Ai được quyền kiểm tra, giữ Căn cước công dân?
Nhiều bạn đọc nêu thắc mắc: Hiện nhiều cơ sở lưu trú qua đêm ( khách sạn, nhà nghỉ) vẫn giữ lại Căn cước công dân (CCCD) của khách, chỉ trả lại sau khi khách rời đi. Như vậy có đúng không?
Về việc này, đại diện Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an cho biết: Theo quy định của Luật CCCD, thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân, dùng để chứng minh nhân thân công dân của Việt Nam và sử dụng vào những thủ tục hành chính, giao dịch dân sự khác. Theo quy định, chỉ những cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mới có thẩm quyền tạm giữ thẻ CCCD.
Trong các giao dịch dân sự như xin việc làm, thuê phòng trọ, khách sạn, nhà nghỉ lưu trú qua đêm… thì không có quyền giữ CCCD của người đó, mà chỉ được phép yêu cầu xuất trình CCCD để kiểm tra thông tin. Trước đây, với Chứng minh nhân dân cũng quy định như vậy.
Bạn đọc cũng nêu thắc mắc: Liệu trong quá trình kiểm tra CCCD, ví dụ như lễ tân khách sạn, có thể dùng thiết bị công nghệ để quét, sao chép và làm giả CCCD, đánh cắp thông tin cá nhân của khách hàng hay không?
Video đang HOT
Vẫn theo C06, CCCD gắn chip hiện nay được tích hợp nhiều thông tin của công dân và có thể thay thế nhiều loại giấy tờ. Để bảo mật, công nghệ áp dụng trên CCCD gắn chip hiện nay tuân thủ theo tiêu chuẩn bảo mật của thế giới và của Việt Nam, đảm bảo thẻ không thể bị theo dõi ngầm, không bị đọc trộm thông tin trên thẻ nếu công dân không tự xuất trình thẻ CCCD để tiếp xúc với thiết bị đọc thẻ (thiết bị này được C06 trang cấp cho các cơ quan chức năng phục vụ quét thông tin trong CCCD để giải quyết các thủ tục hành chính).
Theo đó, chip trên CCCD chỉ hoạt động khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với các thiết bị đầu đọc chip trong phạm vi 10 cm. Trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa đầu đọc và chip của thẻ CCCD, mọi thông tin đều được mã hóa nhằm chống lại việc nghe lén, lấy trộm thông tin của công dân.
Ngoài ra, dữ liệu công dân bên trong chip khó có thể làm giả và thay đổi được sau khi phát hành thẻ với các thuật toán mật mã tuân thủ theo tiêu chuẩn của Ban Cơ yếu Chính phủ, cũng như tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Đồng thời, nếu có tác động bất hợp pháp can thiệp, chip sẽ có cơ chế tự bảo vệ dữ liệu. Công nghệ phần cứng của chip cũng như các công nghệ phần mềm triển khai trên thẻ CCCD đảm bảo chống lại việc làm giả thẻ cũng như làm giả dữ liệu của công dân. Không những vậy, ảnh được in trên thẻ CCCD là ảnh được lưu trong chip trong quá trình sản xuất, do vậy hoàn toàn có thể phát hiện khi đối sánh sinh trắc, nên việc lấy trộm thẻ CCCD để sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp là không thể thực hiện.
Ví dụ, với thẻ CCCD gắn chip, khi đi rút tiền tại ngân hàng, công dân phải quét vân tay trực tiếp để so sánh với vân tay lưu trong thẻ CCCD để xác định chủ thẻ, nếu vân tay trùng khớp thì mới rút tiền được. Như vậy, nhân viên ngân hàng có thẻ cũng không thể tự rút được tiền của công dân.
Trong trường hợp các đối tượng cố tình làm giả CCCD thì cơ quan chức năng sẽ dễ dàng phân biệt, phát hiện khi sử dụng các thiết bị quét chuyên dụng
TP.HCM hợp nhất 2 Ban chỉ đạo về xây dựng đô thị thông minh và chính quyền điện tử
Gồm 23 thành viên, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của TP.HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 Ban chỉ đạo thực hiện Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh và xây dựng Chính quyền điện tử thành phố.
Theo Quyết định 944 của UBND TP.HCM về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của thành phố, Ban chỉ đạo có Trưởng ban là ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố; Phó Trưởng ban Thường trực là ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố. Ngoài ra, còn có 2 Phó Trưởng ban là Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam và Giám đốc Sở TT&TT Lâm Đình Thắng.
Cũng gồm 23 thành viên, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo về chuyển đổi số của TP.HCM có Tổ trưởng là Phó Giám đốc Sở TT&TT Lê Quốc Cường; 2 Tổ phó là Phó Giám đốc Sở TT&TT Võ Thị Trung Trinh và Trưởng phòng Viễn thông, Tin học và Cơ yếu của Công an TP.HCM Lê Minh Hiếu.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo về chuyển đổi ố của thành phố. (Ảnh: ttbc-hcm.gov.vn)
Ban chỉ đạo về chuyển đổi số TP.HCM có các nhiệm vụ: Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm triển khai Đề án đô thị thông minh và Chương trình chuyển đổi số của thành phố; Nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy triển khai Đề án đô thị thông minh và Chương trình chuyển đổi số của thành phố...
Một trong những nhiệm vụ của Tổ giúp việc Ban chỉ đạo chuyển đổi số TP.HCM là xây dựng và tham mưu Ban chỉ đạo chương trình, kế hoạch triển khai Đề án đô thị thông minh và Chương trình chuyển đổi số của thành phố.
Trong năm 2021, thực hiện chương trình chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh, đã có trên 900 đơn vị của hệ thống chính quyền thành phố liên thông văn bản điện tử qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Hạ tầng mạng cáp quang, Internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ khắp 100% xã, phường, thị trấn. Trong năm ngoái, TP.HCM xếp vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục đào tạo, môi trường, quy hoạch đô thị, an ninh trật tự của TP.HCM cũng triển khai nhiều ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp dịch vụ cho người dân.
Trong kế hoạch triển khai Chương trình "Chuyển đổi số của TP.HCM" và Đề án "Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh" năm 2022, UBND thành phố đã xác định rõ mục tiêu thúc đẩy xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số với các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022 gồm: 85% người dân có smartphone; 70% hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng; tăng 10% tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ được giải quyết; kinh tế số đóng góp 15% GRDP thành phố...
Để đẩy mạnh chỉ đạo chuyển đổi số quốc gia trong giai đoạn mới, ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 1619 kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Đến ngày 22/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và lãnh đạo Tổ công tác giúp việc Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Theo Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, đến ngày 20/3, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 59/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số.
Phê duyệt bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Quyết định 766 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bộ chỉ số chỉ đạo, điều...