Ai đang ‘gom’ cổ phiếu Eximbank?
Cổ phiếu EIB của Eximbank bất ngờ dẫn đầu nhóm ngân hàng với mức tăng gần 30% cùng với những giao dịch “sang tay” có giá trị lớn, vậy ai đang “gom” cổ phiếu này?
Sau những ngày giao dịch ảm đạm kéo dài cả năm 2018, kể từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều cổ phiếu ngân hàng lớn đã có sự phục hồi đáng kể như MBB, STB, BID, ACB, HDB, TCB, CTG…
Tuy nhiên, mức tăng giá của hầu hết các cổ phiếu nhóm này chỉ ở mức khiêm tốn. Chẳng hạn như cổ phiếu VCB, dù bức tranh kinh doanh sáng nhất trong nhóm ngân hàng cũng chỉ có mức tăng hơn 15%. Hay như MBB cũng chỉ tăng khoảng 13%. Đây đều là những cổ phiếu ngân hàng có kết quả kinh doanh và được đánh giá có chất lượng tài sản tốt nhất hệ thống ngân hàng hiện nay.
Đáng chú ý, gây bất ngờ với mức tăng giá cao nhất là cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Tiếp nối đà tăng từ đầu tháng 1/2019, cổ phiếu EIB đóng cửa phiên giao dịch 27/02 tại mức giá 17.900 đồng/cp, tăng 2,3% và nâng mức tăng giá kể từ đầu tháng 1/2019 đến nay lên 27,3%, vượt trội so với nhóm ngân hàng còn lại.
Cổ phiếu EIB dẫn đầu mức tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng từ đầu năm 2019
Đâu là nguyên nhân?
Nếu nhìn vào kết quả kinh doanh mà ngân hàng này đạt được trong năm 2018, sẽ rất khó để lý giải hiện tượng trên. Bởi với việc chi phí hoạt động và chi phí dự phòng tăng đột biến trong quý IV/2018, ngân hàng này đã ghi lỗ tới 309 tỷ đồng, kéo lợi nhuận trong năm 2018 giảm 19% so với năm trước đó.
Năm 2018, Eximbank đã phải trích lập tổng cộng 904 tỷ đồng dự phòng rủi ro. Trong đó, bao gồm trích bổ sung dự phòng trái phiếu đặc biệt VAMC theo Thông tư 08/2016 của Ngân hàng Nhà nước số tiền 514 tỷ đồng nhằm rút ngắn thời gian xử lý, tất toán các khoản nợ đã bán cho VAMC. Ngoài ra, trích bổ sung dự phòng khoản phải thu khó đòi liên quan đến 2 vụ việc tiền gửi là 390 tỷ đồng.
Một số nhà đầu tư kinh nghiệm cho biết, những giao dịch “sang tay” cùng với các mức giá ngày càng cao hơn cho thấy có hiện tượng nhà đầu tư lớn đang thu gom cổ phiếu EIB. Tuy nhiên, danh tính bên mua trong những giao dịch nói trên vẫn là ẩn số.
Có thể thấy, diễn biến tăng của cổ phiếu EIB được thiết lập từ sau khi Vietcombank bán ra 41,69 triệu cổ phiếu EIB trong 2 ngày 4/12 và 6/12/2018 nhằm đưa tỷ lệ sở hữu còn lại của Vietcombank tại Eximbank xuống dưới 5%.
Đồng thời, trong khoảng thời gian từ sau khi Vietcombank bán ra, cổ phiếu EIB của Eximbank xuất hiện nhiều giao dịch “sang tay” có giá trị hàng trăm tỷ đồng. Tính tổng lượng giao dịch “sang tay” kể từ tháng 12/2018 đến nay lên đến 3.155 tỷ đồng cho thấy quyết tâm của bên mua nhằm nắm số lớn cổ phần tại Eximbank là rất rõ ràng.
Video đang HOT
Ai đang gom cổ phiếu EIB?
Nhìn rộng hơn, các giao dịch “sang tay” cổ phiếu EIB không chỉ gần đây mà đã âm thầm diễn ra từ trước khi ĐHĐCĐ Eximbank diễn ra vào tháng 4/2018 kéo dài cho đến tháng 10/2018 trước khi tăng mạnh trong tháng 12/2018 đến nay.
