Ai còn nguy cơ cao trước COVID-19 khi số ca nhiễm tăng?

Theo dõi VGT trên

Trước sự gia tăng của các biến thể phụ mới như Omicron BA.4, BA.5 tại Việt Nam, nhiều người dân lo lắng muốn biết những ai có nguy cơ cao trước các biến thể mới này? Những người có nguy cơ cao cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Ai còn nguy cơ cao trước COVID-19 khi số ca nhiễm tăng? - Hình 1

Việc sớm hoàn thành mũi 3 và 4 là rất quan trọng và cấp bách – Ảnh: DUYÊN PHAN

PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, chủ tịch Liên chi hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP.HCM, khẳng định vi rút SARS-CoV-2 không ngừng biến đổi.

Từ các dòng Vũ Hán, Alpha, BetaDelta đã từng gây nhiễm bệnh hàng loạt trên toàn cầu, biến thể mới đang lưu hành trội hiện nay là Omicron BA.4 và BA.5. Biến thể BA.2.74 và BA.2.12.1 cũng đã xuất hiện.

Dịch vẫn phức tạp và đang tăng trở lại

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 8-9 của Bộ Y tế cho biết có 3.191 ca mắc mới COVID-19. Đáng lo ngại là số ca nặng cần phải thở máy, điều trị tích cực cũng gia tăng.

Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh ung thư, các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát, HIV tiến triển hoặc không điều trị, những người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, có các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính, đái tháo đường, béo phì có thể có nguy cơ cao nhiễm bệnh, diễn tiến nặng, nhập viện và thậm chí t.ử v.ong trước SARS-CoV-2.

Lý giải điều này, PGS Tuyết Lan cho rằng với hệ miễn dịch suy giảm, khả năng t.iêu d.iệt vi rút của cơ thể sẽ không hữu hiệu. Bệnh nhân dễ mắc COVID-19 hơn, bệnh dễ tiến triển nặng hơn, phải nhập viện, phải dùng các biện pháp can thiệp trong khoa chăm sóc đặc biệt như thở oxy lưu lượng cao, thở máy, thở máy xâm lấn, lọc m.áu, thậm chí ECMO, nên có nguy cơ t.ử v.ong cao hơn.

Theo PGS Lê Thị Tuyết Lan, sau 3 tháng tiêm đủ 2 mũi, hiệu quả bảo vệ của vắc xin sẽ giảm dần chỉ còn 51%. Sau 4-5 tháng có thể chỉ còn 10-20%.

Video đang HOT

Do vậy việc sớm hoàn thành mũi 3 và 4 là rất quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, do hệ thống miễn dịch bị suy giảm ở các nhóm nêu trên, nên ngoài việc tiêm đầy đủ 4 mũi vắc xin, các đối tượng này nếu thuộc chỉ định có thể được bảo vệ thêm bằng cách tiêm các kháng thể đơn dòng có sẵn để chống lại SARS-CoV-2. Kháng thể đơn dòng không thay thế vắc xin mà hỗ trợ thêm vắc xin trong việc phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2.

Sai lầm “đằng nào mình cũng mắc COVID-19″

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến – trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, biến thế mới BA.5 đã xuất hiện ở Việt Nam, do đó cần phải cảnh giác vì biến thể mới này có thể gây bùng phát một đợt dịch mới, như đã xảy ra gần đây ở nhiều quốc gia khác.

Theo cơ chế tự nhiên, các kháng thể không tồn tại vĩnh viễn. Do vậy, cơ thể cần được bổ sung những mũi tiêm nhắc lại để có sức đề kháng tốt hơn, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm. Hiện nay Bộ Y tế cũng đang tích cực đẩy mạnh tiêm chủng những mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) để củng cố khả năng miễn dịch trong cộng đồng.

“Nhiều người chủ quan cho rằng đã mắc COVID-19 sau khi điều trị khỏi thì sẽ không mắc lại nữa. Do vậy với tâm lý ‘đằng nào cũng mắc’, họ không những không phòng tránh mà thậm chí còn chủ động để bị lây nhiễm. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm”, PGS Bạch Yến nhận định.

