Ai dễ bị hoại tử chỏm xương đùi?
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi là tình trạng chỏm xương đùi bị phá hủy mà nguyên nhân là do thiếu nuôi dưỡng.
Tình trạng này xảy ra khi sự cung cấp máu cho chỏm xương đùi kém đi do nhiều nguyên nhân khác nhau và hậu quả là sự nuôi dưỡng của chỏm xương đùi kém, từ đó dẫn đến hoại tử tổ chức xương và sụn. Vì tình trạng hoại tử này do thiểu dưỡng, không do vi khuẩn nên gọi là hoại tử vô khuẩn.
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi là một gánh nặng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Với người già, nguyên nhân thường gặp là gãy cổ xương đùi. Với người trẻ, thường là phái nam uống bia rượu, hút thuốc lá. Với phụ nữ, thường gặp ở tuổi trung niên đau khớp nhiều năm sử dụng dexa (corticoid) có trong tân dược hay thuốc tễ nguồn gốc không rõ ràng.
Cần phát hiện sớm
Bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hay còn gọi là hoại tử vô mạch làm cho chỏm xương đùi bị hoại tử do thiếu máu nuôi. Vùng hoại tử lúc đầu chỉ thấy là vùng thưa xương, các ổ khuyết xương, dần dần sẽ dẫn đến gãy xương dưới sụn và giai đoạn cuối cùng là gây xẹp chỏm xương đùi, dẫn đến hậu quả người bệnh không còn chức năng bình thường của khớp háng mà trở nên tàn phế.
Đây là căn bệnh diễn biến âm thầm, từ từ cho đến khi chúng ta bắt đầu cảm nhận được cảm giác đau ở khớp háng bị tổn thương thì đồng nghĩa bệnh đã tiến triển đến giai đoạn trung bình trở lên. Một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng đầu tiên đau tại khớp háng mà trong giai đoạn sớm người bệnh có cảm giác đau khớp gối cùng bên khớp háng bị tổn thương, chính vì thế một số người bệnh dễ bị chẩn đoán là thoái hóa khớp gối hay bệnh lý tại khớp gối mà bị bỏ qua chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn sớm.
Ảnh chụp chỏm xương trước và sau khi phẫu thuật.
Video đang HOT
Ai có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này?
Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới (chiếm khoảng 80%) và tuổi trung bình 40-50. Nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần đặc biệt ở nhóm nam thanh niên khoảng 30 tuổi đã có biểu hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi.
Thủ phạm chủ yếu gây hoại tử chỏm xương đùi sớm ở nam là do lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá quá nhiều, đây là yếu tố chính làm tổn thương, viêm mạn tính và làm tắc các mao mạch nuôi chỏm xương đùi, dẫn đến các tế bào xương sụn vùng chỏm bị thiếu máu và hoại tử dần.
Bên cạnh đó cũng còn do nhiều nguyên nhân khác gây bệnh hoại tử chỏm xương đùi như: chấn thương tại khớp háng (trật khớp háng, gãy cổ xương đùi), bệnh khí ép (thợ lặn, công nhân làm hầm mỏ), bệnh lý tự miễn (viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ,…), ghép tạng, bệnh lý tăng đông và bệnh tắc mạch tự phát, đái tháo đường, lạm dụng thuốc có chứa corticoid.
Chính vì thế, người bệnh nên nghĩ đến bệnh hoại tử chỏm xương đùi khi thấy mình nằm trong nhóm nguy cơ cao như đã nêu và kèm theo có biểu hiện đau khớp háng 1 bên hay 2 bên đặc biệt khi ngồi xổm, dạng khép khớp háng, xoay trong xoay ngoài khớp háng, đau khi đi nhiều hay đứng lâu và giảm khi nghỉ ngơi hoặc có biểu hiện đau khớp gối dai dẳng mà chưa tìm ra nguyên nhân tổn thương tại khớp gối. Người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và điều trị.
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán chính xác bệnh này, người bệnh sẽ được chỉ định chụp Xquang khung chậu, nếu trong giai đoạn sớm chưa ghi nhận hình ảnh trên Xquang thường quy thì khi đó người bệnh sẽ được chỉ định chụp MRI (cộng hưởng từ) khớp háng. MRI là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có khả năng phát hiện sớm và nhạy nhất trong bệnh hoại tử chỏm xương đùi.
Việc điều trị hoại tử chỏm xương đùi phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh, các yếu tố khác như tuổi, các yếu tố nguy cơ đi kèm. Phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để nhất là phẫu thuật khớp háng bên cạnh loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể (hút thuốc lá, rượu bia, corticoid). Các phương pháp khác như: giảm đau, điều trị bệnh lý phối hợp, khoan giảm áp,… chỉ là phương pháp nhằm trì hoãn phẫu thuật.
