: Hoàng Việt.
Trước khi bổ nhiệm ông Zhang YiXing đứng đầu hoạt động của Lazada Việt Nam, Alibaba cũng đã thay thế lãnh đạo Lazada Đông Nam Á bằng việc đưa bà Lucy Peng lên làm CEO mới thay nhà sáng lập Max Bittner. Tuy nhiên, chỉ sau 9 tháng, bà Lucy Peng rút lui, nhường lại ghế CEO Lazada khu vực cho ông Pierre Poignant, đồng sáng lập công ty thương mại điện tử này từ năm 2012. Việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao cho các vị trí điều hành Lazada tại khu vực và địa phương chứng tỏ tham vọng cải tổ của Alibaba với Lazada sau khi đã rót tổng cộng 4 tỷ USD vào công ty thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á.
Shopee bán bản đồ Trung Quốc chứa "đường lưỡi bò"
Đầu tháng 8, nhiều phụ huynh tại Hà Nội phát hiện bản đồ cho trẻ em mua trên Shopee có đường lưỡi bò 9 đoạn. Ngay sau đó, Shopee đã gỡ sản phẩm này khỏi nền tảng và khóa tài khoản người bán. Cơ quan chức năng cũng thu giữ 30 thùng hàng có bản đồ "lưỡi bò" bán trên Shopee. Ảnh: Hiếu Công.
Vụ việc bản đồ "lưỡi bò" đã gióng lên hồi chuông về việc các sàn thương mại điện tử thả nổi hàng hóa dẫn đến hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả và thậm chí là các hàng hóa không được phép bán trực tuyến tràn làn trên chợ điện tử. Đến nay, tình trạng này vẫn chưa hề có dấu hiệu giảm bớt.
Sendo nhận đầu tư 51 triệu USD
Giữa tháng 8, báo chí châu Á đồng loạt đưa tin 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản vừa rót thêm vào Sendo 51 triệu USD. Sự kiện này đánh dấu sự sẵn sàng của Sendo để cạnh tranh với các đối thủ khác trong cuộc chiến giành thị phần của thị trường được dự báo có thể đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2020 và tăng trưởng 30% mỗi năm. Cũng trong năm 2018, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á và SEA tăng thêm 1.200 tỷ đồngtương đương 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Dù được đầu tư nhiều, các tay chơi thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang báo lỗ. Ảnh chụp màn hình.
Shopee lần đầu vươn lên vị trí dẫn đầu thị trường
Kết thúc quý III năm nay, Shopee lần đầu tiên vượt qua Lazada, dẫn đầu thị trường thương mại điện tử Việt Nam về số lượt truy cập website mỗi tháng với 34,5 triệu lượt theo số liệu của Iprice Insights. Nền tảng này cũng đứng đầu ở chỉ số xếp hạng ứng dụng di động trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên kể từ quý II/2017, Lazada đánh mất vị trí đầu bảng ở chỉ số lượt truy cập website. Các vị trí còn lại trong top 5 website được truy cập nhiều nhất lần lượt thuộc về Tiki, Sendo, Adayroi. Sự kiện này một lần nữa chứng tỏ sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.
Cuộc chiến giao hàng siêu tốc
Không chỉ cạnh tranh về giá, các công ty thương mại điện tử giờ đây còn cạnh tranh từng phút trên "mặt trận" giao hàng. Trong năm 2018, các sàn thương mại điện tử liên tục đưa ra các dịch vụ giao hàng siêu tốc như giao trong 24 giờ, 4 giờ, 3 giờ, 2 giờ hay thậm chí 30 phút để kích thích khách hàng mua sắm. Các dịch vụ này hiện được áp dụng chủ yếu tại TP.HCM và Hà Nội. Theo ông Zhang YiXing, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam, để vận hành những dịch vụ giao hàng với thời gian chỉ trong vài giờ, chi phí các công ty bỏ ra là cực kỳ lớn.
Vuivui.com đóng cửa
Từng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt qua chuỗi cửa hàng Thegioididong.com chỉ sau 4-5 năm nhưng cuối cùng trang thương mại điện tử Vuivui.com đã phải đóng cửa sau 2 năm hoạt động. Từ ngày 27/11, khách hàng truy cập website Vuivui.com sẽ được chuyển qua trang web của Bách Hóa Xanh. Trước đó vào tháng 9, tất cả mặt hàng không phải là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đã ngừng bán trên Vuivui.com khiến nhiều người đoán trước được kết cục của website này khi hàng FMCG vốn không phải là ngành hàng quan trọng được mua sắm nhiều trên thị trường thương mại điện tử hiện nay như hàng thời trang hay công nghệ. Vuivui.com cuối cùng phải chịu số phận tương tự những Beyeu.com hay Deca.vn trước đó khi Thế giới di động MWG 0.0% muốn tinh gọn hoạt động kinh doanh để tập trung vào Bách hóa xanh trong năm tới.
Theo Zing
Cuộc chơi về giá của thương mại điện tử Thương mại điện tử Việt Nam ngày càng sôi động khi các "đại gia" liên tục phô diễn sức mạnh trong hàng loạt cuộc chơi về giá. Việc này tạo lực cộng hưởng mạnh mẽ cho cả trực tuyến và ngoại tuyến, người bán không còn ngồi chờ người mua tìm đến mình, mà đẩy mạnh xu thế đưa hàng hóa đến tận...