Ai còn nguy cơ cao trước COVID-19 khi số ca nhiễm tăng? - Hình 2

Hậu COVID-19 với những ảnh hưởng lên nhiều cơ quan cũng là một vấn đề quan trọng cần phòng tránh. Trong ảnh: bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 thăm khám cho bệnh nhân hậu COVID-19 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Theo PGS Yến, thực tế có những người mắc COVID-19 nhiều lần. Ngoài việc bản thân bị mắc bệnh, còn có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, đặc biệt là những đối tượng yếu thế như t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi không được tiêm phòng hoặc người lớn t.uổi có bệnh lý nền có nguy cơ biến chứng nặng khi mắc COVID-19. Do vậy, việc tiêm mũi nhắc lại là vô cùng cần thiết.

Hậu COVID-19 với những ảnh hưởng lên nhiều cơ quan cũng là một vấn đề quan trọng cần phòng tránh. Những đối tượng có nguy cơ cao, bị suy giảm miễn dịch nên bổ sung kháng thể đơn dòng, theo cơ chế miễn dịch thụ động, để có thêm một hàng rào bảo vệ sức khỏe.

Việc tiêm kháng thể đơn dòng phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có một loại kháng thể đơn dòng đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam và chỉ định cho đối tượng từ 12 t.uổi trở lên, có cân nặng từ 40kg trở lên, bị suy giảm miễn dịch vừa đến nặng, hoặc không thể tiêm các loại vắc xin phòng COVID-19 khác.

Kháng thể đơn dòng không thay thế vắc xin mà hỗ trợ thêm vắc xin trong việc phòng ngừa nhiễm SARS-CoV-2 cho những nhóm dân số cần thêm sự bảo vệ.

Những người có hệ thống miễn dịch suy giảm thường là các bệnh nhân ung thư điều trị hóa/xạ, bệnh nhân đang sử dụng những thuốc ức chế hệ miễn dịch như corticoid liều cao dài ngày, bệnh nhân ghép tạng….

Do tình trạng bệnh hoặc phương pháp điều trị đang sử dụng mà hệ miễn dịch của họ bị suy yếu, nên dù được tiêm vắc xin cũng khó đáp ứng đầy đủ.

Theo PGS Tuyết Lan, trong bối cảnh hiện nay, WHO cũng như Việt Nam vẫn chưa công bố chấm dứt đại dịch, thậm chí còn có nguy cơ bùng dịch trở lại nên để phòng chống dịch bệnh người dân vẫn nên tuân thủ V-2K (vắc xin, khử khuẩn, khẩu trang) và không nên ngần ngại tiêm mũi 3-4.

Ngoài ra, người dân cũng nên lưu ý việc ăn uống đầy đủ các chất giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bổ sung nhiều vitamin C từ cam, chanh, quýt, bưởi, nhiều vitamin A từ các rau củ xanh đậm, vàng đậm, đỏ, nhiều omega 3 từ cá thu, cá hồi; nhiều đạm từ sữa, trứng, thịt, tập luyện 30 phút mỗi ngày với cường độ phù hợp, phơi nắng trước 8h sáng.

Giấc ngủ cũng rất quan trọng cho hệ miễn dịch, nên ngủ từ 22 giờ, ngủ từ 7-8 tiếng một đêm. Bên cạnh đó, giữ cho trạng thái tinh thần yên tĩnh cũng rất cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Mũi 3 vaccine AstraZeneca tăng kháng thể ở người tiêm các loại khác nhau

Dù trước đó tiêm bất cứ loại vaccine nào, việc tiêm mũi 3 tăng cường vaccine Covid-19 của AstraZeneca giúp tăng phản ứng kháng thể chống lại các biến thể, bao gồm cả Omicron.

Kết quả khả quan từ phân tích sơ bộ của một thử nghiệm nghiên cứu về khả năng sinh miễn dịch và tính an toàn của vaccine (có tên D7220C00001) cho thấy việc sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca, còn có tên là Vaxzevria làm mũi tiêm thứ ba tăng cường, giúp tăng đáp ứng miễn dịch chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Beta, Delta, Alpha và Gamma.

Đồng thời, một phân tích riêng biệt của các mẫu lấy từ thử nghiệm này cho thấy đáp ứng kháng thể đối với biến thể Omicron cũng được tăng cường.

Kết quả được ghi nhận ở những người trước đó đã tiêm Vaxzevria hoặc vaccine mRNA.