Trong khi khối ngoại hầu như không có ý định gom cổ phiếu EIB với lượng mua bán khá cân nhau. Có thể thấy cuộc đua gom cổ phiếu EIB thuộc về các nhà đầu tư nội, kịch bản giao dịch của cổ phiếu EIB khá giống với những gì diễn ra năm 2016-2017, khi các nhóm cổ đông lớn đua nhau gom cổ phiếu EIB để tranh quyền kiểm soát ngân hàng này.
Cho đến nay, Eximbank vẫn đang được xem là ngân hàng “đại chúng” khi không có một cổ đông này sở hữu lượng cổ phần chi phối. Hiện Eximbank chỉ có duy nhất một cổ đông lớn nắm trên 5% vốn của ngân hàng là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) của Nhật. Hiện SMBC vẫn giữ nguyên 15% vốn Eximbank.
Nhưng thực tế, hiện vẫn còn 2 nhóm cổ đông nữa sở hữu lượng lớn cổ phiếu của Eximbank đó là nhóm từ Ngân hàng Nam Á và nhóm còn lại do bà Ngô Thu Thúy (CTCP Âu Lạc). Và sự tranh giành gắt gao quyền kiểm soát Eximbank và cuộc đua đưa người vào HĐQT Eximbank của các nhóm cổ đông lớn vẫn chưa bao giờ hết “ nóng”.
Trong khi nhóm bà Ngô Thu Thuý đến nay chưa công khai hoạt động gì mới ngoài 2 ghế thành viên HĐQT là ông Ngô Thanh Tùng và Lê Minh Quốc. Tháng 4/2018, Nam Á có đại diện đầu tiên trong HĐQT Eximbank khi bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức được bầu.
Theo điều lệ của ngân hàng, nhóm cổ đông sở hữu từ 10% đến dưới 20% tổng số cổ phần biểu quyết được đề cử tối đa 1 ứng viên. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm Nam Á có thể đã sở hữu hơn 10% trước đó.
Đến 3/8/2018, bà Lương Thị Cẩm Tú đã chi ra gần 200 tỷ đồng mua vào gần 13,8 triệu cổ phiếu EIB (tương ứng tỷ lệ 1,12% vốn).
Cùng với hàng loạt những giao dịch “sang tay” cổ phiếu EIB giá trị hàng ngàn tỷ đồng vẫn đang ẩn danh cho thấy một kịch bản khá tương đồng như những năm 2016-2017 – thời điểm mà cuộc chiến dành quyền kiểm soát Eximbank khốc liệt nhất cho thấy, nhiều khả năng nhân sự chủ chốt của Eximbank sẽ tiếp tục thay đổi trong kỳ ĐHĐCĐ năm 2019 sắp đến.
Đó cũng là lúc các nhà đầu tư đang ẩn danh gom cổ phiếu EIB trong thời gian qua sẽ lộ diện.
HUY NGUYÊN
Theo vtc.vn
Tin chứng khoán 18/10: Không nhà đầu tư nào muốn mua cổ phiếu EIB do Vietcombank chào bán
Phiên đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu EIB của Eximbank do Vietcombank sở hữu bị hủy do không nhà đầu tư nào đăng ký mua. Thị trường theo đó sẽ đón nhận nguồn cung cổ phiếu EIB lớn bởi Vietcombank sẽ đem bán khớp lệnh toàn bộ trên sàn HoSE.
Không nhà đầu tư nào muốn mua cổ phiếu Eximbank do Vietcombank chào bán
Tin chứng khoán: Đấu giá bất thành, Vietcombank sẽ bán 45,6 triệu cổ phiếu Eximbank trên sàn HoSE
Theo kế hoạch, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sở hữu vào ngày 22/10/2018.
Tuy nhiên, đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15 giờ 30 ngày 15/10/2018), không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá.
Theo quy định tại Điều 14 Quy chế bán đấu giá cổ phần của Eximbank do Vietcombank sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 602/QĐ-SGDHN ngày 21/09/2018 của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.
"Vì vậy, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trân trọng thông báo không tổ chức phiên đấu giá bán cổ phần của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam sở hữu vào ngày 22/10/2018", phía HNX cho biết.
Đấu giá bất thành là điều đã có thể dự báo trước bởi giá khởi điểm mà Vietcombank đưa ra là 14.497 đồng/cổ phiếu Eximbank, cao hơn 5% so với thị giá chốt phiên giao dịch ngày 15/10 (ngày đăng ký mua cuối cùng).