Vì vậy, việc dự phòng hoại tử chỏm xương đùi đòi hỏi mỗi người cần thiết lập cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, thể lực vừa sức, đều đặn và đặc biệt tránh các yếu tố nguy cơ có thể loại bỏ được như rượu bia, thuốc lá, lạm dụng thuốc có chứa corticoid.
Thuốc và món ăn hỗ trợ trị bệnh gút
Goutte (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp, thường xảy ra ở nam giới ngoài tuổi 40. Y học cổ truyền gọi bệnh Goutte là "Thống phong".
Bệnh hay gặp ở những bệnh nhân có chức năng can tỳ thận đã suy yếu, thường xuyên dùng thực phẩm bổ béo, lạm dụng bia rượu, đời sống phóng túng, hay lo nghĩ phiền uất... khiến tỳ thận hư suy vận hóa kém, sinh đàm thấp ứ trệ lâu ngày, từ đó sinh thấp nhiệt ứ kết gây đau tại khớp. Sau đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ trị bệnh.
1 - Ngũ gia bì tửu: Ngũ gia bì 50g, địa cốt bì 50g. Sắc lấy nước, uống với chút rượu. Dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đau nhức xương khớp.
2. Măng tre xào: Măng tre 250g, dầu thực vật 30ml. Măng tre bóc bỏ vỏ, chẻ sợi, ngâm kỹ, để ráo, xào với dầu đến chín, thêm gia vị vừa dùng. Dùng cho người có acid uric cao (dễ bị thống phong).
Tỳ giải giúp đào thải acid uric, là vị thuốc tốt trị bệnh thống phong.
3. Canh củ cải: Củ cải 250g, bá tử nhân 30g. Củ cải rửa sạch thái sợi, xào qua với dầu thực vật, cho cùng bá tử nhân và 500ml nước, đun chín, cho gia vị vừa ăn. Dùng cho người bị thống phong
4. Cháo ý dĩ - phòng phong: Ý dĩ 50g, phòng phong 10g. Cả hai thứ ninh kỹ. Ngày dùng 1 lần, dùng liền 1 tuần. Tác dụng thanh nhiệt trừ thấp; thích hợp với người bệnh thống phong thể thấp nhiệt tê trở.
5. Cháo đào nhân: Đào nhân 15g, gạo tẻ 100-150g. Giã nát đào nhân, cho nước nhiều lần vắt lấy nước cốt. Gạo tẻ vo sạch, nấu với nước cốt đào nhân thành cháo. Ăn trong ngày. Tác dụng hoạt huyết khứ đàm, thông lạc chỉ thống; thích hợp với người bệnh thống phong thể ứ huyết đàm trọc tê trở.
6 - Cháo củ mài, giới bạch: Củ mài 100g, bạch giới tử 10g, hoàng kỳ 30g, gạo tẻ 50g. Củ mài cạo vỏ, thái lát mỏng. Gạo tẻ vo sạch, nấu cháo cùng các dược liệu. Cháo được, thêm đường trắng vừa ăn. Tác dụng ích khí thông dương, hóa đàm trừ tê; thích hợp với người bệnh thống phong thể khí hư đàm trở do tỳ hư bất vận, đàm trọc nội sinh
7 - Bánh bạch giới, liên, sơn: Giới tử 5g, bột liên tử 100g, hoài sơn tươi 200g, trần bì 5g, hồng táo 200g. Hoài sơn cạo vỏ thái nhỏ; hồng táo bỏ hạt; trần bì thái sợi. Giới tử và trần bì giã nát, cho tiếp hoài sơn, hồng táo và bột liên tử, thêm ít nước trộn làm bánh; hấp chín. Ăn bữa sáng. Mỗi lần dùng 50-100g. Tác dụng ích khí hóa đàm thông tê, thích hợp với người bệnh thống phong thể tỳ vị khí hư, đàm trọc tê trở.
8. Thổ phục 30g. Sắc hãm uống. Dùng khi thống phong cấp (sưng, nóng, đỏ đau); hạ thấp acid uric máu.
9. Tỳ giải 30-60g, sắc hãm uống. Trị thống phong cấp và mạn; hạ thấp acid uric máu.
10. Kim tiền thảo 60-120g, sắc hãm uống. Trị thống phong mạn, hạ thấp acid uric máu.
11. Uy linh tiên 30-60g, sắc hãm uống. Trị thống phong mạn, hạ thấp acid uric máu.
12. Đậu tương 50g, đào nhân 15g, lõi bắp ngô 30g. Sắc uống.
13. Vỏ mướp 30g, ý dĩ 30g, gừng 6g. Sắc uống.
Phòng tránh cao răng và các bệnh liên quan Cao răng hay còn gọi là vôi răng là những mảng bám, cặn vụn thức ăn dư thừa bám dính ở thân răng và nướu răng. Cao răng bám trên bề mặt răng gây mất thâm mỹ, hôi miệng và cản trở vệ sinh răng miệng. Trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn này lên men đường trong thức...