Mũi 3 vaccine AstraZeneca tăng kháng thể ở người tiêm các loại khác nhau - Hình 1

Tiêm liều tăng cường mũi 3 vaccine Covid-19 AstraZeneca cho thấy tăng phản ứng kháng thể, dù trước đó tiêm bất cứ loại vaccine Covid-19 nào. (Ảnh minh họa: Tố Linh).

Bên cạnh đó, một thử nghiệm pha IV, được công bố dưới dạng bản in trước trên tạp chí khoa học The Lancet, cho thấy việc tiêm mũi thứ ba sử dụng Vaxzevria giúp tăng đáng kể nồng độ kháng thể ở những người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine CoronaVac của Sinovac Biotech.

AstraZeneca cho biết, những dữ liệu này củng cố thêm những bằng chứng cho thấy hiệu quả của việc sử dụng Vaxzevria làm liều tiêm thứ ba tăng cường, bất kể trước đó tiêm liệu trình cơ bản bằng loại vaccine nào.

Ông Mene Pangalos, Phó Chủ tịch Điều hành BioPharmaceuticals R&D thuộc AstraZeneca, cho biết: " Vaxzevria đã giúp bảo vệ hàng trăm triệu người trên thế giới trước đại dịch Covid-19. Các dữ liệu trên cho thấy vaccine này giữ vai trò quan trọng trong việc dùng làm mũi tiêm thứ ba tăng cường, kể cả khi trước đó người dân đã tiêm các loại vaccine khác. Trong bối cảnh cấp bách hiện tại của đại dịch, cũng như với khả năng tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại biến thể Omicron của Vaxzevria, chúng tôi sẽ tiếp tục đệ trình hồ sơ lên các cơ quan quản lý trên thế giới để sử dụng vaccine này làm mũi tiêm thứ ba tăng cường."

Giáo sư Andrew J Pollard, nhà nghiên cứu chính và trưởng nhóm nghiên cứu Oxford Vaccine Group, Đại học Oxford, cho biết: "Những nghiên cứu quan trọng này chứng minh rằng việc sử dụng vaccine Vaxzevria làm mũi tiêm thứ ba sau liệu trình tiêm hai liều vaccine cùng loại, hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine bất hoạt, đều giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch chống lại Covid-19. Vaccine Oxford-AstraZeneca là một lựa chọn phù hợp để tăng miễn dịch cộng đồng tại những quốc gia đang cân nhắc chương trình tiêm mũi tăng cường, góp phần củng cố thêm hiệu quả bảo vệ đã được minh chứng với hai liều tiêm trước đó."

Đến nay, vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được cấp phép có điều kiện hoặc sử dụng khẩn cấp ở hơn 90 quốc gia và nằm trong Danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, giúp đẩy nhanh tiếp cận cho 144 quốc gia thông qua Cơ chế COVAX.

Tại Việt Nam, vaccine Covid-19 của AstraZeneca đã được sử dụng làm mũi tiêm thứ ba tăng cường từ đầu tháng 12/2021.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
Tiết lợn luộc ngon, bổ nhưng đại kỵ với nhóm người này
09:23:49 23/09/2024
Phát hiện sinh vật có thể lây bệnh ung thư
19:40:05 23/09/2024
Loại rau được coi bẩn nhất chợ nhưng cực tốt cho sức khỏe
11:16:14 22/09/2024
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
11:36:04 22/09/2024
4 thực phẩm và các huyệt đạo giúp dưỡng phế trong 'gió lạnh đầu mùa'
09:11:25 23/09/2024
Cách dùng thuốc cấp cứu cơn đau thắt ngực do thiếu m.áu cơ tim tại nhà
20:17:36 23/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024
Top 1 phòng vé nhưng Cám càng xem càng khó hiểu, đến đoạn kết là khán giả buông xuôi!
06:41:30 24/09/2024
Con bị sốt tôi hối hả chạy về chăm, nào ngờ vừa đến cửa đã nghe chị giúp việc tiết lộ bí mật kinh hoàng
07:40:06 24/09/2024

Tin mới nhất

Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho c.hết não

08:23:48 24/09/2024
Đầu tháng 4/2024, anh Hạnh nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện thông báo có phổi hiến từ người cho c.hết não ở Bệnh viện Việt Đức. Anh lập tức đưa vợ ra Hà Nội, các xét nghiệm phù hợp, chị Hiền được ghép lá phổi mới hôm 3/4.