Căn cứ theo Nghị quyết phê duyệt chào bán ra công chúng vốn đầu tư của Vietcombank tại Eximbank, do cuộc đấu giá không thành công, Vietcombank sẽ tiếp tục thực hiện bán theo phương thức khớp lệnh trên sàn HoSE. Theo đó, giá đặt bán cổ phiếu Eximbank sẽ nằm trong biên độ giao dịch theo quy định tại ngày giao dịch và không thấp hơn giá định giá của đơn vị thẩm định giá độc lập.
Được biết, giá định giá của đơn vị thẩm định độc lập (Công ty Cổ phần Thẩm định giá Indochina) đưa ra 14.497 đồng/cổ phiếu Eximbank. Như vậy, Vietcombank sẽ bán 45,6 triệu cổ phiếu Eximbank trên sàn HoSE với giá không thấp hơn 14.497 đồng/cổ phiếu. Nếu cổ phiếu Eximbank giữ nền giá hiện tại, Vietcombank sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong công tác thoái vốn.
Trước đó, phiên đấu giá 53,4 triệu cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) do Vietcombank sở hữu cũng không thành công khi chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua 10.000 cổ phiếu. Tương tự, Vietcombank cũng sẽ bán trên sàn HoSE 53,39 triệu cổ phiếu MBB còn lại.
Thị trường chứng khoán, theo đó, sẽ đón nhận nguồn cung khá lớn đối với cổ phiếu EIB của Eximbank và cổ phiếu MBB của MB.
VN-Index tiếp tục thử thách ngưỡng cản 970 - 975 điểm
Phiên 17/10, TTCK Việt Nam tiếp nối đà phục hồi khi VN-Index tăng thêm 8,23 điểm ( 0,85%) lên 971,6 điểm. VN30-Index tăng 6,5 điểm ( 0,69%) lên 945,91 điểm.
Các chỉ số trên sàn HOSE giữ được đà tăng trong suốt phiên nhờ diễn biến biến tích cực ở hầu hết các cổ phiếu vốn hóa trụ cột như VHM, BID, MSN, VNM, TCB, VIC, VJC, VRE, SAB.
Dù tiếp tục tăng điểm, thị trường có dấu hiệu phân hóa hơn so với phiên liền trước. Điển hình ở nhóm ngân hàng, số mã tăng vẫn chiếm ưu thế, tuy nhiên hầu hết các mã đều đóng cửa ở mức gần thấp nhất trong phiên và ghi nhận một vài mã giảm như MBB, STB...
Ở nhóm dầu khí, GAS tăng 0,3%, trong khi PVD và PVS tăng lần lượt 4,6% và 3,9%. Ở nhóm chứng khoán, giao dịch tích cực nhất ghi nhận ở SSI và VND với mức tăng 1,5% và 3,8% nhờ cầu tốt ở mức giá xanh.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đánh giá, VN-Index đã có phiên giao dịch tăng điểm với cây nến ngày là nến giảm có thân nến ngắn và có bóng nến, đồng thời tạo khoảng trống với cây nến liền trước cho thấy chỉ số tăng điểm trong thế giằng co. Tâm lý thận trọng của nhà đầu tư thể hiện ở thanh khoản có tăng lên so với phiên liền trước nhưng thấp hơn so với mức nền khối lượng giao dịch tuần trước đó.
"Quá trình VN-Index thử thách ngưỡng cản 970-975 có thể chưa kết thúc và chỉ số sẽ phải tiếp tục thử thách ngưỡng cản này trong phiên tiếp theo để xác định xu hướng", SSI nhận định.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) thì cho hay, sau hai phiên tăng điểm liên tiếp, chỉ số đã tiến tới vùng kháng cự 970-975 điểm, áp lực bán có thể gia tăng trong các phiên kế tiếp
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Tin chứng khoán 20/9: Bán gần nửa vốn tại Eximbank, Vietcombank dự kiến lãi 400 tỷ Vietcombank sẽ bán đấu giá 45,6 triệu cổ phiếu EIB của Eximbank vào ngày 22/10 tới, dự kiến lãi 400 tỷ đồng. Nếu tính cả thương vụ đấu giá cổ phiếu MBB ngày 15/10, dự kiến tổng lãi Vietcombank thu được là trên 1.000 tỷ đồng. Bán gần nửa vốn tại Eximbank, Vietcombank dự kiến lãi 400 tỷ. Tin chứng khoán: Sau MB,...