Bộ Y tế hướng dẫn nguyên tắc phòng chống bệnh trong mùa mưa lũ

06:08:10 24/09/2024
Đối với các bệnh ngoài da như: nấm chân, tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt... người dân không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn.

Ai nên hạn chế uống trà đá?

06:02:05 24/09/2024
Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu m.áu, đặc biệt ở những người đã có nguy cơ thiếu sắt, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m và người ăn chay.

Những ai không nên uống nước lá ổi?

05:52:09 24/09/2024
Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, xương khớp và các bệnh liên quan đến thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nước lá ổi.

Mắc cúm khi mang thai nguy hiểm thế nào?

05:50:07 24/09/2024
Mặc dù bà bầu bị cúm rất nguy hiểm đối với thai nhi nhưng không phải mẹ bầu nào bị cúm khi mang thai thì con cũng bị ảnh hưởng. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của cúm hãy đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp mới đo mỡ nội tạng

05:43:59 24/09/2024
Để đo mỡ VAT đ.ánh giá rủi ro đòi hỏi phải phẫu thuật xâm lấn. Các nhà khoa học đến từ Đại học Ben-Gurion (BGU) của Israel đã tìm ra phương pháp giống như sinh thiết lỏng thay cho phẫu thuật.

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

05:42:03 24/09/2024
Tương tự sầu riêng, mít cũng là loại trái cây có hàm lượng đường cao người bị đái tháo đường cần hạn chế. Hàm lượng đường có trong mít hay sầu riêng được nghiên cứu là tương đương với bát cơm trắng hay 1 lon cocacola.

Món ăn, bài thuốc từ củ dong riềng đỏ

20:12:33 23/09/2024
Ngoài ra, nó còn được áp dụng trong các bài thuốc truyền thống để chữa trị nhiều loại bệnh. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn và bài thuốc phổ biến từ củ dong riềng đỏ, cùng với những tác dụng của chúng đối với sức khỏe.

B.é t.rai hơn 2 t.uổi nuốt mảnh kim loại 'siêu to' vào bụng

20:07:32 23/09/2024
Sau khi nuốt mảnh kim loại, bé T. được người nhà nhanh chóng đưa vào Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long cấp cứu trong tình trạng nôn liên tục và khó chịu ở cổ họng.

Quả đu đủ có một phần 'nhỏ nhưng có võ', người Việt cũng bỏ đi mà không biết

09:30:44 23/09/2024
Không chỉ vậy, hạt đu đủ còn chứa carpaine, một loại alkaloid có khả năng t.iêu d.iệt ký sinh trùng lặp đường rừng. Điều này giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây tổn hại, duy trì sự cân bằng và sức khỏe cho hệ vi sinh vật đường l...

Câu hỏi thường gặp liên quan đến viêm đại tràng

08:32:41 23/09/2024
Nguyên tắc điều trị viêm đại tràng càng sớm càng tốt, tùy theo nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp. Thông thường điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp. Điều trị cụ thể:

Ăn trứng có thể giúp não bạn nhạy bén hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

11:13:58 22/09/2024
Kết quả cho thấy nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều trứng hơn phụ nữ, với một số người ăn từ hai đến bốn lần mỗi tuần, trong khi một số khác ăn hơn năm lần.

Có thể bạn quan tâm

Xóa tư cách Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk đối với ông Doãn Hữu Long

Pháp luật

08:28:02 24/09/2024
Ông Doãn Hữu Long, cựu Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, vướng vòng lao lý do để xảy ra nhiều sai phạm và bị khai trừ ra khỏi Đảng. Ông Long bị kỷ luật xóa tư cách giám đốc sở này.

Chồng cần khoản t.iền lớn làm ăn, tôi sụp đổ khi biết anh ta đã ném sạch t.iền cho ai

Góc tâm tình

08:25:34 24/09/2024
Khi sự việc bại lộ, chồng tôi đã không nhận ra sai lầm của mình còn thách thức vợ l.y h.ôn. Tôi năm nay 36 t.uổi, đã kết hôn được 11 năm, hiện tại hai vợ chồng tôi đã có với nhau hai đứa con.

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

Thế giới

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .